Chương 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2001: Đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội
Số hiệu: | 30/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2002 |
Ngày công báo: | 08/03/2002 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khóa Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khóa Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
Trong số các đại biểu Quốc hội, có những đại biểu hoạt động chuyên trách và có những đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có ít nhất là hai mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.
Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận, biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà mình là thành viên.
Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu thực hiện nhiệm vụ.
Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn.
Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.
Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội biết ngày họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu tới dự và cung cấp tài liệu cần thiết.
Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó.
Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.
Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.
Đại biểu Quốc hội bị Toà án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý.
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu của mình.
Khi đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thôi làm nhiệm vụ đại biểu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí công tác cho đại biểu Quốc hội.
Thời gian đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục.
Lương, các chế độ khác của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các khoản phụ cấp của đại biểu Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
1. Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội có đại biểu hoạt động chuyên trách.
2. Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri;
b) Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ;
c) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức;
d) Tổ chức để đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
đ) Báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
3. Đoàn đại biểu Quốc hội có trụ sở, Văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội;
2. Giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương và Văn phòng Quốc hội.
NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES AND ASSOCIATIONS OF NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES
Article 43.- The National Assembly deputies are persons representing the will and aspiration of people, the representatives of not only people in their constituencies but also people throughout the country; and are persons representing people in exercising the state power in the National Assembly.
Article 44.- The term of office of the deputies of each National Assembly legislature shall start from the first session of that legislature to the first session of the National Assembly of the subsequent legislature.
The term of office of the additionally-elected deputies to the National Assembly shall start from the session following the by-election to the first session of the subsequent legislature.
Article 45.- Among the National Assembly deputies, there are deputies working on a full-time basis and there are deputies working on a part-time basis. The number of full-time National Assembly deputies accounts for at least twenty five percent of the total number of the National Assembly deputies.
Article 46.- The National Assembly deputies are answerable to voters and at the same time to the National Assembly for the performance of their tasks as deputies.
The National Assembly deputies must be exemplary in abiding by the Constitution and laws, leading a healthy life and respecting the code of community activities, protecting the legitimate rights and interests of citizens and contributing to the promotion of people’s right to mastery.
The National Assembly deputies have the task to propagate and disseminate laws and mobilize people to observe laws and participate in the management of the State.
Article 47.- The National Assembly deputies have the task to attend the plenary meetings of the National Assembly, meetings of the National Assembly deputies groups and of the National Assembly deputies associations; discuss and vote on issues which fall within the tasks and powers of the National Assembly.
National Assembly deputies being members of the National Council of Commissions of the National Assembly have the responsibility to attend meetings, discuss and vote on issues and participate in other activities which fall within the tasks and powers of the Nationality Council or Commissions, of which they are members.
The National Assembly deputies working on a part-time basis may spare at least one-third of their working time to perform the tasks of deputies. Agencies, organizations and units where the deputies work have the responsibility to create conditions for the deputies to fulfill their tasks.
Article 48.- The National Assembly deputies may propose bills, make motions on laws before the National Assembly, draft ordinances before the National Assembly Standing Committee according to the law-prescribed order and procedures.
Article 49.- The National Assembly deputies have the right to question the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister and other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy. The questioned persons have the responsibility to answer matters questioned by the National Assembly deputies.
While the National Assembly is in session, the National Assembly deputies shall send their questions to the National Assembly chairman. The questioned persons have the responsibility to give answers before the National Assembly at that session. Where an investigation is required, the National Assembly may decide to permit them to answer before the National Assembly Standing Committee or at the next session of the National Assembly or answer in writing.
During the interval of two National Assembly sessions, the questions shall be sent to the National Assembly Standing Committee which shall transfer them to the questioned agencies or persons and decide on the time limits for answering the questions.
If the National Assembly deputies disagree with the reply contents, they may request the National Assembly chairman to put them to discussion before the National Assembly or the National Assembly Standing Committee.
When necessary, the National Assembly or the National Assembly Standing Committee shall issue resolutions on the answer to questions and the responsibility of the questioned persons.
Article 50.- The National Assembly deputies are entitled to propose the National Assembly Standing Committee to consider and submit to the National Assembly votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly.
Article 51.- The National Assembly deputies must maintain close contacts with voters, submit to the voters supervision, frequently contact voters, inquire into their feelings and aspirations; gather and honestly report on voters ideas and proposals to the National Assembly and the concerned State agencies.
At least once a year, the National Assembly deputies must report to their voters on the performance of their tasks as deputies. Voters may request directly or through the Fatherland Front deputies to report on their work and may give remarks on the performance of the National Assembly deputies tasks.
Article 52.- The National Assembly deputies have the responsibility to receive citizens. Upon receiving proposals, complaints and denunciations from citizens, the National Assembly deputies shall have to study and promptly transfer them to competent persons for settlement and notify the proposal makers, complainants and denouncers thereof, urge and monitor the settlement. The persons with handling competence must notify the concerned National Assembly deputies of the results of settling those proposals, complaints and/or denunciations within the time limits prescribed by the legislation on complaints and denunciations.
In cases where they deem that the settlement of proposals, complaints and/or denunciations is unsatisfactory, the National Assembly deputies are entitled to meet the heads of concerned agencies to inquire into the matters and request the reconsideration thereof. When necessary, the National Assembly deputies may request the heads of the concerned superior bodies of such agencies to settle them.
Article 53.- Upon detecting acts of law violation, which harm the interests of the State, the legitimate rights and interests of social organizations, economic organizations, people’s armed force units or citizens, the National Assembly deputies are entitled to request the concerned individuals, agencies, organizations and/or units to take necessary measures to promptly stop such illegal acts. Within thirty days after receiving the requests, the individuals, agencies, organizations and/or units must notify the National Assembly deputies of the settlement. If past the above-mentioned time limit the concerned individuals, agencies, organizations and/or units fail to answer, the National Assembly deputies may lodge their motions to the heads of the superior agencies, organizations and/or units, and at the same time report them to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision.
Article 54.- When performing their tasks, the National Assembly deputies may contact State agencies, social organizations, economic organizations and/or people’s armed force units. The heads of such agencies, organizations or units shall, within the scope of their tasks and powers, have the responsibility to receive and respond to the requests of National Assembly deputies.
Article 55.- The National Assembly deputies are entitled to attend meetings of the People’s Councils at all levels in the localities where they have been elected, to voice their opinions but not to vote.
The chairmen of the People’s Councils at all levels shall inform the National Assembly deputies of the dates when the People’s Councils of their levels meet, invite the deputies to attend and supply necessary documents to them.
Article 56.- Those National Assembly deputies who are no longer worthy of the people’s trust shall be removed from office by the National Assembly or the voters, depending on the seriousness of their errors.
The National Assembly Standing Committee shall decide on bringing the case of removal from office of National Assembly deputies before the National Assembly or voters in localities where such deputies were elected at the proposals of the Vietnam Fatherland Front Central Committee, the provincial/municipal Fatherland Front Committees or of voters in localities where such deputies were elected.
In cases where the National Assembly removes deputies from office, the removal from office must be approved by at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies.
In cases where voters remove National Assembly deputies from office, the removal shall be carried out according to the procedures prescribed by the National Assembly Standing Committee.
Article 57.- The National Assembly deputies may apply to resign from performing their representative tasks for health or other reasons. The National Assembly deputies resignation from their task performance shall be approved by the National Assembly; during the interval between two National Assembly sessions, the National Assembly Standing Committee shall decide on the case and report it to the National Assembly at its nearest session.
Article 58.- The National Assembly deputies must not be detained or prosecuted and their places of residence and working must not be searched without the consents of the National Assembly or of the National Assembly Standing Committee when the National Assembly is in recess. The proposal to detain or prosecute National Assembly deputies and/or to search their residential and working places falls under the jurisdiction of the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
If National Assembly deputies are put into custody for being caught in the act of committing crimes, the custodial agencies must immediately report such to the National Assembly or the National Assembly Standing Committees for consideration and decision.
Where National Assembly deputies are examined for penal liability, the National Assembly Standing Committee shall decide to suspend the performance of tasks and the exercise of powers by those National Assembly deputies.
Those National Assembly deputies who are sentenced by courts shall naturally lose their rights of the National Assembly deputy as from the dates the court judgements or decisions take legal effect.
The National Assembly deputies cannot be removed from office or dismissed by the agencies or units where they work, if it is not so agreed upon by the National Assembly Standing Committee.
Article 59.- The National Assembly deputies working on a full-time basis shall be given working places and other necessary conditions for their representative activities.
When the full-time National Assembly deputies no longer perform the representative tasks, the competent agencies or organizations shall have to arrange work for such National Assembly deputies.
The duration for which the National Assembly deputies work on a full-time basis shall be counted into their working seniority.
Salaries and other regimes enjoyed by the full-time National Assembly deputies and the allowances for the National Assembly deputies shall be prescribed by the National Assembly Standing Committee.
1. The National Assembly deputies elected in a province or a centrally-run city gather into an association of National Assembly deputies. Such an association is staffed with deputies working on a full-time basis.
2. The association of National Assembly deputies shall perform the following tasks:
a) Organizing the reception of citizens by National Assembly deputies; coordinating with the Standing Body of the People’s Council, the People’s Committee and the Fatherland Front Committee in the locality in arranging National Assembly deputies to contact voters;
b) Organizing discussions by National Assembly deputies about draft laws, ordinances and other documents, projecting agenda of National Assembly sessions at the request of the National Assembly Standing Committee;
c) Monitoring and urging the settlement of complaints, denunciations and proposals of citizens, which have been forwarded to agencies or organizations by National Assembly deputies and/or associations of National Assembly deputies;
d) Organizing the supervision by National Assembly deputies of the law observance in the locality;
e) Reporting to the National Assembly Standing Committee on the activities of the association of National Assembly deputies and the National Assembly deputies.
3. An association of National Assembly deputies has its own headquarter, assisting bureau and operational fund as provided for by the National Assembly Standing Committee.
Article 61.- An association of National Assembly deputies has its head and deputy-head. The head of the association of National Assembly deputies has the following tasks:
1. Making arrangement so that the National Assembly deputies in the association perform the tasks of National Assembly deputies and of the association of National Assembly deputies;
2. Maintaining contacts with the National Assembly chairman, the National Assembly Standing Committee, the National Assembly deputies in the association, the Standing Body of the People’s Council, the People’s Committee and Fatherland Front Committee in the locality as well as the National Assembly’s Office.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực