Chương V Luật Trợ giúp pháp lý 2017: Phạm vi, lĩnh vực, hình thức và hoạt động trợ giúp pháp lý
Số hiệu: | 11/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/07/2017 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;
b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;
c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.
2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.
3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.
1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Tham gia tố tụng;
b) Tư vấn pháp luật;
c) Đại diện ngoài tố tụng.
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí nơi tiếp người được trợ giúp pháp lý tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tại địa điểm khác ngoài trụ sở của tổ chức bảo đảm điều kiện để việc trình bày yêu cầu được dễ dàng, thuận lợi.
2. Tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải niêm yết lịch tiếp, nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý.
1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;
b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
1. Yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 7 và phù hợp với quy định của Luật này.
2. Người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;
c) Người được trợ giúp pháp lý đã chết;
d) Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.
4. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp đến ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng.
2. Khi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người được trợ giúp pháp lý là người bị bắt, người bị tạm giữ yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm thụ lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, người bị hại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương. Ngay sau khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm thụ lý theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này và cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng.
4. Việc cử người tham gia tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý.
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.
Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.
1. Trường hợp cần xác minh các tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thụ lý vụ việc yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nơi cần xác minh phối hợp thực hiện. Yêu cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời hạn trả lời.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được yêu cầu xác minh có trách nhiệm thực hiện xác minh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và gửi kết quả bằng văn bản kèm theo giấy tờ, tài liệu có liên quan cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý yêu cầu; trường hợp không thể xác minh được nội dung theo yêu cầu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và giấy tờ, tài liệu có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
1. Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 của Luật này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho người có yêu cầu biết.
2. Trường hợp không đủ nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương và thông báo cho người có yêu cầu biết.
1. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan nhận được kiến nghị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà cơ quan nhận được kiến nghị không trả lời thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó xem xét, giải quyết.
1. Vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này;
b) Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này;
c) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
2. Trường hợp không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.
3. Trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện mà người được trợ giúp pháp lý không còn đáp ứng quy định tại Điều 7 của Luật này thì vụ việc được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc.
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm có:
a) Các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này;
b) Các văn bản, giấy tờ liên quan và kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý phải được thống kê, đánh số thứ tự, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ điện tử của từng vụ việc trợ giúp pháp lý được số hóa, cập nhật vào hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu về trợ giúp pháp lý.
LEGAL AID SCOPE, FIELD, FORM AND SERVICE
Article 26. Scope of legal aid service
1. State legal aid center shall provide legal aid services in the following cases:
a) Legally-aided persons residing at the province;
b) Legal aid-related cases at the province;
b) Legal aid-related cases requested by competent central authorities.
2. Organizations signing contracts to provide legal aid services shall provide legal aid services within the contract.
3. Organizations registering to support legal aid services shall provide legal aid services within the registered contents.
Article 27. Areas and forms of legal aid delivery
1. Legal aid shall be provided in the areas of law, except for business and trade sector.
2. Legal aid forms include:
a) Participation in legal proceedings;
b) Legal consultancy;
c) Extrajudicial representation.
Article 28. Places for reception of legally-aided persons
1. Legal aid-providing organizations shall arrange places for reception of legally-aided persons at the headquarter of such organization or locations other than headquarter which are convenient for legally-aided persons to express their requests.
2. Headquarters of legal aid-providing organizations must post the timetable and internal rules on reception of legally-aided persons.
1. When requesting legal aid, the legally-aided person must submit a set of application to the legal aid-providing organization, including:
a) Legal aid written application form;
b) Papers proving their eligibility for legal aid;
c) Papers and documents related to the legal aid-related case.
2. The application for legal aid services shall be submitted as follows:
a) If the application is submitted directly at the headquarter of the legal aid-providing organization, legally-aided person shall submit the papers and documents specified in Point a and c, Clause 1 of this Article; present the original copy or submit the certified true copy proving that he/she is the legally-aided person.
If a legally-aided person cannot write a request by himself/herself, the legal aid-providing person shall fill in the request form, give it to the legally-aided person for reading or read it to the legally-aided person and asks him/her to sign or press his/her fingerprint on the filled-in form;
b) If the application is sent by post, the legally-aided person shall submit the papers and documents specified in Point a and c Clause 1 of this Article, the certified true copy proving that he/she is the legally-aided person;
c) If the application is submitted via fax or an electronic form, when meeting the legal aid-providing persons, the legally-aided person must present the original copy or submit the certified true copy proving that he/she is the legally-aided person.
Article 30. Acceptance of legal aid-related cases
1. The legal aid request shall only be accepted when there are specific cases directly related to the lawful rights and interests of legally-aided persons specified in Article 7 and in accordance with this Law.
2. Those who receive written requests for legal aid shall check their contents related to legal aid and immediately reply to the legally-aided person whether the dossiers are eligible for acceptance or needed supplement.
3. Legal aid-providing organization must refuse and clearly state the reasons in writing to the requesters in the following cases:
a) Legal aid request fails to satisfy one of the conditions prescribed in Clause 1 this Article;
b) Legal aid request contains illegal contents;
c) The legally-aided person has already passed away;
d) The case for which another legal aid-providing organization is providing legal aid.
4. In cases the requester could not provide sufficient documents as specified in Clause 1 Article 29 hereof but need legal aid right away due to the fact that the legal aid-related cases were about to be expired or the trial day is approaching, the presiding agency transfer legal aid requests to legal aid-providing organizations or for the purpose of avoiding damaging the lawful rights and interests of legally-aided persons, the recipient shall notice the head of the legal aid-providing organization and accept immediately, at the same time guide the requesters to provide additionally necessary documentation.
Article 31. Participation in legal proceedings
1. Legal aid assistants, lawyers providing legal aid shall participate in legal proceedings in the capacity of defenders or protectors of legally-aided persons’ lawful rights and interests in accordance with this Law and the Law on Proceedings.
2. Within 03 working days after receiving legally-aided persons' requests for the appointment of legal aid-providing persons to participate in legal proceedings, legal aid-providing organizations shall appoint legal aid- providing persons.
Within 12 hours after receiving a request from the legally-aided person who is arrested or detained for the appointment of legal aid-providing persons, legal aid-providing organizations shall appoint legal aid-providing persons.
3. Within 12 hours after receiving requests from persons who are arrested, detained or within 24 hours after receiving requests from legally-aided persons who are suspects, defendants, victims according to the Law on Proceedings, competent procedural authorities and persons shall notice the state legal aid center at the province. Immediately after receiving the notice of competent procedural authorities and persons, the state legal aid center shall accept the case as prescribed in Clause 4 Article 30 hereof and appoint legal aid-providing persons to participate in legal proceedings.
4. The appointment of representatives beyond legal proceedings must be expressed in a document to be sent to concerned legally-aided persons and competent procedural authorities.
1. Persons providing legal aid in counseling to legally-aided persons by guiding, giving opinions, helping draft documents related to disputes, complaints and legal problems; guiding the mediation, negotiation and agreement on settling the case.
2. Within 10 days from receiving the request or receiving sufficient additional papers and documents, legal aid proving persons shall study and respond in written to the legally-aided person; For complex cases or cases needed time for verification, the time limit may be extended but not more than 30 days, unless otherwise agreed with the legally-aided persons.
In cases the request for legal aid service is a simple legal problem, the recipient shall guide, answer and provide legal information immediately to the legally-aided person.
Article 33. Extrajudicial representation
1. Legal aid assistants, lawyers providing legal aid shall act as extrajudicial representatives before competent regulatory agencies for legally-aided persons.
2. Within 03 working days after receiving legally-aided persons' requests, legal aid-providing organizations shall appoint legal aid- providing persons to act as extrajudicial representatives for legally-aided persons.
The appointment of as extrajudicial representatives must be in written form and be sent to concerned legally-aided persons.
Article 34. Coordination in verifying legal aid-related cases
1. When it is necessary to verify details and events related to a legal aid-related case in another administrative division, the legal aid-providing organization which has accepted the case may request the legal aid-providing organization in that administrative to join in the verification. A verification request must be made in writing, clearly stating the contents needed to be verified and the deadline for reply.
2. The requested legal aid-providing organization shall carry out the verification within 10 days after receiving the request and send the verification results together with relevant documents and papers to the requesting legal aid-providing organization; if the verification cannot be carried out, the requested legal aid-providing organization shall provide an explanation in writing.
3. The verification requests, notices of verification results and relevant papers and documents must be filed in dossiers of legal aid-related cases.
Article 35. Transfer of legal aid request
1. In cases the legal aid request fails to satisfy the conditions specified in Point a and b Clause 1 Article 26 hereof, the state legal aid center shall transfer such legal aid request to competent state legal aid center and notify concerned legally-aided persons.
2. In cases of insufficient resources to provide legal aid service, the legal aid-providing organization shall transfer such legal aid request to state legal aid center at the province and notify concerned legally-aided persons.
Article 36. Recommendation in legal aid services
1. Through legal aid services, legal aid-providing organizations may make written recommendations to competent state agencies on matters related to the legal aid-related cases.
2. Within 30 days from receiving the recommendation, agencies that receive those recommendations shall, within the scope of their tasks and powers, respond in written form; If there is a plausible reason, the time limit may be extended but not more than 45 days, unless otherwise provided for by law.
3. If the received agency fails to respond within the time limit as prescribed in Clause 2 this Article, the legal aid-providing organization may request the direct superior agency of such agency for consideration and settlement.
Article 37. Discontinuation of the provision of legal aid services
1. Legal aid-related cases shall be discontinued in the following cases:
a) Cases of refusal according to the provisions of Clause 3, Article 30 of this Law;
b) The legally-aided person perform one of the acts prohibited prescribed in Clause 2 Article 6 hereof;
c) The legally-aided person withdraws his/her request for legal aid.
2. In cases of discontinuance of the provision or legal aid, the legal aid-providing organization or person shall notify the reason in writing to the legally-aided person.
3. If a legal aid-related case is being carried out but the legally-aided person no longer satisfies the provisions of Article 7 hereof, such case shall continue being carried out until the end.
Article 38. Dossiers of legal aid-related cases
1. When providing legal aid, legal aid-providing organizations and persons shall compile dossiers of legal aid-related cases.
2. The dossier of a legal aid-related case comprises:
a) Papers and documents according to the provisions of Clause 1, Article 29 of this Law;
b) The result, papers and documents related to the legal aid-related case;
c) Other papers and documents (if any).
Article 39. Archive of dossiers of legal aid-related cases
1. Within 30 days after finishing a legal aid-related case, the legal aid-providing person shall transfer the dossier to the legal aid-providing organization.
2. Documents and papers of legal aid-related cases must be registered, numbered and arranged in the order of date, month, year and archived according to the law.
3. The electronic dossiers of each legal aid-related case shall be digitized and updated to the legal aid-related case management system and archived in the database of legal aid.