Chương VI Luật Trợ giúp pháp lý 2017: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với hoạt động trợ giúp pháp lý
Số hiệu: | 11/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/07/2017 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý từ ngày 01/01/2018
Đây là nội dung mới nổi bật được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2017 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).
Theo đó, ngoài những đối tượng được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2006, người được trợ giúp pháp lý còn bao gồm:
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện;
c) Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý;
d) Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý;
e) Tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
g) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý;
h) Tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; bảo đảm các điều kiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Luật này trong hệ thống các cơ quan trực thuộc.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc liên quan đến công dân, nếu công dân thuộc diện người được trợ giúp pháp lý, cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư theo quy định của Luật này.
2. Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư theo quy định của Luật này.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN LEGAL AID SERVICES
Article 40. Responsibilities of state management of legal aid
1. The Government shall perform the uniform state management of legal aid.
2. The Ministry of Justice is the focal point to assist the Government in performing the State management of legal aid and has the following tasks and powers:
a) Take charge, elaborate and promulgate or request competent authorities to promulgate legal documents on legal aid;
b) Elaborate, promulgate or request competent authorities to promulgate strategies and plans on the development of legal aid services and organize the implementation of these strategies and plans;
c) Promulgate regulations on professional guidance and specimen papers on legal aid service; criteria for defining complex, typical legal aid-related cases; make reports and statistics on legal aid service;
d) Guide, organize and follow the implementation of legal documents on legal aid.
dd) Organize training in legal aid knowledge and skills for legal aid-providing persons;
e) Organize the communication on legal aid and the appraisal, evaluation of the quality of legal aid services;
g) Examine and inspect the provision of legal aid service; reward, discipline and handle violations in legal aid services;
h) Receive support and contributions from organizations and individuals for legal aid;
i) Implement international cooperation in legal aid.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of legal aid.
4. Provincial People’s Committees shall, within their scope of tasks and powers, perform the state management of legal aid at their provinces, ensure working conditions for state legal aid centers.
Article 41. Responsibilities of agencies related to legal aid services in legal proceedings
1. The Supreme People’s Court, People’s Supreme Procuracy, Ministry of Public Security and Ministry of National Defense shall organize the implementation of this Law in their affiliated agencies.
2. Within their scope of tasks and powers, the presiding agency shall cooperate and create favorable conditions for legally-aided persons entitled to receive legal aid services, create favorable conditions for legal aid-providing persons to participate in legal proceedings according to regulations.
Article 42. Responsibilities of relevant state agencies
In the course of handling cases related to citizens, if the citizens are legally-aided persons, state agencies shall explain the right to receive legal aid service and recommend legal aid-providing organizations to them.
Article 43. Responsibilities of socio-professional organizations of lawyers
1. The Vietnam Bar Federation shall cooperate with the Ministry of Justice in managing and supervising the provision of legal aid services by lawyers and law-practicing organizations in accordance with this Law.
2. Bar Federations of centrally-affiliated cities and provinces shall cooperate with the Department of Justice to manage and supervise the provision of legal aid services by lawyers and law-practicing organizations in accordance with this Law.
Article 44. Responsibilities of agency directly supervising the legal counseling organizations
The agency directly supervising the legal counseling organizations shall cooperate with competent state management agencies in providing legal aid in managing and supervising by legal consulting firms and legal consultants in accordance with this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực