Chương VI Luật Tổ chức Quốc hội 2014: Tổng thư ký Quốc hội, văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và kinh phí hoạt động của Quốc hội
Số hiệu: | 57/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đã dành riêng một điều (Điều 49) để quy định về thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Theo đó, tùy vào tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giao cho các cơ quan sau xây dựng dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình UBTVQH xem xét, quyết định:
- Chính phủ
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Hội đồng dân tộc
- Ủy ban của Quốc hội.
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN THUỘC ỦY BAN THƯỜNG VỤQUỐC HỘI VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
1. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
c) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
d) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội có Ban thư ký. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban thư ký do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
b) Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
c) Quản lý kinh phí hoạt động của Quốc hội;
d) Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
2. Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng Quốc hội; quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
Điều 100. Các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội để tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về các lĩnh vực công việc cụ thể.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác làm việc tại các cơ quan này phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
Điều 101. Kinh phí hoạt động của Quốc hội
1. Kinh phí hoạt động của Quốc hội bao gồm kinh phí hoạt động chung của Quốc hội, kinh phí hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, là một khoản trong ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định.
2. Việc dự toán, quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của Quốc hội được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
c) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
d) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội có Ban thư ký. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban thư ký do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;
b) Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
c) Quản lý kinh phí hoạt động của Quốc hội;
d) Chịu trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
2. Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng Quốc hội; quyết định biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội để tham mưu, giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội về các lĩnh vực công việc cụ thể.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác làm việc tại các cơ quan này phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
1. Kinh phí hoạt động của Quốc hội bao gồm kinh phí hoạt động chung của Quốc hội, kinh phí hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, là một khoản trong ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định.
2. Việc dự toán, quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của Quốc hội được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.
SECRETARY GENERAL, OFFICE OF THE NATIONAL ASSEMBLY, AGENCIES OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY AND OPERATION FUNDS OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 98. Secretary General of the National Assembly
1. The Secretary General of the National Assembly shall be elected, relieved of duty and removed from office by the National Assembly. The Secretary General shall advise on and serve activities of the National Assembly, its Standing Committee and National Assembly deputies and perform the tasks and exercise the powers below:
a/ To advise the Chairperson of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly on tentative working programs of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly; and on the order and procedures for carrying out activities of the National Assembly and its Standing Committee;
b/ To coordinate with the Ethnic Council, Committees of the National Assembly and concerned agencies and organizations in drafting resolutions regarding contents assigned by the National Assembly or its Standing Committee;
c/ To be the speaker of the National Assembly and its Standing Committee; to organize the information provision, press, publication, library and museum work and information technology application to serve activities of the National Assembly and its agencies and deputies;
d/ To organize secretarial work at National Assembly sessions and meetings of the Standing Committee of the National Assembly; to collect and summarize opinions of National Assembly deputies; to sign minutes of sessions and meetings;
dd/ To perform other tasks and exercise other powers as assigned by the Chairperson of the National Assembly or its Standing Committee.
2. The Secretary General of the National Assembly shall be assisted by a Secretariat. The organizational structure, tasks and powers of the Secretariat shall be specifically defined by the Standing Committee of the National Assembly.
Article 99. The Office of the National Assembly
1. The Office of the National Assembly is the administrative agency providing general advice and services for the National Assembly and the Standing Committee, Ethnic Council, Committees and deputies of the National Assembly. The Office of the National Assembly has the following tasks and powers:
a/ To organize services for National Assembly sessions, meetings of the Standing Committee of the National Assembly and other activities of the National Assembly and its Standing Committee, Ethnic Council and Committees;
b/ To manage cadres, civil servants, public employees and other employees serving the National Assembly and its agencies;
c/ To manage the operation funds of the National Assembly;
d/ To ensure physical foundations and other conditions for the activities of the National Assembly and its agencies, offices of the National Assembly deputies’ delegations and National Assembly deputies; to create conditions for National Assembly deputies to propose bills and draft ordinances and motions on laws and ordinances.
2. The Secretary General cum Chairperson of the Office of the National Assembly shall take responsibility before the National Assembly and its Standing Committee for the activities of the Office of the National Assembly.
Vice Chairpersons of the Office of the National Assembly shall be appointed, relieved of duty and dismissed at the proposal of the Secretary General-Chairperson of the Office of the National Assembly.
3. The Standing Committee of the National Assembly shall specifically define the organizational structure, tasks and powers of the Office of the National Assembly; decide on the payroll of cadres, civil servants and public employees and stipulate regimes and policies applicable to cadres, civil servants and public employees and other employees of the Office of the National Assembly in conformity with specific characteristics of the activities of the National Assembly.
Article 100. Agencies of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly shall establish its agencies to advise and assist it in specific affairs.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall define the organizational structures, tasks and powers of, and policies applicable to cadres, civil servants and public employees and other employees working at, these agencies in conformity with specific characteristics of the National Assembly.
Article 101. Operation funds of the National Assembly
1. The operation funds of the National Assembly include the fund for general activities of the National Assembly and the fund for activities of the Standing Committee, the Ethnic Council, the Committees, the Secretary General and the Office of the National Assembly, agencies of the Standing Committee of the National Assembly and National Assembly deputies’ delegations, which constitute a separate item in the state budget to be decided by the National Assembly.
2. The estimation, management, allocation and use of the operation fund of the National Assembly must comply with the law on state budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực