Chương III Luật Tổ chức Quốc hội 2014: Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội
Số hiệu: | 57/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
Luật Tổ chức Quốc hội 2014 đã dành riêng một điều (Điều 49) để quy định về thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Theo đó, tùy vào tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giao cho các cơ quan sau xây dựng dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình UBTVQH xem xét, quyết định:
- Chính phủ
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Hội đồng dân tộc
- Ủy ban của Quốc hội.
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp.
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Điều 44. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 45. Trách nhiệm của các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công; tham gia các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trong trường hợp được sự ủy nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác và báo cáo kết quả làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 46. Phối hợp công tác giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp công tác với Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; yêu cầu đại diện các cơ quan, tổ chức khác và công dân tham gia khi cần thiết.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 47. Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội
1. Dự kiến chương trình kỳ họp; quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội.
2. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các dự án luật, dự thảo nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội; xem xét báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội; dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
3. Tổ chức và bảo đảm việc thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị Quốc hội điều chỉnh chương trình khi cần thiết.
4. Tổ chức để Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết và những nội dung khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
5. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước; đề xuất các vấn đề trình Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
6. Quyết định các vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
Điều 48. Xây dựng luật, pháp lệnh
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội; chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Quốc hội xem xét, thông qua.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.
Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định gửi dự án pháp lệnh lấy ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.
Điều 49. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
2. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Điều 50. Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Điều 51. Đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 52. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội
1. Phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các báo cáo, dự án khác, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định; phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nội dung thuộc chương trình giám sát của Quốc hội và những nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội; giao Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giám sát một số vấn đề trong chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội định kỳ báo cáo về chương trình, kế hoạch hoạt động và việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của Hội đồng, Ủy ban.
3. Điều phối các hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội diễn ra tại cùng một địa bàn hoặc đối với cùng một cơ quan, tổ chức.
4. Xem xét và trả lời kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
5. Khi cần thiết, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội làm việc với Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Điều 53. Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.
2. Quyết định số Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc, số Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban của Quốc hội; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc, phê chuẩn việc cho thôi làm thành viên Hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc; phê chuẩn danh sách Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban, phê chuẩn việc cho thôi làm thành viên Ủy ban theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
3. Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.
5. Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Hướng dẫn hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
2. Tiếp nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn, hình thức trả lời chất vấn; tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội xem xét kiến nghị của đại biểu Quốc hội quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này; xem xét, trả lời kiến nghị khác của đại biểu Quốc hội; khi cần thiết, cử đoàn giám sát, đoàn công tác về địa phương xem xét các vấn đề mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị.
3. Quy định hoạt động phí, các khoản phụ cấp, các chế độ khác và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội; quyết định phân bổ kinh phí hoạt động cho các Đoàn đại biểu Quốc hội.
4. Xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, người trúng cử đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở, nơi làm việc của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp; quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can; báo cáo với Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội mất quyền đại biểu.
5. Xem xét, quyết định việc chuyển đại biểu Quốc hội đến sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội khác trong trường hợp đại biểu chuyển công tác đến tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương. Xem xét đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội công tác về việc bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải đại biểu Quốc hội.
6. Quyết định việc đưa ra để Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định việc chấp nhận đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Điều 55. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân
1. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.
2. Quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Quyết định giải tán hoặc theo đề nghị của Chính phủ quyết định giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
Điều 56. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chính phủ.
2. Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 57. Quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp
1. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh hoặc của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương khi trong cả nước, một hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của Nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Khi không còn tình trạng khẩn cấp, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 58. Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội
1. Báo cáo Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan đến quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác. Trong thời gian Quốc hội không họp, xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về những vấn đề thuộc chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước trước khi trình Quốc hội.
2. Quyết định đăng cai tổ chức hội nghị của các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực tại Việt Nam.
3. Quyết định việc thành lập, quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam.
4. Thông qua chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội.
5. Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế hằng năm của Quốc hội; xem xét báo cáo kết quả chuyến thăm, làm việc của đoàn Quốc hội tại nước ngoài và đoàn Quốc hội nước ngoài, tổ chức quốc tế đến thăm, làm việc với Quốc hội Việt Nam; xem xét báo cáo kết quả các hội nghị quốc tế do Quốc hội đăng cai tổ chức.
Điều 59. Tổ chức trưng cầu ý dân
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về hình thức phiếu trưng cầu, trình tự bỏ phiếu và kiểm phiếu; quyết định thời gian cụ thể trưng cầu ý dân, nội dung ghi trên phiếu trưng cầu ý dân căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về việc trưng cầu ý dân; kiểm tra, giám sát việc trưng cầu ý dân.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm công bố kết quả trưng cầu ý dân với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Điều 60. Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
3. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, trường hợp không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do để Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
5. Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan.
Điều 61. Thời gian tiến hành phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ mỗi tháng một phiên.
2. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo quyết định của Chủ tịch Quốc hội hoặc khi có đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hay của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 62. Dự kiến chương trình và quyết định triệu tập phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc chuẩn bị phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình, quyết định thời gian họp và các biện pháp bảo đảm. Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị những nội dung được Chủ tịch Quốc hội phân công.
2. Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, căn cứ vào chương trình công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và tình hình, tiến độ chuẩn bị các nội dung dự kiến trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chuẩn bị dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp. Dự kiến chương trình phiên họp phải được gửi xin ý kiến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội gửi dự kiến chương trình phiên họp đã được Chủ tịch Quốc hội quyết định đến cơ quan, tổ chức có nội dung trình Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp; gửi dự kiến chương trình phiên họp cùng với quyết định triệu tập phiên họp đến thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp.
4. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị, thẩm tra các dự án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Điều 63. Tài liệu phục vụ phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ xem xét những vấn đề trong chương trình phiên họp khi có đầy đủ các văn bản cần thiết.
2. Các tài liệu phục vụ phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 05 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp. Trong trường hợp phiên họp được triệu tập theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật này thì tài liệu phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 02 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp.
Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội
1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
4. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
5. Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
6. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
7. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Quốc hội
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch uỷ nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.Bổ sung
1. Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công; tham gia các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trong trường hợp được sự ủy nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác và báo cáo kết quả làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp công tác với Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; yêu cầu đại diện các cơ quan, tổ chức khác và công dân tham gia khi cần thiết.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Dự kiến chương trình kỳ họp; quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội.
2. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các dự án luật, dự thảo nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội; xem xét báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội; dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
3. Tổ chức và bảo đảm việc thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị Quốc hội điều chỉnh chương trình khi cần thiết.
4. Tổ chức để Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết và những nội dung khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
5. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước; đề xuất các vấn đề trình Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
6. Quyết định các vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.Bổ sung
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội; chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Quốc hội xem xét, thông qua.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.
Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định gửi dự án pháp lệnh lấy ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
2. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và các báo cáo, dự án khác, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định; phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nội dung thuộc chương trình giám sát của Quốc hội và những nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội; giao Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giám sát một số vấn đề trong chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội định kỳ báo cáo về chương trình, kế hoạch hoạt động và việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của Hội đồng, Ủy ban.
3. Điều phối các hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội diễn ra tại cùng một địa bàn hoặc đối với cùng một cơ quan, tổ chức.
4. Xem xét và trả lời kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
5. Khi cần thiết, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội làm việc với Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
1. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.
2. Quyết định số Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc, số Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban của Quốc hội; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc, phê chuẩn việc cho thôi làm thành viên Hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc; phê chuẩn danh sách Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban, phê chuẩn việc cho thôi làm thành viên Ủy ban theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
3. Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.
5. Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Hướng dẫn hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
2. Tiếp nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn, hình thức trả lời chất vấn; tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội xem xét kiến nghị của đại biểu Quốc hội quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này; xem xét, trả lời kiến nghị khác của đại biểu Quốc hội; khi cần thiết, cử đoàn giám sát, đoàn công tác về địa phương xem xét các vấn đề mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị.
3. Quy định hoạt động phí, các khoản phụ cấp, các chế độ khác và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội; quyết định phân bổ kinh phí hoạt động cho các Đoàn đại biểu Quốc hội.
4. Xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, người trúng cử đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở, nơi làm việc của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp; quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can; báo cáo với Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội mất quyền đại biểu.
5. Xem xét, quyết định việc chuyển đại biểu Quốc hội đến sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội khác trong trường hợp đại biểu chuyển công tác đến tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương. Xem xét đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội công tác về việc bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải đại biểu Quốc hội.
6. Quyết định việc đưa ra để Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định việc chấp nhận đại biểu Quốc hội thôi làm nhiệm vụ đại biểu trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
1. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.
2. Quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Quyết định giải tán hoặc theo đề nghị của Chính phủ quyết định giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chính phủ.
2. Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh hoặc của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương khi trong cả nước, một hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của Nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Khi không còn tình trạng khẩn cấp, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
1. Báo cáo Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan đến quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác. Trong thời gian Quốc hội không họp, xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về những vấn đề thuộc chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước trước khi trình Quốc hội.
2. Quyết định đăng cai tổ chức hội nghị của các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực tại Việt Nam.
3. Quyết định việc thành lập, quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam.
4. Thông qua chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội.
5. Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế hằng năm của Quốc hội; xem xét báo cáo kết quả chuyến thăm, làm việc của đoàn Quốc hội tại nước ngoài và đoàn Quốc hội nước ngoài, tổ chức quốc tế đến thăm, làm việc với Quốc hội Việt Nam; xem xét báo cáo kết quả các hội nghị quốc tế do Quốc hội đăng cai tổ chức.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về hình thức phiếu trưng cầu, trình tự bỏ phiếu và kiểm phiếu; quyết định thời gian cụ thể trưng cầu ý dân, nội dung ghi trên phiếu trưng cầu ý dân căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về việc trưng cầu ý dân; kiểm tra, giám sát việc trưng cầu ý dân.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm công bố kết quả trưng cầu ý dân với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
3. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, trường hợp không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do để Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
5. Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ mỗi tháng một phiên.
2. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo quyết định của Chủ tịch Quốc hội hoặc khi có đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hay của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc chuẩn bị phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình, quyết định thời gian họp và các biện pháp bảo đảm. Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị những nội dung được Chủ tịch Quốc hội phân công.
2. Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, căn cứ vào chương trình công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và tình hình, tiến độ chuẩn bị các nội dung dự kiến trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chuẩn bị dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp. Dự kiến chương trình phiên họp phải được gửi xin ý kiến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội gửi dự kiến chương trình phiên họp đã được Chủ tịch Quốc hội quyết định đến cơ quan, tổ chức có nội dung trình Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp; gửi dự kiến chương trình phiên họp cùng với quyết định triệu tập phiên họp đến thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp.
4. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị, thẩm tra các dự án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ xem xét những vấn đề trong chương trình phiên họp khi có đầy đủ các văn bản cần thiết.
2. Các tài liệu phục vụ phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 05 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp. Trong trường hợp phiên họp được triệu tập theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật này thì tài liệu phải được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 02 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp.
1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
4. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
5. Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
6. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
7. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch uỷ nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội.
THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY AND THE CHAIRPERSON OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 44. Position, functions and organizational structure of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly is the permanent body of the National Assembly.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall be composed of the Chairperson, who is the Chairperson of the National Assembly, Vice Chairpersons, who are Vice Chairpersons of the National Assembly, and Members. Members of the Standing Committee of the National Assembly must be National Assembly deputies who work on a full-time basis and may not concurrently be members of the Government. The numbers of Vice Chairpersons and Members of the Standing Committee of the National Assembly shall be decided by the National Assembly.
3. The term of office of the Standing Committee of the National Assembly must start from the time the Standing Committee is elected by the National Assembly and end when a new Standing Committee is elected by the new National Assembly.
Article 45. Responsibilities of members of the Standing Committee of the National Assembly
1. Members of the Standing Committee of the National Assembly shall take collegial responsibility for the performance of tasks and exercise of powers of the Standing Committee; take personal responsibility before the Standing Committee for issues assigned by the latter; attend meetings of the Standing Committee and discuss and vote on matters falling within its tasks and powers.
2. When authorized by the Standing Committee of the National Assembly, its members may represent the Standing Committee to work with ministries, sectors and other agencies and organizations and report on working results to the Standing Committee.
Article 46. Work coordination between the Standing Committee of the National Assembly and agencies, organizations, units and individuals
1. When performing its tasks and exercising its powers, the Standing Committee of the National Assembly shall coordinate with the President, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the State Auditor General, the National Election Council and the Presidium of the Vietnam Fatherland Front Central Committee; and, when necessary, request the participation of representatives from other agencies and organizations and citizens.
2. The Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, other state agencies, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations,, economic organizations, people’s armed forces units and citizens shall respond to requests of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 47. The Standing Committee of the National Assembly preparing, convening and presiding over National Assembly sessions
1. To prepare agendas of National Assembly sessions and decide to convene the sessions.
2. To direct, harmonize and coordinate activities of concerned agencies in preparing the agendas of the sessions; to consider and give opinions on the preparation of bills, draft resolutions, reports and other draft documents to be submitted to the National Assembly; to consider summary reports on discussion results of the Ethnic Council, Committees of the National Assembly, and of National Assembly deputies in their delegations; to project issues to be discussed at the plenary meetings of the National Assembly.
3. To organize and ensure the implementation of the agendas of National Assembly sessions, to propose the National Assembly to adjust the agendas when necessary.
4. To organize the National Assembly’s voting to pass bills, draft resolutions and other issues falling within the tasks and powers of the National Assembly.
5. To coordinate with the Vietnam Fatherland Front Central Committee in presenting to the National Assembly summary reports on opinions and petitions of voters nationwide; to propose the National Assembly to discuss and adopt resolutions on the settlement of voters’ petitions.
6. To decide on other issues related to National Assembly sessions.
Article 48. Making of laws and ordinances
1. The Standing Committee of the National Assembly shall draft law- and ordinance-making programs and submit them to the National Assembly for decision; direct the implementation of the law- and ordinance-making programs; adjust these programs and report the adjustments to the National Assembly at its next session; set up drafting committees and designate agencies to verify bills and draft ordinances in accordance with law; give comments on bills before they are submitted to the National Assembly; direct the study, assimilation and justification of opinions of National Assembly deputies in order to revise and finalize bills and submit them to the National Assembly for consideration and passage.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall enact ordinances on matters assigned by the National Assembly.
Draft ordinances shall be verified by the Ethnic Council or Committees of the National Assembly before they are submitted to the Standing Committee of the National Assembly. When necessary, the Standing Committee of the National Assembly shall decide to send draft ordinances to National Assembly deputies for comment before passage.
Article 49. Interpretation of the Constitution, laws and ordinances
1. The Standing Committee of the National Assembly shall decide to interpret the Constitution, a law or an ordinance on its own decision or at the proposal of the President, the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the Ethnic Council, a Committee of the National Assembly, the Vietnam Fatherland Front Central Committee or the central agency of a member organization of the Front or at the request of National Assembly deputies.
2. Depending on the nature and content of the matter to be interpreted, the Standing Committee of the National Assembly shall assign the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy or the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly to draft a resolution on the interpretation of the Constitution or a law or an ordinance and submit it to the Standing Committee for consideration and decision.
3. A draft resolution on the interpretation of the Constitution or a law or an ordinance shall be verified by the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly in terms of conformity with the spirit and contents of the interpreted provisions of the Constitution, law or ordinance.
Article 50. Oversight by the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly shall organize the implementation of the oversight program of the National Assembly and, when the National Assembly is in recess, adjust this program and report it to the National Assembly at its next session.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall oversee the implementation of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly and ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; and activities of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the State Audit Office and other agencies established by the National Assembly.
Article 51. Suspension and annulment of documents of central state agencies
1. The Standing Committee of the National Assembly shall suspend on its own decision or at the proposal of the Ethnic Council, Committees or deputies of the National Assembly the implementation of a document of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy or another agency established by the National Assembly which contravenes the Constitution or a law or resolution of the National Assembly, and propose the National Assembly to annul that document at its next session.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall annul on its own decision or at the proposal of the Ethnic Council, Committees or deputies of the National Assembly a document of the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy or another agency established by the National Assembly which contravenes an ordinance or a resolution of the Standing Committee of the National Assembly.
Article 52. The Standing Committee of the National Assembly directing, harmonizing and coordinating activities of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly
1. To assign the Ethnic Council or Committees of the National Assembly to verify bills, draft ordinances and resolutions, and other reports and documents except in cases decided by the National Assembly; to assign the Ethnic Council or Committees of the National Assembly to implement the National Assembly’s oversight program and other contents as requested by the National Assembly; to assign the Ethnic Council or Committees of the National Assembly to oversee a number of matters under the oversight program of the Standing Committee of the National Assembly.
2. To request the Ethnic Council and Committees of the National Assembly to periodically report on their activity programs and plans and the implementation thereof.
3. To coordinate activities of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly carried out in the same locality or with the same agency or organization.
4. To consider and respond to proposals of the Ethnic Council or Committees of the National Assembly.
5. When necessary, the Chairperson or a Vice Chairperson of the National Assembly shall work with the Chairperson or the standing body of the Ethnic Council or the Chairperson or the standing body of a Committee of the National Assembly on matters falling within the tasks and powers of the Ethnic Council or that Committee.
Article 53. Responsibility of the Standing Committee of the National Assembly for the election, relief of duty, removal from office and approval of positions in the state apparatus
1. To propose the National Assembly to elect, relieve of duty and remove from office the President, Chairperson of the National Assembly, Vice Chairperson of the National Assembly, Member of the Standing Committee of the National Assembly, Chairperson of the Ethnic Council, Chairperson of a Committee of the National Assembly, Chairperson of the National Election Council, State Auditor General and Secretary General of the National Assembly.
2. To decide on the numbers of Vice Chairpersons, standing Members, full-time Members and other Members of the Ethnic Council, the numbers of Vice Chairpersons, standing Members, full-time Members and other Members of a Committee of the National Assembly; to approve the list of Vice Chairpersons, standing Members, full-time Members and other Members of the Ethnic Council, and approve the resignation of members of the Ethnic Council at the proposal of the Chairperson of the Ethnic Council; to approve the list of Vice Chairpersons, standing Members, full-time Members and other Members of a Committee of the National Assembly and approve the resignation of members of the Committee at the proposal of the Chairperson of the Committee.
3. To approve the proposals of the Prime Minister on the appointment and relief of duty of ambassadors extraordinary and plenipotentiary of the Socialist Republic of Vietnam.
4. To approve results of election of Heads and Deputy Heads of National Assembly deputies’ delegations.
5. To approve results of election of Chairpersons and Vice Chairpersons of provincial- level People’s Councils.
Article 54. Responsibility of the Standing Committee of the National Assembly for activities of National Assembly deputies and National Assembly deputies’ delegations
1. To guide activities of National Assembly deputies and National Assembly deputies’ delegations; to consider activity reports of National Assembly deputies’ delegations and National Assembly deputies.
2. To receive questions of National Assembly deputies and forward them to questioned persons and decide on the deadline and form of answering; to receive and summarize proposals of National Assembly deputies; to present to the National Assembly for consideration proposals of National Assembly deputies prescribed in Clause 3, Article 33 of this Law; to consider and respond to other proposals of National Assembly deputies; when necessary, to send oversight or working teams to localities to examine matters proposed by National Assembly deputies and National Assembly deputies’ delegations.
3. To stipulate operation allowances and other allowances and benefits and conditions to ensure activities of National Assembly deputies; to decide on the distribution of the operation funds to National Assembly deputies’ delegations.
4. When the National Assembly is in recess, to consider proposals of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy on the arrest, custody, detention of and institution of criminal cases against National Assembly deputies and persons being elected to the National Assembly, search of places of residence and workplaces of National Assembly deputies; to decide to suspend the performance of tasks and exercise of powers of National Assembly deputies who are charged with an offence; to report to the National Assembly on the loss of representative powers of National Assembly deputies.
5. To consider and decide on the transfer of National Assembly deputies to work in other National Assembly deputies’ delegations when they move to work in other provinces or centrally run cities. To consider proposals of agencies, organizations or units where National Assembly deputies work on the removal from office, dismissal, resignation and sack of these deputies.
6. To decide to propose the National Assembly or voters of constituencies to remove from office National Assembly deputies at the proposal of the Vietnam Fatherland Front Central
Committee or provincial-level Fatherland Front Committees; to decide to approve, when the National Assembly is in recess, the resignation by National Assembly deputies from performing their representative tasks, and report such to the National Assembly at the next session.
Article 55. The Standing Committee of the National Assembly overseeing and guiding activities of People’s Councils
1. To oversee and guide the activities of People’s Councils.
2. To annul on its own decision or at the proposal of the Prime Minister the Ethnic Council, a Committee or deputies of the National Assembly or annul resolutions of provincial-level People’s Councils that contravene the Constitution, laws or documents of superior state agencies.
3. To dissolve on its own decision or at the proposal of the Government provincial-level People’s Councils in case they cause serious harms to the People’s interests.
Article 56. Establishment, dissolution, consolidation, separation, and adjustment of boundaries of, administrative units under provinces or centrally run cities
1. The Standing Committee of the National Assembly shall decide on the establishment, dissolution, consolidation, separation, or adjustment of the boundaries of, administrative units under provinces or centrally run cities at the proposal of the Government.
2. Plans on the establishment, dissolution, consolidation, separation, or adjustment of boundaries of, administrative units under provinces or centrally run cities shall be verified by Committees of the National Assembly before they are submitted to the Standing Committee of the National Assembly for consideration and decision.
Article 57. Decision on state of war and general or partial mobilization; declaration or cancellation of state of emergency
1. In case the National Assembly cannot meet, the Standing Committee of the National Assembly shall decide on a state of war at the proposal of the National Defense and Security Council and report such to the National Assembly at the next session; and decide on general or partial mobilization at the proposal of the National Defense and Security Council or the Prime Minister.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall, at the proposal of the Prime Minister, declare a state of emergency nationwide or in each locality when the whole country or one or more than one locality suffer(s) a serious disaster caused by nature or humans or a widespread dangerous epidemic which poses a serious threat to property of the State or organizations, life, health or property of the People or is in a situation which poses a serious threat to national security and social order and safety. When the state of emergency no longer exists, the Standing Committee of the National Assembly shall decide to cancel such state at the proposal of the Prime Minister.
Article 58. Responsibility of the Standing Committee of the National Assembly for external relations of the National Assembly
1. To report to the National Assembly on issues within the State’s external policy related to the relationships with the national assemblies of other countries, international and regional inter-parliamentary organizations and other international organizations. When the National Assembly is in recess, to consider the Government’s reports on external relations affairs; to give comments on issues within the State’s basic external policy before they are submitted to the National Assembly.
2. To decide to host conferences of international and regional inter-parliamentary organizations in Vietnam.
3. To decide on the establishment of the Vietnam Parliamentary Friendship Organization and stipulate its organization and operation,
4. To approve annual programs on external and international cooperation activities of the Standing Committee of the National Assembly; to direct, harmonize and coordinate external and international cooperation activities of the Ethnic Council, Committees of the National Assembly, parliamentary friendship groups, agencies of the Standing Committee of the National Assembly, the State Audit Office and the Office of the National Assembly.
5. To consider and evaluate results of the implementation of annual programs on external and international cooperation activities of the National Assembly; to consider reports on results of visits and working visits of the National Assembly’s delegations abroad and of delegations of foreign national assemblies and international organizations to the National Assembly of Vietnam; to consider and report on results of international conferences hosted by the National Assembly.
Article 59. Referendum holding
1. The Standing Committee of the National Assembly shall hold a referendum under the decision of the National Assembly.
2. The Standing Committee of the National Assembly shall stipulate the form of ballots and the order of casting and counting the ballots; decide on specific time for holding the referendum and contents of the ballot in pursuance to the National Assembly’s resolution on the referendum; and examine and oversee the referendum.
3. The Standing Committee of the National Assembly shall announce on the results of a referendum to the National Assembly at the next session.
Article 60. Meetings of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly shall discuss and decide on matters falling within its tasks and powers at its meetings.
A meeting of the Standing Committee of the National Assembly shall be attended by at least two-thirds of the total number of its members.
2. The Chairperson of the National Assembly shall preside over meetings of the Standing Committee of the National Assembly. Vice Chairpersons of the National Assembly shall assist the Chairperson of the National Assembly in administering the meetings as assigned by the latter.
3. Members of the Standing Committee of the National Assembly shall attend all meetings. When unable to attend a meeting, they shall report on the reason to the Chairperson of the National Assembly for consideration and decision.
4. The President has the right to attend meetings of the Standing Committee of the National Assembly; the Prime Minister, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the Chairperson and Vice Chairpersons of the Ethnic Council, and the Chairpersons and Vice Chairpersons of Committees of the National Assembly may be invited to meetings of the Standing Committee of the National Assembly.
Standing and full-time Members of the Ethnic Council or Committees of the National Assembly may be invited to meetings of the Standing Committee of the National Assembly which discuss matters under the charge of the Council or Committees.
5. Representatives of concerned agencies and organizations may be invited to meetings of the Standing Committee of the National Assembly which discuss relevant matters.
Article 61. Time of meetings of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly shall hold regular meetings once a month.
2. When necessary, the Standing Committee of the National Assembly shall meet under the decision of the Chairperson of the National Assembly, or at the proposal of the President, the Prime Minister or at least one-third of the total number of its members.
Article 62. Preparation of agendas and decision to convene meetings of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Chairperson of the National Assembly shall direct the preparation of a meeting of the Standing Committee of the National Assembly; project the agenda and decide on the time of the meeting and measures to ensure the meeting. Vice Chairpersons of the National Assembly and Members of the Standing Committee of the National Assembly shall prepare contents assigned by the Chairperson of the National Assembly.
2. Under the direction of the Chairperson of the National Assembly and on the basis of the working programs of the Standing Committee, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, and the situation and progress of preparation of contents projected to be submitted to the Standing Committee of the National Assembly, the Secretary General- Chairperson of the Office of the National Assembly shall prepare the tentative agenda of a meeting of the Standing Committee of the National Assembly no later than 30 days before the meeting opens. The tentative agenda of the meeting shall be sent to members of the Standing Committee of the National Assembly and the standing bodies of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly for opinion before it is submitted to the Chairperson of the National Assembly for consideration and decision.
3. The Secretary General-Chairperson of the Office of the National Assembly shall send the tentative agenda of the meeting already decided by the Chairperson of the National Assembly to agencies and organizations that have contents to be submitted to the Standing Committee of the National Assembly no later than 20 days before the meeting opens; and send the tentative agenda of the meeting together with the decision to convene the meeting to members of the Standing Committee of the National Assembly no later than 7 days before the meeting opens.
4. The Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the Ethnic Council, Committees of the National Assembly and concerned agencies and organizations shall prepare and verify draft documents and reports on the meeting agenda as assigned by the Standing Committee of the National Assembly or according to their tasks and powers prescribed by law.
Article 63. Documents of meetings of the Standing Committee of the National Assembly
1. The Standing Committee of the National Assembly shall consider matters on the agenda of a meeting only when all necessary documents are available.
2. Documents of a meeting of the Standing Committee of the National Assembly shall be sent to its members no later than 5 days before the meeting opens. If a meeting is convened according to Clause 2, Article 61 of this Law, the documents shall be sent to members of the Standing Committee of the National Assembly no later than 2 days before the meeting opens.
Article 64. Tasks and powers of the Chairperson of the National Assembly
1. To preside over National Assembly sessions, to ensure the implementation of regulations on activities of National Assembly deputies and on National Assembly sessions; to sign for authentication the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly.
2. To lead the work of the Standing Committee of the National Assembly; to direct the preparation of tentative agendas of and convene and preside over meetings of the Standing Committee of the National Assembly; to sign ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly.
3. To preside over conferences of full-time National Assembly deputies and other conferences held by the Standing Committee of the National Assembly.
4. To convene and preside over conferences of the Chairperson of the Ethnic Council and Chairpersons of Committees of the National Assembly to discuss programs of activities of the National Assembly, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly; when necessary, to attend meetings of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly.
5. To maintain relations with National Assembly deputies.
6. To direct the use of the operation funds of the National Assembly.
7. To direct and organize the implementation of the National Assembly’s external relations work; to represent the National Assembly in its external relations; to lead activities of Vietnamese National Assembly delegations in international and regional inter-parliamentary organizations.
Article 65. Tasks and powers of Vice Chairpersons of the National Assembly
Vice Chairpersons of the National Assembly shall assist the Chairperson of the National Assembly in performing tasks as assigned by the latter. When the Chairperson of the National Assembly is absent, a Vice Chairperson authorized by the Chairperson shall perform the tasks and exercise the powers of the latter.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực