Chương II Luật Trợ giúp pháp lý 2017: Người được trợ giúp pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý
Số hiệu: | 11/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/07/2017 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý từ ngày 01/01/2018
Đây là nội dung mới nổi bật được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2017 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).
Theo đó, ngoài những đối tượng được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2006, người được trợ giúp pháp lý còn bao gồm:
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
2. Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
LEGALLY-AIDED PERSONS, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF LEGALLY-AIDED PERSONS
Article 7. Legally-aided persons
1. People with meritorious services to the revolution.
2. People in poor households.
3. Children.
4. Ethnic minority people permanently residing in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions.
5. Accused persons from 16 years old to under 18 years old.
6. Accused persons in near-poor households.
7. People in one of the following cases having financial difficulties:
a) Blood parents, spouses and children of patriotic martyrs; persons having merits in nurturing young patriotic martyrs;
b) People infected with dioxin;
c) Elderly people;
d) Disabled people;
dd) Victims in criminal prosecutions from 16 years old to under 18 years old;
e) Victims in family domestic violence cases;
g) Victims of human trafficking cases as specified in the Law on human trafficking prevention and combat;
h) HIV-positive people.
The Government shall stipulate in detail the financial difficulties of legally-aided persons in this clause in accordance with the socio-economic conditions.
Article 8. Rights of legally-aided persons
1. Have the right to receive legal aid services without paying fees, economic benefits or other benefits.
2. Request legal aid by themselves or via their relatives, agencies, competent procedural authorities or other agencies, organizations and individuals.
3. Be informed about the right to receive legal aid services, order and procedures of legal aid when going to a legal aid-providing organization and concerned regulatory agencies.
4. Request confidentiality of contents of legal aid-related cases.
5. Select one local legal aid-providing organization and person on the list published; request for change of legal aid-providing person when he/she falls into one of the cases specified in Clause 1 and 2, Article 25 of this Law.
6. Modify or withdraw legal aid requests.
7. Be entitled to damages in accordance with law.
8. Lodge complaints or denunciations about legal aid in accordance with this Law and other relevant Law.
Article 9. Obligations of legally-aided persons
1. Supply papers proving their eligibility for legal aid.
2. Cooperate, provide sufficient, timely information, documents and evidences in respect of legal aid-related cases and be responsible for the accuracy of these information, documents and evidences.
3. Respect legal aid-providing organizations, legal aid-providing persons and other agencies, organizations and individuals involved in legal aid-related cases.
4. Do not request another legal aid-providing organization to provide legal aid for the case for which another legal aid-providing organization is providing legal aid.
5. Comply with the Law on Legal aid and rules of places of legal aid provision.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực