Chương I Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022: Những quy định chung
Số hiệu: | 10/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 10/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 14/12/2022 | Số công báo: | Từ số 905 đến số 906 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cập nhật Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua ngày 10/11/2022, trong đó quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức sử dụng lao động.
Luật nêu rõ quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở là xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị); tổ chức có sử dụng lao động.
2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
3. Cộng đồng dân cư là nhóm công dân Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là tổ dân phố).
4. Tổ chức có sử dụng lao động bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.
1. Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
4. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
6. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
1. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
2. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.
1. Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
4. Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
4. Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
5. Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Được bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
3. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
4. Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.
1. Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.
5. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.
This Law stipulates the content and methods of implementation of democracy at the grassroots level; the rights and obligations of citizens concerning implementation of grassroots democracy and the responsibilities of agencies, units, entities and persons for implementation of grassroots democracy.
For the purposes of this Law, terms used herein are construed as follows:
1. Grassroots (or grassroots level) refers to communes, wards or townships (hereinafter referred to as commune level) or residential communities in commune-level areas; state agencies, public non-business units (hereinafter referred to as public entities); employing entities.
2. Implementing democracy at the grassroots level refers to an approach to promoting the People's mastery to enable citizens, public officials, staff members and employees to be informed, express their will, aspiration and view point through the process of consultation, contribution of opinions, decision making, inspection and supervision of issues at the grassroots level in accordance with the national Constitution and law.
3. Residential community refers to a group of Vietnamese citizens living in a village, hamlet (otherwise called in ethnic languages) (hereinafter referred to as village), residential group, quarter, street block, cluster and sub-zone (hereinafter referred to as residential group).
4. Employing entity (also employer) refers to a state enterprise and other business entity or legal person that hires and engages workers and employees under an employment contract in the non-State sector.
Article 3. Principles of implementation of grassroots democracy
1. Ensure the rights of citizens, public officials, staff members and workers or employees can be informed of, contribute their opinions to, make their decisions on, and inspect and supervise the implementation of democracy at the grassroots level.
2. Ensure the leadership of the Party, the management of the State, the core role of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations in the implementation of democracy at the grassroots level.
3. Implement democracy at the grassroots level within the ambit of the national Constitution and laws; maintain order and discipline and avoid obstructing the normal operation of local authorities at communes and employing entities.
4. Protect State interests, legitimate rights and interests of natural or legal persons.
5. Ensure publicity, transparency and enhanced accountability in the process of implementing democracy at grassroots level.
6. Respect public opinions, promptly address public recommendations or petitions.
Article 4. Ambit of the practice of grassroots democracy
1. All citizens shall exercise democracy in the communes, wards, townships, villages and neighborhood groups where they reside.
2. Citizens who are public officials, staff members and employees shall exercise democracy in the agencies and units where they work. In case where an entity (parent entity) has its directly controlled unit (subsidiary), the implementation of democracy in the subsidiary shall be decided by the head of the parent entity.
3. Citizens who are workers shall exercise democracy at the employing entity where they are employed under employment contracts. In case an employing entity has its directly controlled unit (subsidiary), the implementation of democracy in this subsidiary shall comply with the provisions of the charter, internal rules and regulations of the employing entity and relevant laws.
Article 5. Entitlements of citizens to implementation of grassroots democracy
1. Have access to disclosure and request provision of adequate, accurate and timely information in accordance with law.
2. Propose initiatives, contribute opinions, discuss and decide on matters relating to implementation of democracy at the grassroots level in accordance with the provisions of this Law and other relevant laws.
3. Carry out inspection and supervision relating to; file petitions, complaints, grievances and lawsuits against decisions and offences against law on the implementation of grassroots democracy in accordance with law.
4. Receive recognition, respect, protection and get assured of legitimate rights and interests in the implementation of democracy at the grassroots level in accordance with the provisions of law.
Article 6. Obligations of citizens to implementation of grassroots democracy
1. Comply with laws regarding implementation of grassroots democracy.
2. Contribute opinions about survey questions raised at the grassroots level in accordance with the provisions of this Law and other relevant laws.
3. Abide by decisions of residential community, local authorities, agencies, units and employing entities.
4. Promptly file complaints, petitions and grievances to competent authorities when detecting any violation against law on implementation of democracy at the grassroots level.
5. Respect and protect social order, safety, and national interests, legitimate rights and interests of natural or legal persons.
Article 7. Right of enjoyment of citizens
1. Obtain recognition, respect and protection, and get assured of human rights and citizens' rights in terms of political, civil, economic, cultural and social aspects from the State and laws. Receive guarantee for their exercise of the rights to implementation of democracy at the grassroots level in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Get themselves fully and promptly informed about lawful rights and interests, social security and social welfare policies as prescribed by law and decisions of local authorities, agencies, units and entities offering them residence or work.
3. Enjoy the achievements of the socio-economic reform and growth, benefits from social security, safety and stability of the nation, localities, employing institutions or entities and the results of implementation of democracy in the places where they live or work.
4. Gain access to training, work, production or business opportunities to improve and enhance the material and spiritual life of their own, families and community.
Article 8. Measures for assurance of implementation of grassroots democracy
1. Provide training to enhance professional skills and qualification for persons tasked with enforcing law on implementation of democracy at grassroots level.
2. Strengthen the work of information, propaganda, dissemination and education of the law on the implementation of democracy at grassroots level; raise public awareness about ensuring the implementation of democracy at the grassroots level.
3. Enhance the responsibilities of institutions and entities, the role as a man of exemplary character of officeholders, Party members, public officials, staff members, public employees and part-timers at communes, villages and residential quarters in the implementation of democracy at grassroots level, and the role in ensuring the implementation of democracy at the grassroots level; consider implementation of democracy at the grassroots level by communes, institutions and entities as an indicator used for assessment of performance.
4. Give credit or awards to men of exemplary character or persons achieving much success in duly promoting and implementing the grassroots democracy; detect and strictly sanction institutions, entities or persons violating the law on implementation of democracy at grassroots level.
5. Provide support or incentive for the application of information technology, science and technology advances, and the use of technical instrumentalities or equipment, and other necessary conditions for implementation of grassroots democracy in line with the progress in building e-government, digital government and digital society.
Article 9. Prohibited acts during implementation of grassroots democracy
1. Hinder, annoy or intimidate citizens with the aim of preventing them from exercising their right to implement the grassroots democracy.
2. Perform the act of screening, hindrance or repression or negligence in handling petitions, complaints, grievances or denunciations; disclose information about whistleblowers or informants of offences related to the implementation of grassroots democracy.
3. Exploit the implementation of grassroots democracy to commit an act of endangering national security, social order and safety, interests of the State, legitimate rights and interests of entities and persons.
4. Exploit the implementation of grassroots democracy to commit an act of distortion, slander, provocation of conflicts, incitement to violence, regional or geographic, gender, religion or belief, race or ethnicity discrimination, or infliction of losses or damage to persons, institutions or entities.
5. Forge documents, perform fraudulent acts or plots to falsify results of public consultation or comment.
Article 10. Imposition of sanctions or penalties relating to implementation of grassroots democracy
1. Persons committing offences against law relating to implementation of grassroots democracy shall, depending on the nature and seriousness of each offence, suffer corresponding sanctions or penalties or legal action taken in the form of criminal prosecution; in case where any loss or damage occurs from the predicate offence, compensation must be paid under law.
2. Entities that violate the provisions of this Law and other provisions of law related to the implementation of democracy at the grassroots level shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned; If they cause any loss or damage, they shall be liable for compensation defined by law.
3. Any public official, staff member or employee who abuses his/her position or power to violate the provisions of this Law, act against the interests of the State, and the lawful rights and interests of entities or persons, shall, depending on the nature and seriousness of each offence, be subject to disciplinary action or criminal prosecution; in case of causing any loss or damage, they shall be liable for compensation paid under law.
4. Imposing administrative penalties or disciplinary action for offences against law on implementation of grassroots democracy shall be as provided under the Government’s regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực