Chương 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2001: Uỷ ban thường vụ quốc hội và chủ tịch quốc hội
Số hiệu: | 30/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2002 |
Ngày công báo: | 08/03/2002 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch.
Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
3. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách.
4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội mỗi khoá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
2. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
4. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;
5. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
8. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
9. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
10. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
11. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Trong việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Dự kiến chương trình kỳ họp căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội;
2. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét việc chuẩn bị các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội;
3. Tổ chức và bảo đảm việc thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội ;
4. Xem xét các kiến nghị của cử tri và yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, giải quyết để báo cáo với Quốc hội;
5. Chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân để chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết và dự án khác trình Quốc hội ;
6. Quyết định các vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
Trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2. Thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật;
3. Cho ý kiến về các dự án luật.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh căn cứ vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội đều có quyền trình dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định gửi dự án pháp lệnh lấy ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chương trình giám sát hàng quý và hàng năm; có thể giao cho Hội đồng dân tộc và Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ thuộc chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; xem xét, thảo luận các báo cáo và kiến nghị trong hoạt động giám sát; yêu cầu cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện những kiến nghị mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội quyết định bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định huỷ bỏ hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội huỷ bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ tại kỳ họp gần nhất.
Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét việc Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời chất vấn và thực hiện kiến nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội .
Trong trường hợp đặc biệt, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trình Quốc hội hoặc theo kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trình Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội họp mỗi tháng ít nhất một lần.
Tài liệu của phiên họp phải được gửi đến các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là bảy ngày, trước ngày họp.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tham dự. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
Chủ tịch Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chủ toạ các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội;
2. Lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
3. Triệu tập và chủ toạ hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết;
4. Giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội;
5. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội;
6. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch uỷ nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội.
THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE AND CHAIRMAN
1. The National Assembly Standing Committee is the standing body of the National Assembly.
2. The National Assembly Standing Committee is composed of the National Assembly Chairman as its head, the National Assembly Vice-chairmen as its deputy-heads and other members.
The number of National Assembly vice-chairmen and the number of members of the National Assembly Standing Committee shall be decided by the National Assembly.
3. The National Assembly Standing Committee members must not concurrently be the Government members and work according to the full-time regime.
4. The Standing Committee of each National Assembly legislature shall perform its tasks and exercise its powers until the National Assembly of new legislature elects a new Standing Committee.
Article 7.- The National Assembly Standing Committee has the following tasks and powers:
1. To announce and sponsor the election of deputies to the National Assembly;
2. To prepare for, convene and sponsor the National Assembly sessions;
3. To explain constitutions, laws and ordinances;
4. To make ordinances on matters assigned by the National Assembly;
5. To supervise the enforcement of the constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; to supervise the activities of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy; to suspend the implementation of documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and submit to the National Assembly for abrogation those documents; to abrogate documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, which contravene ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee;
6. To supervise and guide the activities of the People’s Councils; to abrogate wrong resolutions of the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities; to dissolve the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities in cases where such People’s Councils have caused serious damage to the interests of people;
7. To direct, regulate and coordinate the activities of the Nationality Council and Commissions of the National Assembly; to guide and create conditions for activities of the National Assembly deputies;
8. Where the National Assembly cannot meet, to decide on the declaration of the state of war once the country is invaded and report such to the National Assembly for consideration and decision at its nearest session;
9. To decide on the general mobilization or limited mobilization; to proclaim the state of emergency throughout the country or in each locality;
10. To perform the National Assembly’s tasks of external relations;
11. To hold referenda under decisions of the National Assembly.
Article 8.- In preparing for, convening and sponsoring the National Assembly sessions, the National Assembly Standing Committee shall have the following tasks and powers:
1. To project agendas of the sessions based on the resolutions of the National Assembly, the proposals of the State President, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court, the chairman of the Supreme People’s Procuracy, the Nationality Council, the Commissions and deputies of the National Assembly;
2. To direct, regulate and coordinate the activities of the concerned agencies in preparing the agenda contents of the sessions; to consider the preparation of bills, reports and other projects, which shall be presented to the National Assembly;
3. To organize and ensure the implementation of the agendas of National Assembly sessions;
4. To consider petitions of voters and request the relevant agencies to study and settle them for report thereon to the National Assembly;
5. To direct the reception of comments of National Assembly deputies and comments of the public in order to revise bills, draft resolutions and other drafts for submission to the National Assembly;
6. To decide on other matters relating to National Assembly sessions.
Article 9.- In the law- and ordinance-making, the National Assembly Standing Committee shall have the following tasks and powers:
1. To work out law- and ordinance- making programs and submit them to the National Assembly for decision; to direct the implementation of the law- and ordinance-making programs;
2. To set up drafting committees and designate agencies to verify bills and/or draft ordinances according to the provisions of law;
3. To give comments on bills.
Article 10.- The National Assembly Standing Committee promulgates ordinances based on the law- and ordinance-making programs already approved by the National Assembly.
Agencies, organizations and individuals that are entitled to present bills before the National Assembly shall all have the right to present draft ordinances before the National Assembly Standing Committee.
The draft ordinances must be verified by the Nationality Council or the concerned Commissions of the National Assembly before they are submitted to the National Assembly Standing Committee. When deeming it necessary, the National Assembly Standing Committee shall decide to send the draft ordinances to the National Assembly deputies for their comments before they are adopted.
Article 11.- The National Assembly Standing Committee supervises the activities of the Government, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy in the enforcement of the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee.
The National Assembly Standing Committee shall decide on and organize the implementation of the quarterly and annual supervision programs; may assign the Nationality Council and the concerned Commissions of the National Assembly to perform a number of tasks under the supervision programs of the National Assembly Standing Committee; consider and discuss reports and recommendations in supervisory activities; request the concerned individuals, organizations and State agencies to implement recommendations which the National Assembly Standing Committee deems necessary.
Article 12.- The National Assembly Standing Committee shall propose the National Assembly to cast the vote of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly.
The National Assembly Standing Committee shall consider and propose the National Assembly to cast the vote of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly when it is so requested by at least twenty percent of the total number of the National Assembly deputies or by the Nationality Council, Commissions of the National Assembly.
Article 13.- The National Assembly Standing Committee shall decide to abrogate on its own or at the request of the Prime Minister, the Nationality Council, Commissions or deputies of the National Assembly the wrong resolutions of the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities; dissolve the People’s Councils of the provinces or centrally-run cities in cases where such People’s Councils cause serious damage to the interests of people.
Article 14.- The National Assembly Standing Committee shall decide to abrogate on its own or at the request of the Nationality Council, Commissions or deputies of the National Assembly documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; suspend the implementation of documents issued by the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and submit to the National Assembly for decision the abrogation thereof at its nearest session.
Article 15.- Where the National Assembly cannot meet, at the request of the Defense and Security Council, the National Assembly Standing Committee shall decide on the proclamation of the state of war once the country is invaded and report such to the National Assembly for consideration and decision at its nearest session; decide on the general mobilization or limited mobilization, to proclaim the state of emergency throughout the country or in each locality.
Article 16.- During the interval between two National Assembly sessions, the National Assembly Standing Committee shall consider the replies to questions and implementation of proposals of the Nationality Council, Commissions and deputies of the National Assembly by the Prime Minister as well as other members of the Government, the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy.
Article 17.- In special cases, the National Assembly Standing Committee shall propose the National Assembly by its own decision or at the request of at least one-third of the total number of the National Assembly deputies to shorten or prolong the term of the National Assembly.
Article 18.- The National Assembly Standing Committee meets at least once a month.
The documents of its meetings must be sent to the members of the National Assembly Standing Committee at least seven days before the meetings start.
Article 19.- The National Assembly Standing Committee works according to the conference regime and make decisions by majority. A National Assembly Standing Committee meeting must be attended by at least two-thirds of its members. Ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee must be voted for by more than half of its members. The ordinances and resolutions must be promulgated within fifteen days at most as from the date they are adopted, except where the State President submits them to the National Assembly for reconsideration.
Article 20.- The National Assembly chairman has the following tasks and powers:
1. To chair the National Assembly sessions, ensure the observance of the Regulation on National Assembly deputies and the Rules on National Assembly sessions; sign to certify laws and resolutions of the National Assembly.
2. To lead the work of the National Assembly Standing Committee; project the working programs, direct the preparation for, convene and preside over meetings of the National Assembly Standing Committee; sign the ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee;
3. To convene and preside over conferences of the chairman of the Nationality Council and chairmen of the Commissions of the National Assembly to discuss programs of activity of the National Assembly, the Nationality Council and the Commissions of the National Assembly; to attend meetings of the Nationality Council and Commissions of the National Assembly when deeming it necessary;
4. To maintain contacts with National Assembly deputies;
5. To direct the implementation of operation funding of the National Assembly;
6. To direct and organize the implementation of the external relation work of the National Assembly; to represent the National Assembly in its external relations; to lead activities of Vietnamese National Assembly delegations in international and regional inter-parliamentary organizations.
The National Assembly vice-chairmen assist the chairman, performing tasks assigned by the chairman. When the National Assembly chairman is absent, a vice-chairman shall be authorized by the chairman to perform the tasks and exercise the powers of the National Assembly chairman on the latter’s behalf.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực