Chương 2 Nghị định 06/2011/NĐ-CP .: Cơ sở chăm sóc người cao tuổi
Số hiệu: | 06/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/01/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2011 |
Ngày công báo: | 28/01/2011 | Số công báo: | Từ số 71 đến số 72 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Người cao tuổi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Điều kiện, thủ tục thành lập và giải thể cơ sở chăm sóc người cao tuổi quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 20 Luật Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về loại hình tổ chức đó.
3. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 20 Luật Người cao tuổi chỉ được phép hoạt động sau khi được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
Cơ sở chăm sóc người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Người đứng đầu cơ sở phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
3. Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người cao tuổi đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
4. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi có nội dung chính sau đây:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
c) Phạm vi, nội dung dịch vụ cung cấp của cơ sở.
2. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi chỉ được hoạt động theo nội dung ghi trong giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép.
4. Khi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở được cấp lại giấy phép.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở chính đặt tại địa phương;
b) Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập có trụ sở chính đặt tại địa phương;
c) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các cơ sở khác do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có trụ sở chính tại địa phương.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi của cơ sở;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở.
c) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;
b) Giấy tờ chứng minh bị mất, bị hư hỏng giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi;
c) Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ.
1. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở chăm sóc người cao tuổi lập hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
2. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở chăm sóc người cao tuổi lập hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
3. Trong trường hợp hồ sơ của cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo cho cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ.
4. Trường hợp cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo cho cơ sở lý do không đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
1. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi trong quá trình hoạt động không bảo đảm đủ điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này thì bị tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi bảo đảm đủ điều kiện hoạt động.
2. Giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động được cấp cho cơ sở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của pháp luật;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi nhưng cơ sở không hoạt động;
c) Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động;
d) Hết thời hạn tạm đình chỉ mà cơ sở vẫn không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định;
đ) Cơ sở vi phạm bị xử phạt hành chính ba (03) lần trong 12 tháng;
e) Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở bị giải thể, phá sản mà cơ sở đó không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi của người cao tuổi khi cơ sở bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
1. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi do mình cấp.
2. Trường hợp phát hiện cơ sở không còn bảo đảm các điều kiện quy định, tùy theo tính chất, mức độ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động chăm sóc người cao tuổi theo quy định trong giấy phép do mình cấp
Tổ chức, cá nhân đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
ELDERLY-CARETAKING ESTABLISHMENTS
Article 8. Establishment, operation and dissolution of elderly-caretaking establishments
1. The conditions and procedures for establishment, organization, operation and dissolution of social relief establishments defined at Point a. Clause 2. Article 20 of the Law on the Elderly comply with the Government's Decree No. 68/2008/ND-CP of May 30. 2008, defining the conditions and procedures for establishment, organization, operation and dissolution of social relief establishments.
2. The conditions and procedures for establishment and dissolution of elderly-caretaking establishments defined at Points b and c. Clause 2. Article 20 of the Law on the Elderly comply with the law on such type of organizations.
3. The elderly-caretaking establishments defined at Points b and c, Clause 2, Article 20 of the Law on the Elderly may operate only after they obtain permits for elderly-caretaking operations.
Article 9. Conditions for obtaining permits for elderly-caretaking operations
An elderly-caretaking establishment defined in Clause 2. Article 8 of this Decree may obtain a permit for elderly-caretaking operations when it fully satisfies the following conditions:
1. It is lawfully established.
2. Its head meets the conditions defined in Clause .Article 1 of this Decree;
3. It has employees to directly counsel or lake care of the elderly, who satisfy the requirements set in Clause 1. Article 1 of this Decree;
4. It meets the conditions on environment, physical foundations and care-taking as well as nurturing standards defined in Articles 10. 11 and 12 of the Government's Decree No. 68/ 2008/ND-CP of May 30. 2008, defining the conditions and procedures for the establishment, organization, operation and dissolution of social relief establishments.
Article 10. Permits for elderly-caretaking operations
1. A permit for elderly-caretaking operations has the following principal contents:
a/ Name, head office, telephone number and fax number of the establishment;
b/ Full name of the establishment head;
c/ Scope and contents of services provided by the establishment.
2. An elderly-caretaking establishment must only operate in accordance with the contents written in its operation permit.
3. When changing its name, head office, head or scope or contents of services provided, it must carry out procedures for modification of its permit; in case of change of form of organization, division, separation, merger or consolidation, it must carry out procedures to apply for a permit.
4. If its operation permit is lost or damaged, the establishment may obtain a new one.
Article 11. Competence to grant, suspend and withdraw permits for elderly-caretaking operations
1. Provincial-level Departments of Labor. War Invalids and Social Affairs may grant elderly-caretaking operation permits to the following:
a/ Establishments of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or central bodies of socio-political organizations, social organizations or socio-professional organizations, with their head offices located in the localities;
b/ Establishments set up by foreign organizations or individuals with their head offices located in the localities;
c/ Establishments set up by provincial-level agencies or organizations.
2. District-level Sections of Labor, War Invalids and Social Affairs may grant elderly-caretaking operation permits to other establishments set up by domestic organizations or individuals, which do not fall into the cases defined in Clause 1 of this Article and have their head offices based in the localities.
3. Agencies competent to grant elderly-caretaking operation permits may re-grant, modify, suspend or withdraw such permits.
Article 12. Dossiers of application for elderly-caretaking operation permits
1. A dossier of application for an elderly-caretaking operation permit comprises:
a/ The establishment's written application for an elderly-caretaking operation permit;
b/ Copy of the establishment decision or business registration certificate of the organization or individual that has set up the establishment;
c/ Papers proving full satisfaction of the conditions defined in Article 9 of this Decree.
2. A dossier of application for adjustment or re-grant of an elderly-caretaking operation permit comprises:
a/ A written application for permit modification or re-grant;
b/ Papers evidencing that the elderly-caretaking operation permit was lost or damaged:
c/ Papers showing the alteration of the name, head office, establishment head, scope or contents of services provided.
Article 13. Order and procedures for granting elderly-caretaking operation permits
1. The order and procedures for the grant, re-grant and modification of operation permits by provincial-level Departments of Labor, War Invalids and Social Services comply with the following regulations:
a/ The prospective elderly-caretaking establishment compiles and sends a dossier to the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b/ Within 15 working days after receiving a complete valid dossier, the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall grant, re grant or modify the operation permit.
2. The order and procedures for the grant, re-grant and modification of operation permits by district-level Sections of Labor, War Invalids and Social Affairs comply with the following regulations:
a/ The prospective elderly-caretaking establishment compiles and sends a dossier to the district-level Section of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b/ Within 10 working days alter receiving a complete valid dossier, the district-level .Section of Labor. War Invalids and Social Affairs shall grant, re-grant or modify the operation permit.
3. If a dossier of application for an operation permit is incomplete or invalid, the permit-granting agency shall, within three working days, notify the applicant thereof for dossier completion.
4. If the applicant is ineligible for a permit, the permit-granting agency shall, within five working days, notify the applicant of the reason for its ineligibility.
Article 14. Suspension and withdrawal of elderly-caretaking operation permits
1. Elderly-caretaking establishments which, in the course of operation, fail to fully meet the conditions defined in Article 9 of this Decree, shall be suspended from operation until the operation conditions are fully met.
2. The elderly- caretaking operation permit may be withdrawn in the following cases:
a/ It is granted to the establishment ultra vires or in contravention of law:
b/ The establishment does not operate within 12 months after obtaining the permit;
c/ The establishment changes its operation purposes;
d/ The establishment still fails to fully meet the prescribed conditions after the suspension duration terminates;
e/ The establishment commits violations and is administratively sanctioned three limes within 12 months;
f/ The organization or individual that has set up the establishment dissolves or goes bankrupt while such establishment does not satisfy the law-established operation conditions.
3. Elderly-caretaking establishments are obliged to deal with the elderly's interests when they are suspended from operation or have their operation permits withdrawn.
Article 15. Liability to suspend and withdraw permits for elderly-caretaking operations
1. When detecting cases defined in Clause 2. Article 14 of this Decree, provincial-level Departments of Labor. War invalids and Social Affairs or district-level Sections of Labor. War Invalids and Social Affairs shall withdraw the elderly -caretaking operation permits they have respectively granted.
2. If establishments are detected to no longer meet the prescribed conditions, provincial-level Departments or district-level Sections of Labor. War Invalids and Social Affairs shall, depending on the nature and severity of violations, issue decisions on partial or full suspension from elderly-caretaking operations for given periods of time under the permits they have respectively granted.
Article 16. Incentive policies for investment in the construction of elderly-caretaking establishments
Investors of construction of elderly-caretaking establishments arc entitled to incentive policies under the Government's Decree No. 69/200S/ND-CP of May 30, 2008, on incentive policies for socialization of educational, vocational training, healthcare, cultural, sports and environmental activities.