Chương I Luật trợ giúp pháp lý 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 69/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 08/11/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
1. Không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý.
2. Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
4. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý.
Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.
2. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý.
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp, tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để trợ giúp pháp lý.
1. Quỹ trợ giúp pháp lý được lập để hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương có khó khăn về kinh tế.
2. Nguồn tài chính của Quỹ trợ giúp pháp lý gồm đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
3. Quỹ trợ giúp pháp lý hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn thuế. Việc quản lý và sử dụng quỹ trợ giúp pháp lý phải đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ trợ giúp pháp lý.
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi;
e) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
g) Xúi giục người được trợ giúp pháp lý khai, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Cản trở hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
This Law provides for legal aid beneficiaries, legal aid-providing organizations, legal aid-providing persons, legal aid services and the state management of legal aid.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to agencies, organizations and individuals involved in legal aid services.
When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, the provisions of that treaty shall apply.
Legal aid means the provision of "pro bono" legal services to legal aid beneficiaries in accordance with this Law to help them protect their legitimate rights and interests and improve their legal understanding as well as their sense of respect for and observance of law; to contribute to law dissemination and education, protect justice, ensure social equity and prevent and restrict disputes and violations of law.
Article 4.- Principles of legal aid services
1. Non-collection of charges, fees or remunerations from legal aid beneficiaries.
2. Honesty and respect for objective truth.
3. Application of appropriate measures in accordance with law in order to best protect legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries.
4. Observance of law and professional rules on legal aid.
5. Taking of responsibility before law for legal aid contents.
Legal aid cases must be related to legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries and must not fall into business or commercial domains.
1. It is the State's responsibility to provide legal aid.
2. The State plays a key role in providing, and organizing the provision of, legal aid; encourages and creates conditions for the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, law-practicing organizations and lawyers, and other agencies, organizations and individuals to participate in, make contributions to, or support legal aid services.
Article 7.- Responsibilities of organizations and individuals for legal aid services
1. Agencies and organizations shall, within the scope of their tasks and powers, encourage and create conditions for their cadres, civil servants, employees, members and other individuals working in their agencies and organizations to act as legal aid collaborators.
2. Legal proceeding-conducting agencies and other agencies and organizations related to legal aid services shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with, facilitate, and supply information and documents to, legal aid-providing organizations in providing legal aid services.
1. The legal aid fund is set up to support the raising of the quality of legal aid services of, and the supply of working equipment and facilities to, legal aid-providing organizations in localities with economic difficulties.
2. Financial sources for the legal aid fund include voluntary contributions and donations of agencies, organizations and individuals, state budget supports and other lawful sources.
3. The legal aid fund operates for non-profit purposes and is entitled to tax exemption. The legal aid fund must be properly managed and used in accordance with law.
4. The Government shall specify the setting up, management and use of the legal aid fund.
1. Legal aid-providing organizations and persons may not commit the following acts:
a/ Infringing upon the dignity, honor or legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries; discriminating against legal aid beneficiaries;
b/ Receiving or demanding any sum of money or any economic benefit from legal aid beneficiaries; harassing legal aid beneficiaries;
c/ Disclosing information or secrets on legal aid cases or legal aid beneficiaries, unless it is so agreed in writing by legal aid beneficiaries or otherwise provided for by law.
d/ Refusing or discontinuing the provision of legal aid, except for cases specified in Clauses 1 and 2, Article 45 of this Law and provided for by the procedural law;
e/ Abusing legal aid services for self-seeking purposes;
f/ Abusing legal aid services to cause social disorder and unrest, exerting adverse impacts on ethics or national fine customs and traditions, and infringing upon the State's interests or legitimate rights and interests of organizations or individuals;
g/ Inciting legal aid beneficiaries to declare and supply false information and documents or to make complaints or denunciations or initiate lawsuits in contravention of law.
2. Legal aid beneficiaries, agencies, organizations and individuals engaged in legal aid services may not commit the following acts:
a/ Infringing upon the dignity and honor of legal aid-providing persons;
b/ Deliberately supplying false information and documents on legal aid cases;
c/ Obstructing legal aid services; disturbing and causing disorder at legal aid-providing places.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực