Chương V Luật Tổ chức Quốc hội 2014: Kỳ họp Quốc hội
Số hiệu: | 57/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đã dành riêng một điều (Điều 49) để quy định về thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Theo đó, tùy vào tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giao cho các cơ quan sau xây dựng dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình UBTVQH xem xét, quyết định:
- Chính phủ
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Hội đồng dân tộc
- Ủy ban của Quốc hội.
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ủy ban lâm thời gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Thành viên của Ủy ban lâm thời là đại biểu Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban lâm thời do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban lâm thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Quốc hội giao. Báo cáo kết quả điều tra của Ủy ban lâm thời phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra. Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về kết quả điều tra của Ủy ban lâm thời.
3. Ủy ban lâm thời chấm dứt hoạt động sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
1. Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
3. Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp Quốc hội theo thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của Quốc hội chậm nhất là 30 ngày và kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
2. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
3. Quyết định triệu tập kỳ họp cùng với dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
2. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
3. Công dân có thể được vào dự thính tại các phiên họp công khai của Quốc hội.
1. Các phiên họp toàn thể của Quốc hội.
2. Các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.
3. Các phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung trong chương trình kỳ họp thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
4. Các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.
5. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội mời Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể, phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý bằng văn bản của đại biểu Quốc hội có giá trị như nhau và được tập hợp, tổng hợp đầy đủ để báo cáo Quốc hội.
1. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thực hiện nội dung chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
2. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa các phiên họp của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
1. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
2. Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết công khai;
b) Bỏ phiếu kín.
3. Luật, nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2, khoản 4 Điều 4 và khoản 2 Điều 40 của Luật này.
1. Chủ tịch Quốc hội quyết định những tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
2. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự án khác phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội; các tài liệu khác phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện những quy định về việc sử dụng, bảo quản tài liệu trong kỳ họp.
4. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định những tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.
Article 90. National Assembly sessions
1. The National Assembly shall hold its sessions in public.
The National Assembly may, when necessary and at the proposal of the President, Standing Committee of the National Assembly, Prime Minister or by at least one-third of the total number of National Assembly deputies, decide to conduct a closed session.
2. The National Assembly shall hold two regular sessions a year.
The National Assembly shall hold an extraordinary session when so requested by the President, Standing Committee of the National Assembly, Prime Minister or at least one-third of the total number of National Assembly deputies.
3. The National Assembly shall discuss and decide on matters falling within its tasks and powers at its sessions according to the procedures provided in the Rules on National Assembly sessions and other related laws.
Article 91. Agendas of National Assembly sessions
1. On the basis of the National Assembly’s resolution and proposals of the President, the Prime Minister, the Vietnam Fatherland Front Central Committee, the Chief Justice of the
Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General, and the Ethnic Council, Committees and deputies of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly shall prepare the agenda for a National Assembly session.
The Standing Committee of the ongoing National Assembly shall prepare the agenda for the first session of the succeeding National Assembly.
2. The tentative agenda of a National Assembly session shall be published in the mass media no later than 15 days before the session opens, for a regular session, and no later than 4 days before the session opens, for an extraordinary session.
3. The National Assembly shall decide on the agenda of its session. When necessary and at the proposal of the President, the Prime Minister, the Vietnam Fatherland Front Central Committee, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General, and the Ethnic Council, Committees and deputies of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly shall propose the National Assembly to decide on the modification of the session agenda.
Article 92. Convening National Assembly sessions
1. The Standing Committee of the National Assembly shall decide to convene a regular or an extraordinary National Assembly session no later than 30 days or 7 days respectively before the session opens.
2. The first session of a newly elected National Assembly shall be convened within sixty days from the date of election of National Assembly deputies.
3. The decision to convene a session together with its tentative agenda shall be sent to National Assembly deputies.
Article 93. Persons invited to National Assembly sessions; observers at National Assembly sessions
1. The Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, members of the Government, the State Auditor General and heads of agencies established by the National Assembly other than National Assembly deputies who are invited to National Assembly sessions shall attend plenary meetings of the National Assembly session which discuss matters related to the sectors or fields under their charge. Persons invited to a National Assembly session may give their opinions about matters related to the sectors or fields under their charge if so approved by the Chairperson of the National Assembly or shall give opinions at the request of the Chairperson of the National Assembly.
2. Representatives of state agencies, central agencies of political organizations, socio-political organizations, social organizations, economic organizations, people’s armed forces units and press agencies and international guests may be invited to public meetings of the National Assembly.
3. Citizens may attend public meetings of the National Assembly as observers.
Article 94. Forms of working at National Assembly sessions
1. Plenary meetings of the National Assembly.
2. Meetings held by the Standing Committee of the National Assembly to discuss and consider contents under the session agendas.
3. Meetings held by the Ethnic Council or Committees of the National Assembly to discuss and consider contents on the session agenda in the fields under the charge of the Council or Committees.
4. Meetings of the National Assembly deputies’ delegations and groups of National Assembly deputies to discuss contents on the session agenda.
5. When necessary, the Chairperson of the National Assembly may invite heads of the National Assembly deputies’ delegations, the Chairperson of the Ethnic Council, Chairpersons of Committees of the National Assembly and other related National Assembly deputies to exchange opinions on matters to be presented to the National Assembly for consideration and decision.
6. Opinions of National Assembly deputies presented at plenary meetings, meetings of the National Assembly deputies’ delegations and groups of National Assembly deputies and written opinions of National Assembly deputies must be equally valid and be fully collected and summarized for reporting to the National Assembly.
Article 95. Responsibility for presiding over National Assembly meetings
1. The Chairperson of the National Assembly shall preside over National Assembly meetings, ensure the implementation of the agenda of the session and the regulations on National Assembly sessions. Vice Chairpersons of the National Assembly shall assist the Chairperson in administering the meetings as assigned by the latter.
2. At the first session of each National Assembly, the Chairperson of the ongoing National Assembly shall open and preside over meetings of the National Assembly until the new National Assembly elects its Chairperson.
Article 96. Voting at plenary meetings
1. The National Assembly shall decide on matters at plenary meetings by voting. National Assembly deputies have the right to vote for, to vote against or to abstain.
2. The National Assembly shall decide to apply one of the following forms of voting:
a/ Open vote;
b/ Secret vote.
3. Laws and resolutions of the National Assembly shall be passed when they are voted for by more than half of the total number of National Assembly deputies, except the cases prescribed in Clause 3, Article 2, Clause 4, Article 4, and Clause 2, Article 40, of this Law.
Article 97. Documents of National Assembly sessions
1. The Chairperson of the National Assembly shall decide on official documents to be used at a session at the proposal of the Secretary General-Chairperson of the Office of the National Assembly.
2. Bills, draft resolutions and other documents shall be sent to National Assembly deputies no later than 20 days, and other documents, no later than 10 days, before the National Assembly session opens.
3. National Assembly deputies shall comply with regulations on the use and preservation of documents during the session.
4. The Secretary General-Chairperson of the Office of the National Assembly shall decide on reference documents for National Assembly deputies at the session.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực