Chương IV Luật trợ giúp pháp lý 2006: Người thực hiện trợ giúp pháp lý
Số hiệu: | 69/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 08/11/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên);
b) Luật sư;
c) Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật (sau đây gọi là Tư vấn viên pháp luật).
3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia trợ giúp pháp lý:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
c) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;
đ) Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị thu hồi giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật
1. Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có bằng cử nhân luật;
c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
d) Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;
đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức sau đây:
a) Tư vấn pháp luật;
b) Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;
c) Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
d) Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:
a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;
c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.
2. Cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Cộng tác viên không phải là Luật sư chỉ tham gia trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật.
3. Khi tham gia trợ giúp pháp lý, cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng và chi phí hành chính theo quy định của pháp luật.
Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật này.
Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng.
3. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý.
4. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý.
5. Tuân thủ nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
6. Kịp thời báo cáo với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý.
Article 20.- Legal aid-providing persons
1. Legal aid-providing persons include legal aid professionals and legal aid-participating persons.
2. Legal aid-participating persons include:
a/ Collaborators of state legal aid centers (below referred to as collaborators);
b/ Lawyers;
c/ Legal counselors working in legal counseling organizations (below referred to as legal counselors).
3. Those who fall into one of the following cases are prohibited from participating in legal aid services:
a/ Being examined for penal liability or having been convicted but not yet entitled to remission of criminal records or having been convicted for very serious crimes or particularly serious crimes;
b/ Being confined to a medical establishment or reformatory as an administrative handling measure or being put on administrative probation;
c/ Having their civil act capacity lost or restricted;
d/ Having been dismissed from their jobs as a disciplinary form while the three-year time limit counting from the date the dismissal decisions take effect has not yet expired;
e/ Being deprived of the right to use legal practice certificate; or having their legal counselor's certificates withdrawn.
Article 21.- Legal aid professionals
1. Legal aid professionals are Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam and fully satisfy the following conditions:
a/ Having full civil act capacity; having good moral quality;
b/ Having a law university degree;
c/ Having a certificate of legal aid training;
d/ Having been involved in legal work for two years or more;
e/ Being physically fit for ensuring the fulfillment of assigned tasks.
2. Legal aid professionals are state employees, work in state legal aid centers and are granted legal aid professional's cards by presidents of provincial/municipal People's Committees at the proposal of directors of provincial/municipal Justice Services.
3. Legal aid professionals provide legal aid in the following forms:
a/ Providing legal advice;
b/ Participating in legal proceedings in the capacity as lawful representatives of detainees, the accused or defendants to defend these persons; as defenders of interests of involved parties in criminal cases or as representatives or defenders of legitimate rights and interests of involved parties in civil or administrative cases;
c/ Acting as representatives beyond legal proceedings for legal aid beneficiaries to perform jobs related to law;
d/ Providing legal aid in other forms.
1. Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam, have full civil act capacity, have good moral quality, are physically fit for ensuring the fulfillment of assigned tasks, voluntarily participate in legal aid services and do not fall into one of the cases specified in Clause 3, Article 20 of this Law will be considered, recognized and granted collaborator's cards by directors of provincial/municipal Justice Services if:
a/ They have a law university degree; they have a university degree in another major and work in branches or professions related to fundamental rights and obligations of citizens;
b/ They permanently reside in areas with exceptional socio-economic difficulties, ethnic minority or mountainous regions, have an intermediate degree in law or have been involved in legal work for three years or more, or have legal knowledge and high prestige in their communities;
c/ They are lawyers or legal counselors.
2. Collaborators shall participate in legal aid services under the assignment of directors of state legal aid centers.
Collaborators who are not lawyers shall participate in legal aid services only in the form of legal counseling.
3. When participating in legal aid services, collaborators are entitled to remuneration and administrative expenses in accordance with law.
Article 23.- Lawyers participating in legal aid services
Lawyers shall participate in legal aid services in accordance with the law on lawyers and in the capacity as collaborators of state legal aid centers in accordance with this Law.
Article 24.- Legal counselors participating in legal aid services
Legal counselors shall participate in legal aid services under the assignment of legal counseling organizations where they are working and in the capacity as collaborators of state legal aid centers.
Article 25.- Rights and obligations of legal aid-providing persons
1. To provide legal aid.
2. To refuse or discontinue the provision of legal aid in cases specified in Clauses 1 and 2, Article 45 of this Law and in accordance with procedural law.
3. To be trained in legal aid knowledge and skills.
4. To abide by the principles of legal aid services.
5. To observe internal rules of legal aid-providing organizations.
6. To promptly report to legal aid-providing organizations on arising matters which may affect legal aid results.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực