Chương III Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022: Thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị
Số hiệu: | 10/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 10/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 14/12/2022 | Số công báo: | Từ số 905 đến số 906 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cập nhật Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua ngày 10/11/2022, trong đó quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức sử dụng lao động.
Luật nêu rõ quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị các nội dung sau đây:
1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị;
2. Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cơ quan, đơn vị;
3. Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định và các nguồn tài chính khác; tình hình thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có);
4. Tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
5. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kế hoạch, chương trình đầu tư công của cơ quan, đơn vị, vốn bố trí theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công cho từng dự án; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; quyết toán vốn đầu tư công;
6. Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị;
7. Kết luận của cấp có thẩm quyền về vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật;
8. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong nội bộ cơ quan, đơn vị;
9. Nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị;
10. Kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến quy định tại Điều 53 của Luật này;
11. Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị;
12. Nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Niêm yết thông tin;
b) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
c) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị;
d) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
đ) Thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
e) Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
g) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
2. Nội dung thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức đăng tải các thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này trên trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu đăng tin hoặc gửi thông tin, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp cơ quan, đơn vị chưa có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức niêm yết các thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này tại trụ sở của cơ quan, đơn vị và nơi làm việc của các đơn vị, bộ phận có liên quan trực tiếp ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết, trừ trường hợp đã sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Cùng với việc thực hiện công khai thông tin bằng các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung cần công khai, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai khác quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.
4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với những thông tin trong thời hạn công khai mà chưa được công khai, thông tin đã hết thời hạn công khai hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng mà người yêu cầu không thể tiếp cận được.
5. Cơ quan, đơn vị có thể xác định thêm các nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, việc áp dụng các hình thức công khai đối với từng loại nội dung thông tin nhất định và cách thức thực hiện, việc cung cấp thông tin theo yêu cầu trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị mình và không trái với quy định tại Mục này.
6. Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó.
1. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
2. Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
3. Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị.
2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 51 của Luật này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
1. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.
2. Thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như sau:
a) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ít hơn 100 người, thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm đ khoản này;
b) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 100 người trở lên hoặc có ít hơn 100 người nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị;
c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội;
d) Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết;
đ) Cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu thấy cần thiết.
3. Nội dung của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bao gồm:
a) Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị;
c) Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm;
d) Tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua;
đ) Thảo luận và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này;
e) Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung quy định tại Điều 53 của Luật này;
g) Thực hiện các công việc khác theo quyết định của hội nghị.
4. Trình tự tổ chức hội nghị được thực hiện như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo về các nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;
b) Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);
d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;
đ) Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;
e) Hội nghị quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này (nếu có);
g) Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;
h) Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;
i) Thông qua nghị quyết hội nghị.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Định kỳ 06 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
4. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên, lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
1. Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
8. Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
9. Dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).
10. Các dự thảo nội quy, quy chế khác của cơ quan, đơn vị.
11. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị;
2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cuộc họp, hội nghị khác của cơ quan, đơn vị;
3. Thể hiện ý kiến qua phiếu lấy ý kiến trực tiếp hoặc dự thảo văn bản do cấp có thẩm quyền gửi;
4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
5. Thông qua Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị;
6. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về các nội dung quy định tại Điều 53 của Luật này, trong đó xác định rõ nội dung lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, cách thức, thời hạn triển khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến, quá trình lấy ý kiến, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
3. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu đóng góp, tham gia ý kiến làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
a) Hoạt động học tập, công tác, sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị;
b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác trong cơ quan, đơn vị;
c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của cơ quan, đơn vị hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định;
d) Tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia ý kiến góp phần xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đến tổ chức Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác mà mình là thành viên được thành lập và hoạt động ở cơ quan, đơn vị hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thay mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 của Mục này.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị mình làm cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này;
b) Tạo lập cơ chế tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị; thực hiện việc đối thoại, giải trình với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; sử dụng nội dung nhận xét, góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
c) Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, kiến nghị của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
d) Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý người có hành vi cản trở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị.
3. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
4. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị.
2. Kiến nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
3. Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
4. Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị.
5. Kiến nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
6. Tham dự các cuộc họp của cơ quan, đơn vị có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
7. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
2. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị; báo cáo kết quả công tác hằng năm và mục tiêu, phương hướng công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;
b) Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân;
c) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;
d) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
đ) Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:
a) Giới thiệu nhân sự để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; tổ chức cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;
b) Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết;
c) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;
d) Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
đ) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân;
e) Thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
IMPLEMENTATION OF DEMOCRACY AT WORKPLACE
Section 1. DISCLOSURE OF INFORMATION AT WORKPLACE
Article 46. Matters that must be made available for public access by heads of workplaces
Except data or information classified as state secrets, work secrets or those of which disclosure is prohibited in accordance with law, heads of workplaces shall have a duty to disclose the following intra mural:
1. Guidelines and policies of the Party and national laws related to the organization and operation of their workplaces;
2. Annual, quarterly and monthly work plans of their workplaces;
3. Explanatory data or reports on the state budget estimate approved by the competent authority, and other financial sources; progress of implementation of the budget estimate and financial accounts of budget of each workplace; results of implementation of the State Audit's recommendations (if any);
4. Standards, quotas, administrative procedures regarding public assets; situation of investment, construction, procurement, delivery, lease, use, withdrawal, transfer, alteration of functions, sale, liquidation, destruction and other forms of management of public property; situation of exploitation of financial resources derived from public property put under their control or custody;
5. Principles, criteria and quotas for allocation of public investment capital; principles, criteria and grounds for determining the list of projects included in the medium-term and annual public investment plans; public investment plans and programs of workplaces, capital allocated each year, progress of implementation and disbursement of public investment programs’ capital; medium-term and annual public investment capital allocation plans, including the list of projects and the level of public investment capital for each project; review reports on mobilization of resources and other capital sources for participation in the implementation of public investment projects; review and results of implementation of plans, programs and projects; progress of implementation and disbursement of budget for projects; results of acceptance testing and evaluation of programs and projects; final accounts of public investment capital;
6. Recruitment, receipt, training, education, transfer, appointment, re-appointment, rotation, secondment, resignation, dismissal, planning and change of working positions; employment contracts, change of professional titles, change of working positions, termination of employment contracts; business trips to foreign countries; payment of benefits, increase in pay levels, professional ranks, evaluation and categorization of public officials, civil servants, public employees and workers; rewarding, sanctioning, dismissal and retirement of public officials, civil servants, public employees and workers; proposals, projects, programs, plans and development of legal normative documents of workplaces;
7. Conclusions of competent authorities on cases of misconduct, corruption or extravagance at the workplace; declaration of assets and income of the persons who are obliged to provide such declaration according to the provisions of law;
8. Results of inspection, examination and settlement of complaints, denunciations and motions within workplace;
9. Workplace rules and regulations; codes of conduct of people holding positions and powers in the workplace;
10. Consolidation results of opinions, clarifications, explanations and responses to opinions of public officials, civil servants, public employees and workers regarding the matters on which they comment as prescribed in Article 53 of this Law;
11. Regulatory and executive documents of senior agencies related to operation of workplaces;
12. Others as covered by laws and regulations on implementation of democracy at workplace.
Article 47. Method and time of disclosure of information at workplace
1. Information shall be disclosed:
a) by public posting;
b) through internal information systems or publishing on web portals or websites of workplaces;
c) by notices made in staff meetings held within workplace;
d) by notifying all of public officials or staff members within workplace;
dd) through notifications issued to public officials and staff members with the help of managers of departments playing their conduit roles;
e) by sending written notices to Party organizations or Executive Boards of Trade Unions of workplaces that then forward them to public officials or staff members within workplace;
g) Others as covered by laws and regulations on implementation of democracy at workplace.
2. The matters to be disclosed under Article 46 shall be made available for public access within 05 working days of receipt of decisions or written documents of competent authorities relating to the matters to be disclosed, unless otherwise prescribed in law.
Article 48. Responsibilities for conducting public disclosure of information at workplace
1. Where workplaces subject to disclosure requirements have their own websites or electronic information systems, the heads of these workplaces shall be responsible for posting the information specified in Article 46 of this Law on these platforms for at least 20 consecutive days from the date of commencement of posting or delivery of information, unless otherwise provided for by law.
2. If the aforesaid websites or electronic information systems are not available, the heads of these workplaces shall be responsible for posting the information specified in Article 46 of this Law at their workplace or offices of directly related departments or units for at least 20 consecutive days from the date of commencement of posting, except in case of using the form of written notification to all public officials, staff members at workplace, or unless otherwise defined by law.
3. In addition to disclosure of information in the forms specified in clause 1 and 2 of this Article, based on the characteristics and nature of activities and the matters to be disclosed, the heads of workplaces may otherwise decide on the form of disclosure specified in clause 1 of Article 47 herein provided that this form of disclosure fits well into the actual condition of each workplace with a view to ensuring that the staff can have access to disclosed information in an accurate, adequate, timely and easy manner.
4. Heads of workplaces shall be responsible for conducting, at the request of public officials, civil servants, public employees and staff members, the provision of the information that has not been disclosed within the time limit for publishing; the information of which time limit for disclosure has expired; or the information that is being made public but, due to force majeure, the requester cannot access.
5. Workplaces subject to disclosure requirements may further determine the information to be disclosed, the form of disclosure, the application of the forms of disclosure for each certain type of information in question, the method of implementation, the provision of information as required in the regulations on implementation of democracy of the workplace according to the characteristics of organization, operation and actual conditions of their workplace, and without breach of the provisions of this Section.
6. Where there is any other regulation on the form and method of public disclosure of specific types of information, such other regulation shall govern.
Section 2. CONSULTATION WITH PUBLIC OFFICIALS, CIVIL SERVANTS, EMPLOYEES OR WORKERS (STAFF CONSULTATION)
Article 49. Matters subject to staff consultation requirements
1. Election or discharge from office of members of the People’s Inspectorate at workplace.
2. Collection, spending, management and use of contributions of staff members at workplace, other than amounts prescribed by law.
3. Content of resolutions made in meetings of staff members.
4. Other self-governing work within workplaces that is not in contravention of traditional customs, practices, or conforms to social ethics.
Article 50. Form of staff consultation
1. Staff members at workplaces shall discuss and decide the matters specified in Article 49 herein in staff meetings at the proposal of the Executive Committees of Trade Unions of workplaces, heads of workplaces, or when they are requested for staff consultation by at least one-third of staff members at the workplace.
2. Where a staff meeting cannot be held due to any force majeure event, or a staff meeting that has been convened for the second time fails to be attended by the number of attendees specified in point c of clause 2 of Article 51 herein, the head of the workplace shall, after reaching agreement with the Executive Committee of the Trade Union of the workplace, decide to distribute opinion polls to all staff members at the workplace.
Article 51. Conduct of staff meetings
1. A staff meeting shall be held by the head of workplace playing the role of the chair in collaboration with the workplace Trade Union.
The staff meeting shall be held once a year after end of the business year of the workplace provided that it is held within 03 months of the following business year, subject to the decision issued by the head of the workplace, after consultation with the Trade Union of the workplace.
An extraordinary staff meeting may be held at the proposal of those specified in clause 1 of Article 50 herein.
2. The composition of a staff meeting shall be as follows:
a) With respect to the workplace where total staff members are less than 100 persons, the plenary session attended by all staff members shall be held, except the cases specified in point b and dd of this clause;
b) For the workplace with a total number of staff members of 100 or more, or less than 100 people who work over a large area or cannot leave their offices for professional reasons, the head of the workplace shall agree with the Trade Union of the workplace to decide that the participants in the meeting are all staff members, or their representatives according to the condition of the workplace;
c) The staff meeting is validly held when at least two-thirds of total number of staff members of the workplace, or at least two-thirds of total number of invited attendees are present. The resolution or decision made in the meeting is approved when more than 50% of total number of attendees agree; when the content thereof is not in contravention of the provisions of law; and when the content thereof is conformable to social ethics;
d) For the workplace controlling affiliates, when holding the meeting, the heads and representatives of the Executive Committees of the Trade Unions of the affiliates can be invited when deeming necessary;
dd) The workplace where total staff members are 07 persons or fewer can hold a staff meeting where necessary.
3. The content of the staff meeting shall be as follows:
a) Review of the implementation of the Party's guidelines, policies and laws of the State related to the functions and tasks of the workplace;
b) Review of the implementation of the resolution of the previous staff meeting and regulations on implementation of democracy within workplace;
c) Evaluation and review the responsibilities of the head of the workplace regarding the implementation of the annual work plan;
d) Review report on competitions, contests, consideration of awards, discussion and agreement on contests or competitions in the following year; consent to agreements regarding competitions or contests;
dd) Discussion and decision on the matters defined by Article 49 herein;
e) Implementation of tasks involved in disclosure of information; survey on opinions of staff members regarding the matters specified in Article 53 herein;
g) Implementation of other tasks as resolved in the meeting.
4. Steps in holding a staff meeting shall be as follows:
a) The head of the workplace presents a report on the matters specified in point a and c of clause 3 of this Article;
b) The representative of the Trade Union of the workplace reports on the matters defined in point b of clause 3 of this Article; the results of monitoring of implementation of democracy and support for staff members in implementation of democracy at the workplace;
c) All staff members attending the meeting discusses and raise their voice of opinions, recommendations or motions (if any);
d) The head of the workplace and the President of the Trade Union of the workplace receive and answer questions and recommendations of staff members on matters falling within their competence; discuss measures to improve working conditions, improve living standards of staff members at workplace, and measures to implement the work plan at workplace in the following year;
dd) The representative of the People’s Inspectorate reports on performance of the People's Inspectorate and the work program in the following year;
e) The meeting resolves on the matters defined by Article 49 herein (if any);
g) The meeting gives awards to entities or persons at the workplace that perform well in their assignments; announces any competition or contest;
h) Agreement on participation in a contest or competition between the head of the workplace and the Trade Union is to be signed in the meeting;
i) The meeting’s resolution is passed.
Article 52. Responsibilities for tabling matters for staff consultation, decision and implementing staff decisions
1. The head of the workplace shall be responsible for cooperating with the Executive Committee of the Trade Union of the workplace in reaching agreement on the policy and developing the plan to hold the staff meeting, or conduct the handing out of survey forms to staff members for the purposes of staff consultation on the matters specified in Article 49 of this Law.
2. The head of the workplace shall cooperate with the Executive Committee of the Trade Union of the workplace in disseminating, guiding and encouraging the implementation of the resolution made in the staff meeting, workplace regulations on implementation of democracy, and other matters agreed and decided by staff members; nominating a conduit to coordinate, monitor and propose the timely handling of issues or problems arising during the implementation process.
3. Every 6 months, the head of the workplace shall cooperate with the Executive Committee of the Trade Union of the workplace in conducting the inspection and evaluation of the results of implementation of the resolution of the staff meeting; notify inspection and evaluation results to all staff members at workplace.
4. Party members, staff members within workplaces shall have responsibilities to play an active and exemplary role in discussing and deciding the matters specified in Article 49 of this Law, and seriously implementing the decision obtaining unanimous opinions from all staff members; If it is found that the decision of all staff members does not comply with the prescribed processes and procedures, or contains breach of the provisions of law or social ethics, they shall reserve the right to file their complaints or motions to the Executive Committee of the superior Trade Union or the immediate senior of the workplace or other that has jurisdiction.
Article 53. Matters requiring staff comments before decision by the head of workplace
1. Measures or solutions for implementation of the Party's guidelines, policies and laws of the State related to the functions and tasks of the workplace.
2. Annual work plans of the workplace.
3. Conduct of any competition or contests within workplace.
4. Preliminary or final review report of the workplace.
5. Measures for improvement of organization, performance and working behaviors or habits; prevention and combat of corruption and misconduct; practice of cost efficiency, thrift, anti-bureaucracy, anti-red tape, anti-harassment or anti-disturbance for the public interest.
6. Plan for recruitment, training and education of staff members; election and appointment of staff members.
7. Implementation of regulations and policies regarding rights and interests of staff members.
8. Draft regulations on implementation of democracy at workplace.
9. Draft regulations on internal expenditure at workplace (if any).
10. Draft internal rules and other regulations of the workplace.
11. Others as covered by laws and regulations on implementation of democracy at workplace.
Article 54. Form of staff comment
Based on the characteristics, nature of activities and contents of staff comment, staff members may give their opinions through one or several of the following forms:
1. Directly giving their comments or opinions to the head of the workplace or with the help of heads of departments within the workplace;
2. Giving their comments or opinions in the staff meeting and other meetings at workplace;
3. Giving their comments or opinions by completing survey forms directly handed out to them, or through draft documents sent by competent authorities;
4. Giving their comments or opinions via the feedback mailbox, hotline, internal information system, web portal or website of the workplace;
5. Giving their comments or opinions with the help of other unions or teams within the workplace;
6. Others that are not in contravention of laws and are prescribed in regulations on implementation of democracy at workplace.
Article 55. Responsibilities for conducting staff comment
1. The head of a workplace shall have the plan to collect comments and opinions from staff members on the matters specified in Article 53 of this Law, clearly defining the matters subject to staff comment requirements, form of staff comment, method and time limit for implementation and responsibilities for implementation; shall be responsible for directing the receipt and consolidation of opinions and feedback from staff members; shall study, handle and respond to the opinions of participants, and announce explanations, clarifications or responses to staff members.
2. The Executive Committee of the Trade Union of the workplace shall cooperate with the head of the workplace in the implementation of the plan for staff comment; supervise the formulation and implementation of the plan for staff comment, the process of collecting opinions, the results of explanation and response to and implementation of the issues on which staff members comment; consult before the head of the workplace decides to impose regulations on implementation of democracy within the workplace.
3. Party members, staff members within the workplace shall have the responsibility to play active and exemplary roles in contributing and giving opinions or comments as a basis for competent authorities to decide; monitor, evaluate and supervise the consolidation of, explanation and response to opinions or comments on the matters that have been tabled for staff consultation and the process of implementation of decisions relating to these matters.
Section 4. STAFF INSPECTION AND SUPERVISION
Subsection 1. CONTENT AND FORM OF INSPECTION AND SUPERVISION
Article 56. Content of staff inspection and supervision
1. Staff members may inspect the implementation of the matters that the collective of staff members have discussed and decided as specified in Article 49 herein.
2. Staff members may supervise the implementation of democracy at the grassroots level and the execution of policies and laws by the heads, management boards and competent persons of the workplaces, behaviors of staff members on duty at workplace.
Article 57. Form of staff inspection and supervision
1. Staff members shall conduct inspection and supervision through:
a) learning, working and living activities of staff members at workplace;
b) Observation of, insight about and communication with persons holding office and powers; other staff members within workplace;
c) Access to disclosed information; information, reports of workplaces or persons assigned to manage or implement the matters that staff members have discussed and decided;
d) Participation in staff meetings.
2. Staff members shall conduct inspection and supervision through the service of People’s Inspectorates at workplaces.
Article 58. Handling of staff inspection and supervision
1. Through direct inspection and supervision, staff members shall get involved in giving comments and opinions on political qualities, moral conduct, competence, academic and professional qualification and performance of heads, governing boards, direct managers, in-charge persons, and other competent persons at workplaces; shall actively participate in giving comments to contribute to building a clean and strong workplace.
2. When detecting acts and matters suspected of violation, staff members shall reserve the right to lodge complaints and denunciations according to the provisions of law; or report them to heads of workplaces, Trade Unions, other organizations or associations of which they are members and which are established and operated at workplaces; or report to the People's Inspectorate or appeal it to consider carrying out the inspection or supervision within the range of its functions and duties.
3. Each People’s Inspectorate at a workplace shall act on behalf of its staff members to carry out the inspection or supervision in accordance with Subsection 2 hereof.
Article 59. Responsibilities for guarantee for staff inspection or supervision
1. Heads of workplaces shall have the following responsibilities:
a) Cooperate with the Executive Committees of the Trade Unions of workplaces, based on the requirements, tasks, organizational and operational characteristics, nature, and actual condition of these workplaces, on formulating and publishing regulations on the implementation of democracy at workplaces to further specify the content and method of implementation of democracy at their workplaces as a basis for staff inspection or supervision of such implementation of democracy. The governing scope of regulations on implementation of democracy at workplaces may be further expanded without any conflict with or restriction on the implementation of the matters already specified in this Law;
b) Develop a mechanism to receive feedback, comments, motions, complaints or petitions from staff members at workplaces; hold dialogues and explanatory meetings with staff members in accordance with law; use comments and opinions from staff members during the process of assessing and ranking the quality of staff at workplaces;
c) Promptly examine, review, process, settle, explain or respond to complaints, denunciations, motions, petitions or grievances of staff members, and recommendations of Trade Unions and other internal organizations of workplaces; promptly report on issues or refer them to competent authorities if these issues do not fall under their jurisdiction;
d) Provide People's Inspectorates at workplaces with necessary conditions and guarantee for successful implementation of inspection or supervision duties in accordance with laws;
dd) Sanction people who commit acts of obstructing staff members to exercise their inspection or supervision rights, or people who commit acts of taking their revenge on or victimizing complainants, appellants, petitioners, accusers or complainants in accordance with laws;
e) Implement measures to prevent and stop corrupt and negative acts; sanction and provide conditions for competent agencies and organizations to sanction people who commit corrupt and negative acts; If corrupt or misconduct acts are the consequence of acts of negligence at workplaces, lawful sanctions shall be imposed.
2. Institutions, units, entities and persons specified in clause 2 of Article 58 in this Law shall be responsible for receiving, handling and settling complaints, denunciations, petitions or grievances from staff members under their jurisdiction, or for carrying out the inspection or supervision as per law.
3. Staff members shall be responsible for their appeals, petitions, denunciations or complaints; shall proactively and actively cooperate with People's Inspectorates, responsible institutions, entities or persons on verifying, inspecting and supervising the issues involved in these appeals, petitions, denunciations or complaints.
Subsection 2. PEOPLE’S INSPECTORATES AT WORKPLACES
Article 60. Organization of People’s Inspectorates at workplaces
1. A People’s Inspectorate at a workplace shall be composed of 03 – 09 members elected in the staff meetings at the request of the Executive Committee of Trade Union at workplace.
If a workplace has particular characteristics or operates in a non-centralized manner, the staff meeting may decide on a greater number of members of the People's Inspectorate to ensure its effective operation.
Where a workplace has 07 staff members at maximum or in special cases, establishment of a People’s Inspectorate at that workplace shall not be required.
2. Each member of the People’s Inspectorate must be a staff member of a workplace having good moral qualities, earning good credit in the workplace, having good health condition to fulfill his/her assigned tasks; having knowledge about policies, laws and voluntarily joining the People's Inspectorate; not at the same time holding office as the head or vice head or chief accountant of the workplace.
3. Tenure of a People's Inspectorate shall be 02 years. During its tenure, if any position of member is vacant; or any member of the People’s Inspectorate fails to fulfill his/her assignments, no longer earns trust or applies for his/her resignation, the Executive Committee of the Trade Union at the workplace shall request the staff meeting to consider such resignation and elect another person as a substitute for the previous member.
4. The People’s Inspectorate at the workplace shall be composed of the Head, Vice Head(s) and Member(s). The Head of the People’s Inspectorate shall bear joint responsibility for its operation; the Vice Head shall be responsible for assisting the Head to perform duties; other members shall perform duties assigned by the Head.
Article 61. Responsibilities and powers of People’s Inspectorates at workplaces
1. Inspect implementation of decisions collectively issued by staff members; supervise the implementation of regulatory policies and guidelines of the Party, regulatory policies and laws; compliance with laws on implementation of democracy at the grassroots level at workplaces.
2. Recommend competent agencies or persons to take actions according to regulatory provisions when detecting signs of violation against laws, and supervise the implementation of such recommendation.
3. Request heads of workplaces to provide relevant information and documents to serve verification, inspection and supervision purposes.
4. Consider verifying specific cases at the request of staff members at workplaces.
5. Appeal to heads of workplaces to deal with errors and defects discovered through the inspection and supervision process; ensure the lawful and legitimate rights and interests of staff members; commend units and individuals delivering good performance. If a person is found to have committed any act of violation against laws, he/she shall recommend a competent agency or organization to examine and handle such case.
6. Attend meetings of the workplaces related to the performance of inspection and supervision tasks of the People's Inspectorates.
7. Accept complaints or petitions of staff members relating to the scope of inspection and supervision of People's Inspectorates.
Article 62. Operation of People’s Inspectorates at workplaces
1. The Executive Committee of the Trade Union of a workplace shall direct and provide instructions for operation of the People’s Inspectorate at that workplace.
2. According to the resolution of the staff meeting held at the workplace and direction or guidance of the Executive Committee of Trade Union of that workplace, the People’s Inspectorate shall design quarterly, six-monthly and annual work schedules.
3. The People’s Inspectorate shall be responsible for reporting its performance to the Executive Committee of Trade Union at the workplace and in the staff meeting of the workplace.
Article 63. Responsibilities for maintaining normal operation of People’s Inspectorates at workplaces
1. The head of the workplace shall have the following responsibilities:
a) Notify the People’s Inspectorate of views and guidelines of the Party; regulatory policies and laws of the Government mainly relating to the organization and operation of the workplace; make annual reports on performance, operational objectives and directions of the subsequent year at the workplace;
b) Held direct dialogues with relevant entities and persons; directly provide or request them to fully and promptly provide necessary information and documents at the request of the People's Inspectorate;
c) Promptly assess and process the recommendations of the People's Inspectorate; notify results within 15 days from the date of receipt of the recommendations;
d) Notify the People's Inspectorate of the results of handling of complaints and denunciations, and compliance with law on the implementation of grassroots democracy in at workplaces;
dd) Sanction persons who hinder the People's Inspectorate from performing its duties; persons who retaliate or persecute members of the People's Inspectorate according to the provisions of law.
2. The Executive Committee of the Trade Union at the workplace shall have the following responsibilities:
a) Recommend personnel to the staff meeting as a member of the People’s Inspectorate; recognize the results of election as a member of the People’s Inspectorate; propose the dismissal of a member of the People’s Inspectorate; hold a meeting of the People's Inspectorate to elect the Head, Vice Head of the People's Inspectorate and assign tasks to specific members;
b) Instruct the People's Inspectorate in formulation of working programs, plans, schedules and activities; consider the review report on performance of the People's Inspectorate; provide instructions about and direct operation of the People's Inspectorate; participate in the activities of the People's Inspectorate when deeming it necessary;
c) Consider and handle recommendations of the People’s Inspectorate; monitor and encourage the settlement of recommendations of the People’s Inspectorate to the Head of the workplace or the competent authority;
d) Stimulate staff members at the workplace to cooperate in and actively support operation of the People’s Committee;
dd) Provide funding for the People’s Inspectorate;
e) Perform duties of a People's Inspectorate at the workplace where the People's Inspectorate is not established in accordance with laws.
3. The Government shall impose detailed regulations on organization and operation of People’s Inspectorates at the workplaces.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực