Chương IV Luật Trợ giúp pháp lý 2017: Người thực hiện trợ giúp pháp lý, quyền, nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
Số hiệu: | 11/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/07/2017 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý từ ngày 01/01/2018
Đây là nội dung mới nổi bật được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2017 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).
Theo đó, ngoài những đối tượng được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2006, người được trợ giúp pháp lý còn bao gồm:
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
d) Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
đ) Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
e) Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
g) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
h) Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;
d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
3. Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
1. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
b) Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
c) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
d) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
e) Giấy chứng nhận sức khỏe.
3. Người đã bị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 22 của Luật này được xem xét bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý quy định tại Luật này và lý do miễn nhiệm, thu hồi thẻ không còn.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
c) Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
d) Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
đ) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 của Luật này;
e) Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh trợ giúp viên pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.
1. Người đã được cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp lại thẻ trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
2. Người đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý gửi đơn đề nghị đến Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Sau khi nhận được đơn của người đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập hồ sơ gửi Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý;
b) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
c) Thẻ trợ giúp viên pháp lý bị hư hỏng hoặc xác nhận của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong trường hợp thẻ bị mất.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý.
1. Ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
3. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương.
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đối với người không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý.
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
b) Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;
c) Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
LEGAL AID-PROVIDING PERSONS, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF LEGAL AID-PROVIDING PERSONS
Article 17. Legal aid-providing persons
1. Legal aid-providing persons include:
a) Legal aid assistants;
b) Lawyers providing legal aid services under contract with State legal aid center; lawyers providing legal aid services assigned by legal aid-participating organizations;
c) Legal counselors with at least 02 years of experiences in legal counseling service and working in legal aid-participating organizations;
d) Legal aid collaborators.
2. The Department of Justice shall announce a list of local legal aid-providing persons and post them on the website of the Department of Justice and send them to the Ministry of Justice for aggregating and posting on the website of the Ministry of Justice.
Article 18. Rights and obligations of legal aid-providing persons
1. Legal aid-providing persons shall have the following rights and obligations:
a) Provide legal aid;
b) Be guaranteed to provide independent legal aid, not jeopardized, hindered, harassed or unlawful intervened;
c) Refuse or discontinue the provision of legal aid services in cases specified in Clause 1, 2 Article 25, Clause 1 Article 37 hereof and regulations on procedures;
d) Be trained in legal aid knowledge and skills;
dd) Ensure the quality of legal aid services;
e) Comply with regulations on the provisions of legal aid services;
g) Promptly comply with the Law on Legal aid and rules of places of legal aid provision;
h) Compensate or reimburse the amount of money already paid by the legal aid-providing organization to the damage sufferer due to his/her fault upon the provision of legal aid services in accordance with law.
2. Legal aid assistants shall have the following rights and obligations:
a) Rights and obligations according to the provisions of Clause 1, this Article;
b) Participate in training courses to enhance knowledge and skills required in professional legal aid;
c) Perform other tasks as assigned;
d) Have the benefits as prescribed.
3. Lawyers and legal aid collaborators who enter into contracts with state legal aid centers for providing legal aid shall be entitled to remuneration and expenses for the provision of legal aid according to regulations.
4. The Government shall detail Point d Clause 2 and 3 this Article.
Article 19. Conditions for legal aid assistants
Vietnamese citizens who are public employees of legal aid centers and fully satisfy the following conditions may become legal aid assistants:
1. Good moral quality;
2. Possess a bachelor or higher degree in law;
3. Have been trained in legal profession or is not required to participate in training course of legal profession; have gone through the probation of legal profession or legal aid;
4. Being physically fit to provide legal aid;
5. Is not within the time of receiving disciplinary actions.
1. Public employees of the state legal aid center possessing certificates of lawyer profession training or exempting from law practice training according to the Law on Lawyers may register for legal aid training at state legal aid center.
The legal aid training probation duration is 12 months. The state legal aid center shall assign legal aid assistants to guide legal aid trainee and admit the legal aid training probation. Instructing legal aid assistants shall have at least 03 years of experience in assisting legal aid. At a time, a legal aid assistant shall not instruct more than 02 trainees.
2. The legal aid trainee may assist the legal aid assistant in their professional activities but may not represent, advocate, protect the lawful rights and interests of legally-aided persons in court; may not sign written legal counseling.
The legal aid trainee may go with the instructing legal aid assistant to meet the legally-aided persons and other litigants in legal aid-related cases if they agree; assist the legal aid assistant in studying documents about the case, collecting documents, items and circumstances relevant to such cases and other professional activities. The instructing legal aid assistant shall supervise and be responsible for the activities of the legal aid trainee as prescribed in this Clause.
3. People exempted from probation of legal profession according to the Law on Lawyers shall be exempted from probation of legal aid.
4. The Minister of Justice shall detail the probation, probation testing and the form of certificate of legal aid training.
Article 21. Appointment and granting of legal aid assistant’s card
1. The director of the state legal aid center shall make a list of persons working in the center who meet the criteria prescribed in Article 19 of this Law and send it to the Department of Justice to propose the appointment or granting of the legal aid assistant’s card. Within 05 working days after receiving the list of persons proposed for the appointment of legal aid assistant, the Director of Department of Justice shall compile and submit dossiers to the president of the provincial People's Committee.
2. A dossier of appointment as legal aid assistant consists of:
a) An official letter proposing the appointment as a legal aid assistant made by the Director of Department of Justice;
b) A CV of the person proposed for appointment as a legal aid assistant;
c) 02 color portrait photos sized 2 cm x 3 cm;
d) Certified true copy of the bachelor degree, master degree or doctorate degree in law;
dd) Certified true copy of the certificate of lawyer apprentice assessment or the certificate of legal aid apprentice assessment; the copy of the document proving the exemption from legal aid apprenticeship if he/she is exempted from legal aid apprenticeship;
e) Health certificate.
3. Person who were discharged or revoked their legal aid cards as prescribed in Point a, c and f Clause 1, Article 22 hereof shall be considered for appointment and granting of legal aid assistant’s cards when satisfying the conditions for legal aid assistant as prescribed hereof and reasons for dismissal or withdrawal of cards are no longer exist
4. Within 15 days after receiving the dossier, the president of the provincial People's Committee shall consider, decide the appointment and granting of legal aid assistant's card; in case of refusal, he/ she shall issue a written notice and clearly state the reasons therefor.
Article 22. Discharge and revoking of legal aid assistant’s card
1. Legal aid assistants shall be discharged and revoked their legal aid assistant’s card in the following cases:
a) No longer being qualified as a legal aid assistant as prescribed in Article 19 hereof;
b) Be dismissed from their jobs as a disciplinary form;
c) Transfer to other jobs or quit their jobs voluntarily;
d) Do not participate in criminal proceedings within 02 consecutive years except for cases due to objective reasons;
dd) Be disciplined in the form of reprimand twice or twice, or be dismissed for the commission of actions regulated in Point a, b, dd or e Clause 1 Article 6 hereof;
e) Is banned from carrying out professional activities under decisions of competent authorities;
2. The Director of Department of Justice shall compile and send a dossier to the provincial People's Committee for decision to dismiss or withdraw the legal aid assistant’s card for persons falls into one of the cases specified in Clause 1 this Article.
3. An application for discharge and revoking legal aid assistant’s card consists of:
a) An official letter proposing the discharge and revoking of legal aid assistant’s card made by the Director of Department of Justice;
b) Papers and documents evidencing that the legal aid assistant falls into one of the cases specified in Clause 1 this Article.
4. Within 15 days after receiving the dossier, the president of the provincial People's Committee shall decide the discharge and revoking of legal aid assistant's card.
Article 23. Reissuing of legal aid assistant’s card
1. The person that was issued the legal aid assistant’s card shall be reissued if it is lost or damaged.
2. Applicants for re-issuance of legal aid assistant's cards shall send a written request to the director of State legal aid centers. After receiving the application of the applicant, the Director of Department of Justice shall submit such dossiers to the president of the provincial People's Committee.
3. Dossier of re-issuance of legal aid assistant’s card consists of:
a) Application for re-issuance of legal aid assistant’s card;
b) 02 color portrait photos sized 2 cm x 3 cm;
c) The damaged legal aid assistant’s card or the confirmation of Director of legal aid centre in case of loss.
4. Within 03 working days after receiving the dossier, the Director of Department of Justice shall submit to the president of the provincial People's Committee for deciding the re-issuance of legal aid assistant's card.
5. Within 05 working days after receiving the dossier, the president of the provincial People's Committee shall decide the re-issuance of legal aid assistant's card.
Article 24. Legal aid collaborators
1. In severely disadvantaged areas, depending on legal aid needs and actual conditions of the province, the director of the state legal aid center shall request the Director of Department of Justice to grant legal aid collaborator’s cards to eligible persons defined in Clause 2 of this Article.
2. Persons who have retired, have full civil act capacity, good moral qualities, good health and wish to provide legal aid may become legal aid collaborators, including: legal aid assistants; judges, inspectors of the court; procurators, inspectors of the Procuracy; investigators; enforcers, examiners in civil judgment enforcement; legal affairs specialist at regulatory agencies.
3. The Director of the State legal aid center shall sign the contract on the provision of legal aid with the person who is granted the legal aid collaborator's card for the provision of legal consultancy at the province.
The Director of the State legal aid center shall request the Director of Department of Justice to revoke legal aid collaborator's cards of persons who do not provide legal aid services within 02 consecutive years except for cases due to objective reasons.
4. The Government shall detail the participation of collaborators in legal aid services.
Article 25. Cases of discontinuance or refusal to provide legal aid services
1. Legal aid-providing persons shall not continue to provide legal aid services in the following cases:
a) Commit prohibited acts defined in Clause 1 Article 6 hereof, except for cases where they have completely served their penalties and have the right to provide legal aid services under the provisions of this Law;
b) Be revoked legal aid assistant's card, legal aid collaborator’s card, law practicing certificate or legal counselor card;
c) Cases of inability to participate in proceedings as prescribed by law on proceedings.
2. Legal aid-providing person must refuse to provide legal aid services in the following cases:
a) Provided or is providing legal aid service to a legally-aided person that is a party with conflicting interests in the same case, unless otherwise agreed in legal consultancy, extrajudicial representation in civil matters by parties;
b) There are evidences to believe that he/she is possibly biased during the process of providing legal aid services;
c) There are reasons that show the legal aid service cannot be provided effectively, affecting the lawful rights and interests of legally-aided persons.
3. The legal aid-providing organization shall notify the reason in writing to the legally-aided person and appoint another person to provide legal aid in cases specified in Clause 1 and 2 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực