Chương I Luật Tổ chức Quốc hội 2014: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
Số hiệu: | 57/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đã dành riêng một điều (Điều 49) để quy định về thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Theo đó, tùy vào tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giao cho các cơ quan sau xây dựng dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình UBTVQH xem xét, quyết định:
- Chính phủ
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Hội đồng dân tộc
- Ủy ban của Quốc hội.
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI
Điều 1. Vị trí, chức năng của Quốc hội
1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Điều 3. Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội
1. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
2. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.
Điều 4. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Điều 5. Làm luật và sửa đổi luật
1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
Điều 6. Giám sát tối cao của Quốc hội
1. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
2. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Điều 7. Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội
1. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
2. Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước.
Điều 8. Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Điều 9. Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước.
4. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 10. Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
1. Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.
2. Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.
Điều 11. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này theo đề nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó.
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của Luật này mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
Điều 14. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo đề nghị của Chính phủ.
2. Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
Điều 15. Bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Quốc hội bãi bỏ văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Quốc hội quyết định đại xá theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Điều 17. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình
1. Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh.
2. Trường hợp có chiến tranh, Quốc hội quyết định giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.
3. Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
Điều 18. Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
1. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
2. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.
Điều 20. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị và việc giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước
1. Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước do Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trình.
2. Quốc hội xem xét báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình.
3. Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
4. Các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội kết quả giải quyết.
1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
1. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
2. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
1. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
2. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
1. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
2. Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
3. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước.
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
1. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước.
4. Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
1. Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.
2. Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của Luật này mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
1. Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo đề nghị của Chính phủ.
2. Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
1. Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Quốc hội bãi bỏ văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Quốc hội quyết định đại xá theo đề nghị của Chủ tịch nước.
1. Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh.
2. Trường hợp có chiến tranh, Quốc hội quyết định giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.
3. Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
1. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
2. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.
1. Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước do Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trình.
2. Quốc hội xem xét báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình.
3. Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
4. Các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội kết quả giải quyết.
POSITION, FUNCTIONS, TASKS AND POWERS OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 1. Position and functions of the National Assembly
1. The National Assembly is the highest representative body of the People and the highest state power body of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The National Assembly shall exercise constitutional and legislative powers, decide on important issues for the country, and conduct the supreme oversight over the activities of the State.
Article 2. Term of the National Assembly
1. The term of the National Assembly is five years, counting from the opening date of the first session of the National Assembly of a term to the opening date of the first session of the National Assembly of the succeeding term.
2. Sixty days before the expiration of the term of the National Assembly, a new National Assembly shall be elected.
3. In special cases, the National Assembly shall decide to shorten or extend its term at the proposal of the Standing Committee of the National Assembly, if at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies vote for it. The extension of a term of the National Assembly must not exceed twelve months, except in wartime.
Article 3. Principles and effectiveness of operation of the National Assembly
1. The National Assembly shall work under the conferential regime and make decisions by a vote of the majority.
2. The effectiveness of operation of the National Assembly shall be ensured by the effectiveness of sessions of the National Assembly, activities of its Standing Committee, Ethnic Council, Committees, deputies’ delegations and deputies, and by the effectiveness of the coordination with the President, the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the Vietnam Fatherland Front Central Committee and other agencies and organizations.
Article 4. Making and amending the Constitution
1. The President, the Standing Committee of the National Assembly, the Government or at least one-third of the total number of National Assembly deputies may propose the National Assembly to consider and make decision on making or amending the Constitution.
The National Assembly shall decide to make or amend the Constitution when at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies vote for it.
2. The National Assembly shall set up the Constitution Drafting Committee. The membership, number of members, tasks and powers of the Constitution Drafting Committee shall be decided by the National Assembly at the proposal of the Standing Committee of the National Assembly.
3. The Constitution Drafting Committee shall draft the Constitution, collect public opinions about the draft Constitution and submit it to the National Assembly.
4. The Constitution shall be passed by the National Assembly when at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies vote for it. The National Assembly shall hold a referendum on the Constitution in the case prescribed in Clause 1, Article 19 of this Law.
Article 5. Making and amending laws
1. The National Assembly shall decide on legislative programs at the proposal of the Standing Committee of the National Assembly.
2. Before being submitted to the National Assembly, bills shall be verified by the Ethnic Council or Committees of the National Assembly and commented by the Standing Committee of the National Assembly.
3. The National Assembly shall discuss, consider and pass a bill into a law at one or several of its sessions, depending on the contents of the bill.
Article 6. Supreme oversight by the National Assembly
1. The National Assembly shall perform the supreme oversight over the observance of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly.
2. The National Assembly shall perform the supreme oversight over the activities of the President, the Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the National Election Council, the State Audit Office, and other agencies established by the National Assembly.
Article 7. Decision on important socio-economic issues
1. The National Assembly shall decide on the country’s long-term and annual fundamental goals, targets, policies and tasks for socio-economic development; and on investment policy for national target programs and national important projects.
2. The National Assembly shall decide on fundamental national financial and monetary policies; impose, amend or abolish taxes; decide on the division of revenues and expenditures between central and local budgets; decide on safety limits for national, public and government debts; decide on state budget estimates and the allocation of the central budget; and approve the final accounts of the state budget.
3. The National Assembly shall decide on the State’s policies on ethnicities, policies on religion and basic external policies.
Article 8. Election of positions in the state apparatus
1. The National Assembly shall elect its Chairperson and Vice Chairpersons and members of its Standing Committee among National Assembly deputies according to the list of nominees for such positions presented by the Standing Committee of the National Assembly.
At its first session, the National Assembly shall elect its Chairperson and Vice Chairpersons and members of its Standing Committee at the proposal of the Standing Committee of the National Assembly of the preceding term.
2. The National Assembly shall elect the President from among its deputies at the proposal of the Standing Committee of the National Assembly. The National Assembly shall elect the Vice President from among its deputies at the proposal of the President.
3. The National Assembly shall elect the Chairperson of the Ethnic Council and Chairpersons of the Committees of the National Assembly from among its deputies at the proposal of its Standing Committee.
4. The National Assembly shall elect the Prime Minister from among its deputies at the proposal of the President.
5. The National Assembly shall elect the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the President.
6. The National Assembly shall elect the Chairperson of the National Election Council, the State Auditor General and the Secretary General of the National Assembly at the proposal of its Standing Committee.
7. Apart from the persons nominated by the competent agencies or persons prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the Standing Committee of the National Assembly shall submit to the National Assembly for decision lists of candidates for election to the positions prescribed in this Article in case there are National Assembly deputies standing for election or additionally nominating candidates for election.
8. After being elected, the President, Chairperson of the National Assembly, Prime Minister and Chief Justice of the Supreme People’s Court shall take an oath of loyalty to the Fatherland, the People and the Constitution.
Article 9. Approval of positions in the state apparatus
1. The National Assembly shall approve the Prime Minister’s proposals on the appointment of Deputy Prime Ministers, ministers and other members of the Government according to the list of nominees for such positions.
2. The National Assembly shall approve the proposals of the Chief Justice of the Supreme People’s Court on the appointment of judges of the Supreme People’s Court.
3. The National Assembly shall approve the list of members of the National Defense and Security Council at the proposal of the President.
4. The National Assembly shall approve the list of members of the National Election Council at the proposal of the Chairperson of the National Election Council.
Article 10. Resignation by persons elected or approved by the National Assembly
1. A person who is elected or approved by the National Assembly but cannot perform his/her tasks for health or other reasons may apply for resignation.
2. A resignation application shall be sent to the agency or person that has nominated the applicant to the National Assembly for election or approval as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6, Article 8, and Article 9, of this Law. That agency or person shall propose the National Assembly to relieve of duty or approve the relief of duty for that applicant at the next session of the National Assembly.
Article 11. Relief of duty, removal from office, approval of proposals on relief of duty or dismissal of holders of positions elected or approved by the National Assembly
The National Assembly shall relieve of duty, remove from office or approve proposals on relief of duty or dismissal of holders of positions elected or approved by the National Assembly prescribed in Articles 8 and 9 of this Law at the proposal of the competent agencies or persons that nominated such persons to the National Assembly for election or approval.
Article 12. Collection of votes of confidence
1. The National Assembly shall collect votes of confidence on holders of the following positions:
a/ President, Vice President;
b/ Chairperson, Vice Chairperson of the National Assembly, member of the Standing Committee of the National Assembly, Chairperson of the Ethnic Council, Chairperson of the Committee of the National Assembly;
c/ Prime Minister, Deputy Prime Minister, minister, another member of the Government;
d/ Chief Justice of the Supreme People’s Court, Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, State Auditor General.
2. The time limit, time and order of collection of votes of confidence on the concerned persons shall be stipulated by the National Assembly.
Article 13. Casting of votes of confidence
1. The National Assembly shall cast votes of confidence on holders of positions elected or approved by the National Assembly in the following cases:
a/ At the proposal of the Standing Committee of the National Assembly;
b/ At the proposal of at least twenty percent of the total number of National Assembly deputies;
c/ At the proposal of the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly;
d/ A person on whom votes of confidence have been collected under Article 12 of this Law received low-confidence votes from two-thirds or more of the total number of National Assembly deputies.
2. A person subject to casting of votes of confidence who receives no-confidence votes from more than half of the total number of National Assembly deputies may apply for resignation. In case he/she does not resign, the competent agency or person that nominated such person to the National Assembly for election or approval prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6, Article 8, and Article 9, of this Law shall propose the National Assembly to consider and decide on the relief of duty or approve the proposal on relief of duty of that person.
Article 14. Decision on establishment and abolition of agencies; establishment, dissolution, consolidation, separation and adjustment of administrative boundaries
1. The National Assembly shall decide on the establishment and abolition of ministries or ministerial-level agencies; and establishment, dissolution, consolidation, division, and adjustment of administrative boundaries, of provinces, centrally run cities and special administrative-economic units at the proposal of the Government.
2. The National Assembly shall decide on the establishment and abolition of other agencies in accordance with the Constitution and law.
Article 15. Annulment of documents which contravene the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly
1. The National Assembly shall, at the proposal of its Standing Committee, annul documents of the President, Government, Prime Minister, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy and other agencies established by the National Assembly which contravene the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly.
2. The National Assembly shall annul documents of its Standing Committee which contravene the Constitution, laws or resolutions of the National Assembly at the proposal of the President.
Article 16. Decision on general amnesty
The National Assembly shall decide on a general amnesty at the proposal of the President.
Article 17. Decision on issues of war and peace
1. The National Assembly shall determine or cancel a state of war at the proposal of the National Defense and Security Council.
2. In case of war, the National Assembly shall decide to assign special tasks and powers to the National Defense and Security Council.
3. The National Assembly shall stipulate a state of emergency and other special measures to ensure national defense and security.
Article 18. Approval of and decision on accession to or withdrawal from treaties
The National Assembly shall, at the proposal of the President, approve and decide on the accession to treaties related to war, peace, national sovereignty or the membership of the Socialist Republic of Vietnam in important international and regional organizations, treaties on human rights or fundamental rights and obligations of citizens, and withdrawal from these treaties and other treaties that are not consistent with the laws or resolutions of the National Assembly.
1. The National Assembly shall decide to hold a referendum on the Constitution or other important issues at the proposal of its Standing Committee or of the President, the Government, or at least one-third of the total number of National Assembly deputies.
2. The outcome of a referendum must be of decisive value for the issue put to referendum.
Article 20. Consideration of summary reports on opinions and petitions of voters nationwide and their settlement
1. The National Assembly shall consider summary reports on opinions and petitions of voters nationwide jointly submitted by the Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Standing Committee of the National Assembly.
2. The National Assembly shall consider reports on oversight of the settlement of voters’ petitions by competent state agencies submitted by its Standing Committee.
3. When necessary, the National Assembly shall issue a resolution on the settlement of voters’ petitions.
4. State agencies and concerned organizations shall study, settle and respond to voters’ petitions and report on the settlement results to the National Assembly and its Standing Committee.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực