Chương 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001: Những quy định chung
Số hiệu: | 30/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2002 |
Ngày công báo: | 08/03/2002 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
9. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
10. Quyết định đại xá;
11. Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
13. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;
14. Quyết định việc trưng cầu ý dân.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội dựa vào sự tham gia của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác và của công dân.
Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ.
Article 1.- The National Assembly is the supreme representative body of the people and the supreme state power organ of the Socialist Republic of Vietnam.
The National Assembly is the sole body vested with the right to make constitution and to make laws.
The National Assembly decides on the basic home and external policies, socio-economic tasks, national defense and security of the country, the main principles on organization and operation of the State apparatus, on the social relations and activities of citizens.
The National Assembly exercises the supreme right to supervise the entire operation of the State.
Article 2.- The National Assembly has the following tasks and powers:
1. To make and amend the constitution; to make and amend laws; to decide on law-, ordinance- making programs;
2. To exercise the supreme right to supervise the observance of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly; to examine the reports on activities of the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy;
3. To decide on socio-economic development plans of the country;
4. To decide on national financial and monetary policies; decide on State budget estimates and central budget allocation, to ratify the State budget final settlement; to set, amend or annul taxes;
5. To decide on the nationality policies and the religious policies of the State;
6. To stipulate the organization and operation of the National Assembly, the State President, the Government, the people’s courts, the people’s procuracies and the local administration;
7. To elect, relieve from duty and remove from office the State President, the Vice State Presidents, the Chairman, Vice-Chairmen and Standing Committee members of the National Assembly, the Prime Minister, the chief judge of the Supreme People’s Court, the chairman of the Supreme People’s Procuracy; to ratify the Prime Minister’s proposals on the appointment, relief from duty, and removal from office of Deputy Prime Ministers, ministers and other members of the Government; to ratify the State President’s proposals on the list of members of the Defense and Security Council; to cast vote of confidence on persons who hold positions elected or ratified by the National Assembly;
8. To decide on the establishment and abolition of ministries and ministerial-level agencies of the Government; the establishment, merger, division, adjustment of administrative boundaries of provinces and centrally-run cities; the establishment or dissolution of special administrative-economic units;
9. To abrogate documents issued by the State President, the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy, which contravene the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly;
10. To decide on general amnesties;
11. To stipulate the ranks, titles in the people’s armed forces, the diplomatic ranks and titles as well as other State ranks and titles; to stipulate orders, medals and honorable titles of the State;
12. To decide on matters related to war and peace; to stipulate the state of emergency and other special measures to ensure the national defense and security;
13. To decide on basic external policies; to ratify or abrogate international agreements personally signed by the State President; to ratify and abrogate other international agreements already signed or acceded to at the proposal of the State President;
14. To decide on holding referenda.
Article 3.- The term of each legislature is five years, counting from the first session of the National Assembly of that legislature to the first session of the National Assembly of the next legislature.
In special cases, the National Assembly shall decide to shorten or prolong its term if it is so voted for by at least two-thirds of the total number of National Assembly deputies.
Article 4.- The National Assembly is organized and operates according to the principle of democratic centralism; works according to the conference regime and make decisions by majority.
The effectiveness of the National Assembly’s operation is ensured with the effectiveness of the sessions of the National Assembly, the activities of the Standing Committee, the Nationality Council and the Commissions of the National Assembly, the National Assembly deputies associations and the National Assembly deputies.
Article 5.- When performing their tasks, the National Assembly, the Standing Committee, the Nationality Council, the Commissions and the deputies of the National Assembly shall rely on the participation of the Central Committee of Vietnam Fatherland Front and its member organizations, other social organizations and of citizens.
The State agencies, social organizations, economic organizations and people’s armed force units shall, within the ambit of their functions and tasks, have the responsibility to create conditions for the Nationality Council, the Commissions and the deputies of the National Assembly to perform their tasks.