Chương 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2001: Kỳ họp quốc hội
Số hiệu: | 30/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2002 |
Ngày công báo: | 08/03/2002 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình làm việc của các kỳ họp Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội thường lệ chậm nhất là ba mươi ngày, kỳ họp Quốc hội bất thường chậm nhất là bảy ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.
Dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với quyết định triệu tập kỳ họp.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ toạ cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội quyết định.
Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp đã được thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
Các vấn đề trong chương trình kỳ họp Quốc hội được thảo luận và quyết định tại các phiên họp toàn thể. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định thảo luận tại Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các tổ đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Thành viên Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội, có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi Quốc hội xem xét về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách; được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà thành viên đó phụ trách theo yêu cầu của Quốc hội hoặc được Quốc hội đồng ý theo đề nghị của thành viên đó.
Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Quyền trình dự án luật được thực hiện bằng việc trình dự án luật mới, dự án luật sửa đổi, bổ sung luật hiện hành.
Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành.
Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cả nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình hàng năm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Các dự án luật trước khi trình ra Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Đối với dự án luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật đó.
Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp của Quốc hội.
Quốc hội thảo luận về dự án luật sau khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật thuyết trình về nội dung dự án, Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo luật.
Quốc hội nghe báo cáo về việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý và xem xét, thông qua dự thảo luật.
Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước; các công trình quan trọng quốc gia; chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương.
Chính phủ trình Quốc hội dự án kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương của năm sau tại kỳ họp Quốc hội cuối năm trước.
Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình chậm nhất là mười tám tháng, sau khi năm ngân sách kết thúc.
Các dự án phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là mười ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp.
Quốc hội xem xét các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi nghe thuyết trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan và biểu quyết thông qua sau khi Quốc hội đã thảo luận.
Quốc hội thông qua các dự án bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ, hoặc biểu quyết toàn bộ một lần.
Quốc hội xem xét Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và báo cáo với Quốc hội kết quả giải quyết.
Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp cuối năm. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến các đại biểu Quốc hội, khi cần thiết Quốc hội có thể xem xét, thảo luận.
Quốc hội có thể ra nghị quyết về công tác của các cơ quan đã báo cáo.
Tại kỳ họp cuối cùng của mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị.
Tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội bầu Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội gồm Chủ nhiệm, một Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên trong số đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội khoá trước giới thiệu.
Căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu, Quốc hội quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội đã được bầu, tuyên bố những trường hợp cá biệt mà việc bầu cử đại biểu không có giá trị.
Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội hết nhiệm vụ khi việc thẩm tra tư cách đại biểu đã hoàn thành.
Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước giới thiệu.
Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giới thiệu.
Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Quốc hội bầu Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên của mỗi Uỷ ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu.
Số Phó Chủ nhiệm và số Uỷ viên của mỗi Uỷ ban do Quốc hội quyết định.
Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội do Chủ tịch nước giới thiệu.
Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong số các đại biểu Quốc hội do Chủ tịch nước giới thiệu.
Quốc hội bầu Đoàn thư ký kỳ họp của mỗi khoá Quốc hội, gồm Trưởng đoàn thư ký và các Thư ký trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu.
Đoàn thư ký có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm biên bản mỗi phiên họp, biên bản kỳ họp; chuẩn bị thông cáo về phiên họp của Quốc hội; tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội;
2. Phối hợp với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan để chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội;
3. Thực hiện những công tác khác do Chủ tịch Quốc hội giao.
Chủ tịch Quốc hội khoá trước chỉ định Thư ký lâm thời các phiên họp của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới cho đến khi Quốc hội bầu Đoàn thư ký.
Người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm, nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn do Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị theo trình tự sau đây:
a) Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội;
c) Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.
Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm quy định tại các điều 81, 82, 83, 84, 85 và 86 của Luật này theo đề nghị của cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm các chức vụ đó.
Việc bầu hoặc phê chuẩn những người thay thế các chức vụ nói trên được thực hiện theo quy định tại các điều 80, 81, 82, 83, 84, 85 và 86 của Luật này.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo công tác từ kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá trước đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Đối với các nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, sửa đổi Hiến pháp thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực và Chủ tịch nước công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.
Article 62.- The National Assembly holds two regular sessions a year.
The National Assembly Standing Committee shall convene irregular sessions in cases where it is so requested by the State President, the Prime Minister or at least by one-third of the total number of National Assembly deputies or where it is so decided by itself.
Article 63.- The National Assembly Standing Committee projects the agenda of National Assembly sessions; the National Assembly Standing Committee of the preceding legislature projects the agendum of the first session of the National Assembly of the new legislature.
Article 64.- The National Assembly Standing Committee shall decide on the convening of a regular National Assembly session at least thirty days or an irregular National Assembly session at least seven days, before the session opens.
The projected agenda of sessions shall be forwarded to the National Assembly deputies together with the decisions to convene the sessions.
Article 65.- The first session of each National Assembly legislature shall be convened by the Standing Committee of the preceding National Assembly legislature within sixty days as from the date of election of National Assembly deputies.
The first session of each National Assembly legislature shall be opened and presided over by the chairman of the National Assembly of the preceding legislature until the National Assembly elects the chairman of the National Assembly of the new legislature.
Article 66.- The agenda of the National Assembly sessions shall be decided by the National Assembly.
The National Assembly deputies are entitled to propose amendments and/or supplements to the approved session agenda. The amendment and/or supplementation of session agenda must be voted for by more than half of the total number of the National Assembly deputies.
Article 67.- The National Assembly meets openly.
In case of necessity, at the request of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Prime Minister or at least one-third of the total number of National Assembly deputies, the National Assembly shall decide to meet behind the closed door.
Article 68.- Issues included in the agenda of National Assembly sessions shall be discussed and decided at the plenary meetings. In case of necessity, the National Assembly shall decide to hold discussions within the Nationality Council, Commissions of the National Assembly, groups of National Assembly deputies, associations of National Assembly deputies.
Article 69.- Government members who are not National Assembly deputies and invited to attend National Assembly sessions have the responsibility to attend the plenary meetings of the National Assembly when the latter consider matters related to branches or domains under their respective management; may voice their opinions on matters related to their respective branches or domains at the request of the National Assembly or at such members’ own requests which are consented by the National Assembly.
Article 70.- Representatives of State agencies, social organizations, economic organizations, people�s armed force units, press agencies, citizens and foreign guests may be invited to attend public meetings of the National Assembly.
Article 71.- The State President, the Standing Committee, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly, the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, Vietnam Fatherland Front and its member organizations, and National Assembly deputies are entitled to present bills before the National Assembly.
The right to present bills shall be exercised with the presentation of new bills, bills on amending and/or supplementing current laws.
The National Assembly deputies shall exercise the right to propose laws through their proposals on the promulgation of new laws or amendment and/or supplementation of current laws.
Article 72.- The National Assembly shall decide on the term-long or annual law- and ordinance-making programs at the proposal of the National Assembly Standing Committee.
Before being submitted to the National Assembly, the bills must be verified by the Nationality Council or concerned Commissions of the National Assembly, commented by the National Assembly Standing Committee and sent to the National Assembly deputies at least twenty days before the sessions start.
For bills presented by the National Assembly Standing Committee, the National Assembly shall decide on the verifying bodies or set up the ad hoc committees to verify such bills.
Article 73.- The National Assembly shall consider and pass bills into laws at one or several sessions of the National Assembly.
The National Assembly discuss bills after the bill- submitting agencies, organizations or individuals explain the bills contents and the Nationality Council or concerned Commissions present the reports on verification thereof.
The National Assembly Standing Committee shall direct the concerned agencies to receive opinions of National Assembly deputies and revise the bills.
The National Assembly shall hear reports on reception of National Assembly deputies comments, hear the revised drafts and consider then pass the bills into laws.
Article 74.- The National Assembly decides on long-term and annual socio-economic development plans of the country; important national projects; national financial and monetary policies, State budget estimates and central budget allocations.
The Government shall submit to the National Assembly projected plans, State budget estimates and central budget allocations of the subsequent year at the National Assembly session at the end of the preceding year.
The National Assembly shall ratify general final State budget settlement submitted by the Government within fifteen months at most after the budgetary year ends.
Projects must be sent to the National Assembly deputies at least ten days before the sessions open.
Article 75.- The National Assembly shall consider important State projects and works after hearing the explanation by the Government, the verification report by the Nationality Council of concerned Commissions and vote to approve them after the discussions by the National Assembly.
The National Assembly shall approve projects by voting on issue by issue, then voting on the whole projects or voting on the whole projects once.
Article 76.- The National Assembly shall consider reports on sum-up of voters’ opinions and proposals.
The concerned State agencies, organizations and units shall have to study, settle and respond to voters proposals and report to the National Assembly on the settlement results.
When necessary, the National Assembly shall issue resolutions on the settlement of voters’ proposals.
Article 77.- The National Assembly shall consider and discuss reports on activities of the Standing Committee, the Nationality Council or Commissions of the National Assembly, the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy at the year-end sessions. At the mid-year sessions, these bodies shall send their working reports to the National Assembly deputies, which, when necessary, can be considered and discussed by the National Assembly.
The National Assembly may issue resolutions on the reported activities of agencies.
Article 78.- At the final session of the each National Assembly legislature, the National Assembly shall consider and discuss reports on the whole-term activities of the National Assembly, the State President, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
The report on whole-term activities of the National Assembly shall be prepared by the National Assembly Standing Committee.
Article 79.- At the first meeting of the first session of each legislature, the National Assembly shall elect a Committee for Verification of Deputies Qualities, which is composed of a head, a deputy-head and members recommended by the National Assembly chairman among the National Assembly deputies.
Basing itself on the report of the Committee for Verification of Deputies Qualities, the National Assembly shall decide on the acknowledgement of the qualities of the elected deputies, and declare particular cases where the election of deputies is not valid.
The Committee for Verification of Deputies Qualities shall fulfill its task when the verification of deputies qualities is completed.
Article 80.- The National Assembly shall elect its chairman and vice-chairmen as well as members of its Standing Committee among the National Assembly deputies according to the list of nominees recommended for such positions by the National Assembly Standing Committee of the preceding legislature.
The number of National Assembly vice-chairmen and the number of Standing Committee members shall be decided by the National Assembly.
Article 81.- The National Assembly shall elect the State President recommended by its Standing Committee among the National Assembly deputies.
At the proposal of the State President, the National Assembly shall elect the State Vice-President among the National Assembly deputies; ratify the list of members of the Defense and Security Council.
Article 82.- The National Assembly shall elect the chairman, vice-chairmen and members of the Nationality Council among the National Assembly deputies according to the list of nominees recommended by the National Assembly chairman for such positions.
The number of vice-chairmen and the number of members of the Nationality Council shall be decided by the National Assembly.
Article 83.- The National Assembly shall elect the director, deputy-directors and members of each Commission among its deputies according to the list of nominees recommended for such positions by the National Assembly chairman.
The number of deputy-directors and the number of members of each Commission shall be decided by the National Assembly.
Article 84.- The National Assembly shall elect the Prime Minister among the National Assembly deputies recommended by the State President.
The National Assembly shall ratify the proposal of the Prime Minister on the appointment of deputy- prime ministers, ministers and other members of the Government according to the list of nominees for such positions.
Article 85.- The National Assembly shall elect the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy among its deputies recommended by the State President.
Article 86.- The National Assembly shall elect the Secretariat of sessions of each legislature, consisting of the chief secretary and secretaries among the National Assembly deputies according to the list of nominees recommended by the National Assembly chairman.
The Secretariat has the following tasks and powers:
1. To record the minutes of each meeting, the minutes of each session; to prepare the communiques on National Assembly meetings; sum up opinions of the National Assembly deputies at the National Assembly sessions;
2. To coordinate with the Nationality Council, Commissions of the National Assembly and concerned agencies in revising bills and draft resolutions to be submitted to the National Assembly;
3. To perform other tasks assigned by the National Assembly chairman.
The National Assembly chairman of the preceding legislature shall designate the provisional secretaries for meetings of the first session of the new legislature until the National Assembly elect the Secretariat.
Article 87.- Those who are elected or have their appointment ratified by the National Assembly but cannot fulfill their duties for health or other reasons may ask for their resignation.
1. The National Assembly shall cast votes of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly at the proposal of the National Assembly Standing Committee according to the following order:
a) The National Assembly Standing Committee shall submit to the National Assembly the votes of confidence;
b) The persons put on the votes of confidence are entitled to express their opinions before the National Assembly;
c) The National Assembly holds discussion and casts the votes of confidence.
2. In cases where more than half of the total number of the National Assembly deputies give their votes of no-confidence, the agencies or persons who have recommended the target persons for election or proposed the ratification of the appointment thereof shall have to submit to the National Assembly for consideration, decision or ratification the removal from office, dismissal of persons who have not gained the confidence of the National Assembly.
Article 89.- At sessions subsequent to the first session, in case of necessity, the National Assembly shall elect, relieve from duty or remove from office the National Assembly chairman, vice-chairmen and/or members of the National Assembly Standing Committee at the proposal of the National Assembly Standing Committee.
The National Assembly shall remove from office or dismiss, or ratify the proposals on the removal from office or dismissal of, persons who hold positions elected or whose appointments are ratified by the National Assembly, as provided for in Articles 81, 82, 83, 84, 85 and 86 of this Law, at the proposal of the agencies or the persons who have recommended such persons for election or have proposed the ratification of their appointment to those positions.
The election or ratification of substitutes to the above-mentioned positions shall comply with the provisions in Articles 80, 81, 82, 83, 84, 85 and 86 of this Law.
Article 90.- At the first session of each legislature, the National Assembly Standing Committee, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy shall report on their activities from the final session of the preceding legislature to the first session of the new legislature.
Article 91.- Laws and resolutions of the National Assembly must be voted for by more than half of the total number of the National Assembly deputies. For resolutions on removal from office of National Assembly deputies, shortening or prolongation of the National Assembly’s term, amendment of the Constitution must be voted for by at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies.
Laws and resolutions of the National Assembly must be signed for confirmation by the National Assembly chairman and promulgated by the State President within fifteen days at most as from they dates they are passed.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực