Chương 2 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013: Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực
Số hiệu: | 44/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
MỤC 1. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG VIỆC BAN HÀNH, THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ
Điều 11. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ
Định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm:
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương;
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên ban hành theo thẩm quyền;
3. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức được xây dựng và ban hành đúng pháp luật.
Điều 12. Nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước hoặc trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Có cơ sở khoa học và thực tiễn;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội để ban hành hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời;
d) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng chung trong cả nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Tuân theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quy chế chi tiêu nội bộ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước, trong ngành, lĩnh vực, địa phương;
b) Phù hợp với khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức và công việc, nhiệm vụ được giao;
c) Quy chế chi tiêu nội bộ phải được công khai, thảo luận rộng rãi trong cơ quan, tổ chức; có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở.
Điều 13. Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý;
c) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chỉ tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng tại địa phương;
c) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chi tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong lĩnh vực nhà nước; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm xây dựng và công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong cơ quan, tổ chức.
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và lao động, thời gian lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 15. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ tại các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan, tổ chức.
3. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định về thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ để xảy ra lãng phí phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Các hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện, kiểm tra định mức, tiêu chuẩn chế độ bao gồm:
a) Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái với nguyên tắc quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật hoặc không đạt mục tiêu đã định;
c) Không tổ chức kiểm tra thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xử lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với trường hợp thực hiện không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại các điều 12, 13, 14 và 15 của Luật này hoặc có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
MỤC 2. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN, QUYẾT TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 17. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước phải đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định của pháp luật; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm tính chính xác, trung thực; phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 18. Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước
1. Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước phải căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gắn với kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý kinh phí ngân sách nhà nước có trách nhiệm:
a) Xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí để giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;
b) Trong phạm vi thẩm quyền quy định chế độ, chính sách đồng bộ để bảo đảm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; xử lý các sai phạm, lãng phí qua kết quả kiểm toán nội bộ và các trường hợp vi phạm theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm tra.
Điều 19. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
1. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải bảo đảm đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong phạm vi dự toán được giao, gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao, bảo đảm việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Điều 20. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia
1. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung và tiến độ đã được phê duyệt; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ được ban hành và quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí;
c) Kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tình hình thực hiện chương trình và mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí hàng năm; kịp thời phát hiện các trường hợp lãng phí để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia chỉ được quyết toán sau khi đã được nghiệm thu kết quả thực hiện; đối với nội dung không được nghiệm thu thì người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình phải làm rõ nguyên nhân và xác định trách nhiệm cụ thể để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đúng mục đích, không trùng lặp với các nguồn kinh phí khác và bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
2. Thực hiện cơ chế khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở định mức nghiên cứu khoa học, công nghệ và kết quả đầu ra. Chỉ quyết toán kinh phí đã cấp khi kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ đã được nghiệm thu. Đối với nhiệm vụ khoa học, công nghệ không được nghiệm thu thì phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí đã cấp cho những nội dung, hạng mục không hoàn thành theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 22. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
1. Việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo phải trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất và số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.
2. Việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, tính thực tiễn, hợp lý, tính ổn định, thống nhất và tính kế thừa.
3. Kinh phí xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đào tạo.
4. Việc cấp giấy phép đăng ký mở trường học phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 23. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế
1. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế phải đúng mục đích, đạt mục tiêu, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm, hàng năm và các dự án, công trình về y tế phải trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống cơ sở y tế trong cả nước.
3. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ hoạt động của các cơ sở y tế do ngân sách nhà nước cấp kinh phí phải bảo đảm đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích, đối tượng và quy trình về xây dựng, mua sắm, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của cơ sở y tế.
4. Việc cấp giấy phép đăng ký mở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển quy định tại khoản 2 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 24. Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
1. Việc thành lập các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Có đề án thành lập quỹ, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết, ý nghĩa kinh tế - xã hội và tính không thay thế được bằng các hình thức cấp phát ngân sách;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước;
c) Không trùng lặp về mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Bảo đảm thành lập theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
2. Việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Thực hiện đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
c) Bảo đảm đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Thực hiện đầy đủ các quy định về thông tin báo cáo;
đ) Công khai theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây:
a) Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
b) Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Kết quả hoạt động của quỹ;
d) Quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ thành lập theo quy định của pháp luật nếu hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ hoặc không hiệu quả thì người có thẩm quyền thành lập quỹ có trách nhiệm giải thể hoặc trình cấp có thẩm quyền giải thể theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước
1. Một số trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Điều này bao gồm:
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
b) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước;
c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
d) Sử dụng điện, nước;
đ) Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí;
e) Tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chế quản lý, giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân để thực hiện;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và dự toán được duyệt, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Tùy theo tính chất chỉ tiêu, thực hiện khoán đến người sử dụng các khoản kinh phí hoạt động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm hiệu quả và phù hợp với yêu cầu công việc;
d) Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Điều 26. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, tổ chức
1. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; khuyến khích cơ quan, tổ chức thực hiện giao khoán một số khoản kinh phí đến người quản lý, sử dụng trực tiếp.
2. Việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng kinh phí ngân sách thực tế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc xác định giá trị tài sản nhà nước để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có đủ điều kiện theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu khi được giao khoán kinh phí hoạt động, được giao tự chủ tài chính.
Điều 27. Hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
1. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ và giao dự toán không đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung và thời gian, không đúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không đúng mục đích, đối tượng, dự toán được giao; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước không đúng thủ tục, sai nội dung, đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; duyệt quyết toán chậm, trì hoãn quyết toán sai quy định của pháp luật.
4. Quản lý, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ thành lập theo quy định của pháp luật không đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ; không đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ.
5. Lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đào tạo không căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.
6. Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục không bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, tính thực tiễn, hợp lý, tính ổn định, thống nhất và tính kế thừa.
7. Sử dụng kinh phí xây dựng chương trình, nội dung giáo dục không đúng mục đích, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, khả năng, năng lực của các cơ sở giáo dục.
8. Xây dựng, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các dự án, công trình về y tế không bảo đảm tính đồng bộ dẫn đến thiếu đội ngũ y, bác sĩ, sử dụng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt hiệu suất thấp.
9. Mua sắm trang bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp không đúng mục đích, trùng lắp với các nguồn kinh phí khác, mua sắm vượt quá nhu cầu dẫn đến không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.
10. Cấp phép thành lập trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, y tế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
MỤC 3. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG MUA SẮM, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI VÀ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC
Điều 28. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
1. Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại;
b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 29. Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
1. Sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng mục đích, đối tượng và không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng phương tiện đi lại;
b) Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao.
3. Phương tiện đi lại không còn sử dụng được phải được thanh lý và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo các phương thức sau đây:
a) Trang bị phương tiện đi lại theo chức danh, chức vụ, địa bàn, ngành nghề công tác;
b) Thuê phương tiện đi lại của doanh nghiệp dịch vụ để phục vụ công việc;
c) Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại.
Điều 30. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
1. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc phải đúng mục đích, đối tượng; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc có trách nhiệm:
a) Bố trí, phân công người quản lý, sử dụng; bảo trì, bảo dưỡng và mở sổ theo dõi các loại phương tiện, thiết bị làm việc;
b) Ban hành quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc; giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý phương tiện, thiết bị làm việc không cần sử dụng, sử dụng không hiệu quả hoặc không còn sử dụng được bằng hình thức điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
1. Mua sắm, trang bị phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc phải theo yêu cầu công việc, không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc chỉ được sử dụng vào mục đích công vụ.
2. Việc trang bị, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc cho cá nhân hoặc tại nhà riêng của cán bộ, công chức phải theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt; thực hiện khoán đến người sử dụng khoản kinh phí này.
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc có trách nhiệm;
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc; giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện;
b) Rà soát toàn bộ phương tiện thông tin, liên lạc thuộc phạm vi quản lý, thu hồi những phương tiện được trang bị không đúng đối tượng và lập kế hoạch trang bị, điều chuyển phương tiện thông tin, liên lạc phù hợp với yêu cầu công việc, tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 32. Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc
1. Phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng đối tượng; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Bố trí sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng mục đích; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không vì mục đích công vụ hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Không xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
5. Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc gây hư hỏng, thất thoát tài sản.
6. Không xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
MỤC 4. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG; QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC, NHÀ Ở CÔNG VỤ VÀ CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG
Điều 33. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực và sản phẩm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng phải phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của nền kinh tế.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt danh mục dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực và sản phẩm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.
Điều 34. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
1. Lập, thẩm định dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng.
2. Phê duyệt dự án đầu tư phải phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn; bảo đảm cân đối giữa nguồn vật tư, nguyên liệu với năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ; đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư phải chứng minh rõ nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đúng tiến độ.
Điều 35. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
1. Việc khảo sát, thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng quy trình, quy phạm khảo sát, thiết kế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào định mức, đơn giá, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt.
2. Việc điều chỉnh tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào thực tế thực hiện, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm liên quan đến việc phải điều chỉnh và tuân thủ quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 37. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
1. Chủ đầu tư phải thực hiện thông báo công khai việc mời thầu trên phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát.
2. Nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát được lựa chọn phải có đủ điều kiện, năng lực thực hiện, giám sát thực hiện dự án đầu tư; có phương án tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 38. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
1. Dự án đầu tư chỉ được thực hiện, công trình chỉ được thi công khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Dự án đầu tư, công trình không nằm trong quy hoạch, kế hoạch, không bảo đảm các điều kiện quy định, không đúng quy trình, thủ tục đầu tư phải bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
2. Giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
3. Thi công công trình phải đúng thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; đúng tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư, chủ dự án phải chịu trách nhiệm kiểm tra, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thời gian thi công, thi công đúng thiết kế, sử dụng nguyên liệu, vật liệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình và tiến độ thi công.
4. Tổ chức tư vấn giám sát thi công công trình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với chủ đầu tư, chủ dự án; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tiêu cực, gây lãng phí trong quá trình thi công.
5. Chủ đầu tư, chủ dự án có trách nhiệm:
a) Xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí để giao cho nhà thầu thực hiện;
b) Không được tự ý thay đổi thiết kế, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt; tiến hành nghiệm thu và quyết toán công trình theo đúng quy định.
Điều 39. Quản lý vốn đầu tư xây dựng
1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư, bảo đảm trong phạm vi danh mục dự án đầu tư, dự án hỗ trợ đầu tư được duyệt;
b) Bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu;
c) Phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn, bảo đảm đúng tiến độ trong phạm vi tổng dự toán công trình;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đầu tư.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý vốn đầu tư xây dựng để giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;
b) Bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả, bố trí vốn kịp thời, tiết kiệm;
c) Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ việc quản lý vốn trong cơ quan, tổ chức. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp lãng phí xảy ra.
Điều 40. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng
1. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng phải bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và đấu thầu.
Đối với các dự án được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí chủ đầu tư phải chứng minh và cam kết bảo đảm đủ nguồn vốn đối ứng trước khi dự án được phê duyệt.
2. Chủ đầu tư, chủ dự án sử dụng vốn đầu tư xây dựng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp để tổ chức thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao, bảo đảm hoàn thành công trình, dự án đầu tư đúng tiến độ; tổ chức hoạt động thanh tra nhân dân, kiểm toán nội bộ, đánh giá hàng năm, kịp thời phát hiện các sai phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
1. Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành chỉ được thực hiện đối với các công trình sau đây:
a) Công trình quan trọng quốc gia;
b) Công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và quy định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 42. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
1. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với diện tích đất thuộc trụ sở làm việc hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp phải quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Trụ sở làm việc sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng phải bị thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 43. Quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
1. Nhà ở công vụ được bố trí cho cán bộ, công chức để ở trong thời gian thực thi công vụ theo đúng đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà ở công vụ bố trí không đúng đối tượng, sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng hoặc đã hết thời hạn sử dụng theo hợp đồng phải bị thu hồi.
2. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý nhà ở công vụ, thực hiện ký hợp đồng với người được giao sử dụng nhà ở công vụ, định kỳ kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, kiểm tra thu hồi nhà khi hết hạn hợp đồng.
3. Người được giao sử dụng nhà ở công vụ phải thực hiện đúng quy chế quản lý nhà ở công vụ, sử dụng đúng mục đích, giữ gìn nhà ở và tài sản khác theo hồ sơ giao nhận; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, làm thay đổi kết cấu, công năng của nhà ở công vụ; không được chuyển đổi hoặc cho thuê lại dưới bất kỳ hình thức nào và phải trả lại cho cơ quan quản lý khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ.
Điều 44. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
1. Công trình phúc lợi công cộng phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích. Công trình phúc lợi công cộng không đưa vào sử dụng, sử dụng kém hiệu quả phải bị thu hồi, giao cho cơ quan, tổ chức khác quản lý, sử dụng.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng có trách nhiệm:
a) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý công trình; xây dựng kế hoạch bảo quản, khai thác, tu bổ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả;
b) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng;
c) Thực hiện giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng công trình phúc lợi công cộng.
Điều 45. Hành vi gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng
1. Phê duyệt dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được duyệt; thiếu tính khoa học, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn; vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật.
2. Khảo sát địa hình, địa chất không tuân thủ quy trình, quy phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; phản ánh số liệu khảo sát không chính xác, trung thực, khách quan. Thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình không thực hiện đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án chậm so với tiến độ đã được phê duyệt do nguyên nhân chủ quan; thực hiện dự án, khởi công công trình trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bố trí vốn dàn trải, chậm tiến độ theo kế hoạch; không quyết toán, chậm quyết toán công trình, dự án.
5. Sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn; vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật.
6. Tự điều chỉnh tổng dự toán công trình trái với quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tự điều chỉnh thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng so với thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
8. Không xử lý theo thẩm quyền hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý kịp thời đối với công trình do nhà nước đầu tư không sử dụng được, không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng hiệu quả thấp, không đạt mục tiêu đã định.
9. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành các công trình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật này.
10. Không xây dựng các biện pháp và tổ chức thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng.
MỤC 5. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
Điều 46. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
1. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phải đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia gắn với bảo vệ môi trường.
3. Phải sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến tài nguyên; bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích. Chỉ cấp phép khai thác, chế biến tài nguyên khi việc khai thác, chế biến tài nguyên đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
4. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng, các loại tài nguyên khác.
1. Việc quản lý, sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Đúng mục đích sử dụng đất;
c) Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai;
b) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất và xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất; thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, các hành vi gây lãng phí đất.
Điều 48. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên nước;
b) Đúng mục đích, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Bảo vệ tài nguyên nước đang sử dụng;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của Luật tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên nước.
Điều 49. Quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch khai thác khoáng sản;
b) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Theo đúng giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
d) Thực hiện tận thu triệt để trong khai thác khoáng sản và sử dụng hiệu quả các sản phẩm phụ hữu ích của hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
c) Thực hiện khai thác đúng chủng loại, kỹ thuật, trữ lượng khoáng sản ghi trong giấy phép; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng khoáng sản; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường, gây thất thoát, lãng phí khoáng sản.
Điều 50. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
b) Bảo vệ, chống cháy rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng;
c) Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng;
d) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
c) Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng.
Điều 51. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác
1. Tài nguyên khác chưa được quy định tại các điều 47, 48, 49 và 50 của Luật này phải được quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao khai thác, sử dụng tài nguyên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 52. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo
1. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo được xác định là phương thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả. Các dự án đầu tư tái chế, sử dụng tài nguyên tái chế và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật liên quan đến sử dụng tài nguyên tái chế và nguồn năng lượng tái tạo được hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có sáng kiến tái chế, sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng từ nguồn kinh phí tiết kiệm được do áp dụng sáng kiến và theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
1. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Gây ô nhiễm, hủy hoại tài nguyên; không thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả; chậm đưa vào sử dụng theo quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất; không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bỏ hoang, không khai thác hết diện tích được giao.
4. Không xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.
5. Không thực hiện phân loại, xử lý tái chế chất thải theo quy định của pháp luật; gây khó khăn, cản trở cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế.
6. Cấp phép khai thác, chế biến tài nguyên không đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
MỤC 6. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC
Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
2. Cơ quan có thẩm quyền khi xét duyệt biên chế, quyết định sử dụng nguồn lực lao động, thời gian lao động phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế bảo đảm yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động phải trên cơ sở ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa và yêu cầu cải cách hành chính.
4. Việc tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức phải trên cơ sở rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, định mức biên chế hiện có để tránh chồng chéo, bỏ trống, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ.
Điều 55. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước
1. Tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và trong phạm vi biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đào tạo nguồn lực, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu của vị trí công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch cán bộ, công chức. Việc nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức phải theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Việc sử dụng lao động, thời gian lao động phải trên cơ sở tổ chức công việc hợp lý, khoa học, hiệu quả và gắn với cải cách hành chính.
4. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc phù hợp; xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 56. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập phải trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và yêu cầu công việc; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của pháp luật về viên chức.
2. Đào tạo, bồi dưỡng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập phải tổ chức công việc hợp lý, khoa học, gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động sự nghiệp.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại viên chức theo đúng quy định của pháp luật về viên chức; xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc phù hợp; xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về viên chức.
Điều 57. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong các cơ quan, tổ chức khác
Các cơ quan, tổ chức khác căn cứ vào thực tế sử dụng lao động, thời gian lao động của mình để áp dụng quy định tại các điều 54, 55 và 56 của Luật này và quy định của pháp luật về lao động.
Điều 58. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước
1. Tuyển dụng công chức vượt quá chỉ tiêu biên chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; tuyển dụng sai đối tượng, không đúng quy định hoặc thẩm quyền.
2. Tuyển dụng vào biên chế, ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với những công việc có thể áp dụng hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hoặc tuyển dụng theo hình thức ngược lại.
3. Tuyển dụng viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch, chức danh theo quy định.
5. Đào tạo, bồi dưỡng không đúng kế hoạch, không căn cứ vào yêu cầu cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
6. Sử dụng thời gian lao động vào việc riêng, sử dụng thời gian lao động không hiệu quả.
7. Giao biên chế cao hơn so với nhu cầu thực tế, không phù hợp với tiến bộ khoa học, trình độ tay nghề của người lao động.
MỤC 7. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 59. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở hiệu quả sử dụng, đa dạng hóa nguồn vốn, có cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm; đúng mục đích, chế độ theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.
2. Người đại diện theo ủy quyền phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến hiệu quả của vốn góp, kịp thời phát hiện các sai phạm phát sinh, tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả, nguy cơ mất vốn, báo cáo kịp thời chủ sở hữu.
Điều 60. Quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
1. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng tài sản. Việc quản lý, sử dụng đất phải bảo đảm đúng mục đích ghi trong quyết định giao đất, hợp đồng cho thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng hiệu quả đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Hàng năm, tổ chức công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong doanh nghiệp; kịp thời phát hiện các trường hợp sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 61. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước
1. Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Thực hiện chế độ về quản lý tài chính, quy định về giám sát tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Xác định và xây dựng đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, các quỹ, tài sản trong doanh nghiệp;
c) Kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gây lãng phí phát sinh tại doanh nghiệp;
d) Thực hiện khuyến khích đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có các phát hiện lãng phí xảy ra trong doanh nghiệp, khen thưởng đối với những người có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm:
a) Xây dựng, đăng ký với chủ sở hữu mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp;
b) Đề ra các biện pháp, giải pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, tiết giảm chi phí, công khai đến người lao động trong doanh nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đăng ký, định kỳ hàng năm báo cáo chủ sở hữu và cơ quan quản lý có liên quan về kết quả thực hiện;
d) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện tự kiểm tra, rà soát, báo cáo giám sát tài chính để phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp.
Điều 62. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong doanh nghiệp, bao gồm:
a) Quản lý, sử dụng vốn nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát;
b) Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích;
c) Trích lập và quản lý, sử dụng các quỹ không đúng mục đích, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Không tổ chức xây dựng các biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này để xảy ra lãng phí thì xử lý như sau:
a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu;
b) Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại Điều 61 của Luật này và có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này để xảy ra lãng phí thì xử lý như sau:
a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu, của cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
b) Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
MỤC 8. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ TIÊU DÙNG CỦA NHÂN DÂN
Điều 63. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
1. Bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
2. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng; không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không gây ô nhiễm môi trường.
3. Giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh; tránh lãng phí làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng.
Điều 64. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
1. Các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa, quy hoạch chuyên ngành và quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc sử dụng vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh phải trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng để dành vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các hình thức đầu tư khác mà pháp luật không cấm.
Điều 65. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng
1. Việc tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng phải bảo đảm tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch, giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh, tránh lãng phí.
2. Tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng quy định tại khoản 1 Điều này để xảy ra lãng phí phải thực hiện giải trình trước cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan thông tin đại chúng và cơ quan quản lý chuyên ngành nơi diễn ra hoạt động tổ chức.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; quy định chính sách khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang.
Điều 66. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy định của Thủ tướng Chính phủ, theo thẩm quyền quyết định quy mô lễ hội và các hoạt động văn hóa khác trên địa bàn; quy định về chính sách khuyến khích thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang; có trách nhiệm tổ chức triển khai phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân, quy định các hình thức biểu dương, khen thưởng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hóa gắn với việc khuyến khích, động viên nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh.
3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đưa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, tổ chức; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức mình phải gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; căn cứ kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xem xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức.
4. Cơ quan thông tin đại chúng kịp thời tuyên truyền, cổ vũ, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, lên án, phê phán hành vi lãng phí.
Định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm:
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương;
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên ban hành theo thẩm quyền;
3. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức được xây dựng và ban hành đúng pháp luật.
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước hoặc trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Có cơ sở khoa học và thực tiễn;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội để ban hành hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời;
d) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng chung trong cả nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Tuân theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quy chế chi tiêu nội bộ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước, trong ngành, lĩnh vực, địa phương;
b) Phù hợp với khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức và công việc, nhiệm vụ được giao;
c) Quy chế chi tiêu nội bộ phải được công khai, thảo luận rộng rãi trong cơ quan, tổ chức; có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý;
c) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chỉ tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng tại địa phương;
c) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chi tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong lĩnh vực nhà nước; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm xây dựng và công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong cơ quan, tổ chức.
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và lao động, thời gian lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ tại các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan, tổ chức.
3. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định về thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ để xảy ra lãng phí phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Các hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện, kiểm tra định mức, tiêu chuẩn chế độ bao gồm:
a) Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái với nguyên tắc quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật hoặc không đạt mục tiêu đã định;
c) Không tổ chức kiểm tra thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xử lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với trường hợp thực hiện không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại các điều 12, 13, 14 và 15 của Luật này hoặc có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước phải đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định của pháp luật; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm tính chính xác, trung thực; phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước phải căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gắn với kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý kinh phí ngân sách nhà nước có trách nhiệm:
a) Xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí để giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;
b) Trong phạm vi thẩm quyền quy định chế độ, chính sách đồng bộ để bảo đảm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; xử lý các sai phạm, lãng phí qua kết quả kiểm toán nội bộ và các trường hợp vi phạm theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm tra.
1. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải bảo đảm đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong phạm vi dự toán được giao, gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao, bảo đảm việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
1. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung và tiến độ đã được phê duyệt; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ được ban hành và quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí;
c) Kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tình hình thực hiện chương trình và mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí hàng năm; kịp thời phát hiện các trường hợp lãng phí để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia chỉ được quyết toán sau khi đã được nghiệm thu kết quả thực hiện; đối với nội dung không được nghiệm thu thì người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình phải làm rõ nguyên nhân và xác định trách nhiệm cụ thể để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đúng mục đích, không trùng lặp với các nguồn kinh phí khác và bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
2. Thực hiện cơ chế khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở định mức nghiên cứu khoa học, công nghệ và kết quả đầu ra. Chỉ quyết toán kinh phí đã cấp khi kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ đã được nghiệm thu. Đối với nhiệm vụ khoa học, công nghệ không được nghiệm thu thì phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí đã cấp cho những nội dung, hạng mục không hoàn thành theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo phải trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất và số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.
2. Việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, tính thực tiễn, hợp lý, tính ổn định, thống nhất và tính kế thừa.
3. Kinh phí xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đào tạo.
4. Việc cấp giấy phép đăng ký mở trường học phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế phải đúng mục đích, đạt mục tiêu, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm, hàng năm và các dự án, công trình về y tế phải trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống cơ sở y tế trong cả nước.
3. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ hoạt động của các cơ sở y tế do ngân sách nhà nước cấp kinh phí phải bảo đảm đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích, đối tượng và quy trình về xây dựng, mua sắm, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của cơ sở y tế.
4. Việc cấp giấy phép đăng ký mở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển quy định tại khoản 2 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc thành lập các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Có đề án thành lập quỹ, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết, ý nghĩa kinh tế - xã hội và tính không thay thế được bằng các hình thức cấp phát ngân sách;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước;
c) Không trùng lặp về mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Bảo đảm thành lập theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
2. Việc quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Thực hiện đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
c) Bảo đảm đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ;
d) Thực hiện đầy đủ các quy định về thông tin báo cáo;
đ) Công khai theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây:
a) Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;
b) Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Kết quả hoạt động của quỹ;
d) Quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ thành lập theo quy định của pháp luật nếu hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ hoặc không hiệu quả thì người có thẩm quyền thành lập quỹ có trách nhiệm giải thể hoặc trình cấp có thẩm quyền giải thể theo quy định của pháp luật.
1. Một số trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Điều này bao gồm:
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
b) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước;
c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
d) Sử dụng điện, nước;
đ) Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí;
e) Tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chế quản lý, giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân để thực hiện;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và dự toán được duyệt, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Tùy theo tính chất chỉ tiêu, thực hiện khoán đến người sử dụng các khoản kinh phí hoạt động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm hiệu quả và phù hợp với yêu cầu công việc;
d) Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
1. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; khuyến khích cơ quan, tổ chức thực hiện giao khoán một số khoản kinh phí đến người quản lý, sử dụng trực tiếp.
2. Việc giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng kinh phí ngân sách thực tế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc xác định giá trị tài sản nhà nước để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có đủ điều kiện theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu khi được giao khoán kinh phí hoạt động, được giao tự chủ tài chính.
1. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ và giao dự toán không đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung và thời gian, không đúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không đúng mục đích, đối tượng, dự toán được giao; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước không đúng thủ tục, sai nội dung, đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ; duyệt quyết toán chậm, trì hoãn quyết toán sai quy định của pháp luật.
4. Quản lý, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và các quỹ thành lập theo quy định của pháp luật không đúng mục đích, tôn chỉ của quỹ; không đúng quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ.
5. Lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đào tạo không căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên.
6. Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục không bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, tính thực tiễn, hợp lý, tính ổn định, thống nhất và tính kế thừa.
7. Sử dụng kinh phí xây dựng chương trình, nội dung giáo dục không đúng mục đích, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, khả năng, năng lực của các cơ sở giáo dục.
8. Xây dựng, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các dự án, công trình về y tế không bảo đảm tính đồng bộ dẫn đến thiếu đội ngũ y, bác sĩ, sử dụng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt hiệu suất thấp.
9. Mua sắm trang bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp không đúng mục đích, trùng lắp với các nguồn kinh phí khác, mua sắm vượt quá nhu cầu dẫn đến không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.
10. Cấp phép thành lập trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, y tế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực cho công việc; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện đi lại;
b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị mới, sửa chữa phương tiện đi lại hoặc thực hiện điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
1. Sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan, tổ chức phải đúng mục đích, đối tượng và không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng phương tiện đi lại có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng phương tiện đi lại;
b) Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc bảo quản phương tiện đi lại, sử dụng nhiên liệu theo đúng định mức tiêu hao để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao.
3. Phương tiện đi lại không còn sử dụng được phải được thanh lý và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo các phương thức sau đây:
a) Trang bị phương tiện đi lại theo chức danh, chức vụ, địa bàn, ngành nghề công tác;
b) Thuê phương tiện đi lại của doanh nghiệp dịch vụ để phục vụ công việc;
c) Khoán kinh phí cho người có tiêu chuẩn, chế độ sử dụng phương tiện đi lại.
1. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc phải đúng mục đích, đối tượng; không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc có trách nhiệm:
a) Bố trí, phân công người quản lý, sử dụng; bảo trì, bảo dưỡng và mở sổ theo dõi các loại phương tiện, thiết bị làm việc;
b) Ban hành quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc; giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý phương tiện, thiết bị làm việc không cần sử dụng, sử dụng không hiệu quả hoặc không còn sử dụng được bằng hình thức điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy định của pháp luật.
1. Mua sắm, trang bị phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc phải theo yêu cầu công việc, không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc chỉ được sử dụng vào mục đích công vụ.
2. Việc trang bị, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc cho cá nhân hoặc tại nhà riêng của cán bộ, công chức phải theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt; thực hiện khoán đến người sử dụng khoản kinh phí này.
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc có trách nhiệm;
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc; giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện;
b) Rà soát toàn bộ phương tiện thông tin, liên lạc thuộc phạm vi quản lý, thu hồi những phương tiện được trang bị không đúng đối tượng và lập kế hoạch trang bị, điều chuyển phương tiện thông tin, liên lạc phù hợp với yêu cầu công việc, tiết kiệm và hiệu quả.
1. Phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng đối tượng; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Bố trí sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng mục đích; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không vì mục đích công vụ hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Không xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
5. Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc gây hư hỏng, thất thoát tài sản.
6. Không xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực và sản phẩm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng phải phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của nền kinh tế.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt danh mục dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực và sản phẩm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.
1. Lập, thẩm định dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng.
2. Phê duyệt dự án đầu tư phải phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn; bảo đảm cân đối giữa nguồn vật tư, nguyên liệu với năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ; đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư phải chứng minh rõ nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đúng tiến độ.
1. Việc khảo sát, thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng quy trình, quy phạm khảo sát, thiết kế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào định mức, đơn giá, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt.
2. Việc điều chỉnh tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào thực tế thực hiện, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm liên quan đến việc phải điều chỉnh và tuân thủ quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chủ đầu tư phải thực hiện thông báo công khai việc mời thầu trên phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát.
2. Nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát được lựa chọn phải có đủ điều kiện, năng lực thực hiện, giám sát thực hiện dự án đầu tư; có phương án tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Dự án đầu tư chỉ được thực hiện, công trình chỉ được thi công khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Dự án đầu tư, công trình không nằm trong quy hoạch, kế hoạch, không bảo đảm các điều kiện quy định, không đúng quy trình, thủ tục đầu tư phải bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
2. Giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
3. Thi công công trình phải đúng thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; đúng tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư, chủ dự án phải chịu trách nhiệm kiểm tra, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thời gian thi công, thi công đúng thiết kế, sử dụng nguyên liệu, vật liệu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình và tiến độ thi công.
4. Tổ chức tư vấn giám sát thi công công trình có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với chủ đầu tư, chủ dự án; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tiêu cực, gây lãng phí trong quá trình thi công.
5. Chủ đầu tư, chủ dự án có trách nhiệm:
a) Xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí để giao cho nhà thầu thực hiện;
b) Không được tự ý thay đổi thiết kế, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt; tiến hành nghiệm thu và quyết toán công trình theo đúng quy định.
1. Quản lý vốn đầu tư xây dựng phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư, bảo đảm trong phạm vi danh mục dự án đầu tư, dự án hỗ trợ đầu tư được duyệt;
b) Bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu;
c) Phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn, bảo đảm đúng tiến độ trong phạm vi tổng dự toán công trình;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đầu tư.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý vốn đầu tư xây dựng để giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;
b) Bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả, bố trí vốn kịp thời, tiết kiệm;
c) Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ việc quản lý vốn trong cơ quan, tổ chức. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp lãng phí xảy ra.
1. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng phải bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và đấu thầu.
Đối với các dự án được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí chủ đầu tư phải chứng minh và cam kết bảo đảm đủ nguồn vốn đối ứng trước khi dự án được phê duyệt.
2. Chủ đầu tư, chủ dự án sử dụng vốn đầu tư xây dựng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp để tổ chức thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao, bảo đảm hoàn thành công trình, dự án đầu tư đúng tiến độ; tổ chức hoạt động thanh tra nhân dân, kiểm toán nội bộ, đánh giá hàng năm, kịp thời phát hiện các sai phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành chỉ được thực hiện đối với các công trình sau đây:
a) Công trình quan trọng quốc gia;
b) Công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và quy định việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với diện tích đất thuộc trụ sở làm việc hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp phải quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Trụ sở làm việc sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng phải bị thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Nhà ở công vụ được bố trí cho cán bộ, công chức để ở trong thời gian thực thi công vụ theo đúng đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà ở công vụ bố trí không đúng đối tượng, sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng hoặc đã hết thời hạn sử dụng theo hợp đồng phải bị thu hồi.
2. Cơ quan quản lý nhà ở công vụ phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý nhà ở công vụ, thực hiện ký hợp đồng với người được giao sử dụng nhà ở công vụ, định kỳ kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, kiểm tra thu hồi nhà khi hết hạn hợp đồng.
3. Người được giao sử dụng nhà ở công vụ phải thực hiện đúng quy chế quản lý nhà ở công vụ, sử dụng đúng mục đích, giữ gìn nhà ở và tài sản khác theo hồ sơ giao nhận; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, làm thay đổi kết cấu, công năng của nhà ở công vụ; không được chuyển đổi hoặc cho thuê lại dưới bất kỳ hình thức nào và phải trả lại cho cơ quan quản lý khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ.
1. Công trình phúc lợi công cộng phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích. Công trình phúc lợi công cộng không đưa vào sử dụng, sử dụng kém hiệu quả phải bị thu hồi, giao cho cơ quan, tổ chức khác quản lý, sử dụng.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng có trách nhiệm:
a) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý công trình; xây dựng kế hoạch bảo quản, khai thác, tu bổ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả;
b) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng;
c) Thực hiện giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng công trình phúc lợi công cộng.
1. Phê duyệt dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được duyệt; thiếu tính khoa học, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn; vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật.
2. Khảo sát địa hình, địa chất không tuân thủ quy trình, quy phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; phản ánh số liệu khảo sát không chính xác, trung thực, khách quan. Thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình không thực hiện đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án chậm so với tiến độ đã được phê duyệt do nguyên nhân chủ quan; thực hiện dự án, khởi công công trình trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bố trí vốn dàn trải, chậm tiến độ theo kế hoạch; không quyết toán, chậm quyết toán công trình, dự án.
5. Sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn; vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật.
6. Tự điều chỉnh tổng dự toán công trình trái với quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tự điều chỉnh thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng so với thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
8. Không xử lý theo thẩm quyền hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý kịp thời đối với công trình do nhà nước đầu tư không sử dụng được, không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng hiệu quả thấp, không đạt mục tiêu đã định.
9. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành các công trình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật này.
10. Không xây dựng các biện pháp và tổ chức thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng.
1. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phải đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia gắn với bảo vệ môi trường.
3. Phải sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến tài nguyên; bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích. Chỉ cấp phép khai thác, chế biến tài nguyên khi việc khai thác, chế biến tài nguyên đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
4. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng, các loại tài nguyên khác.
1. Việc quản lý, sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Đúng mục đích sử dụng đất;
c) Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai;
b) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất và xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng đất; thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, các hành vi gây lãng phí đất.
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên nước;
b) Đúng mục đích, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
c) Bảo vệ tài nguyên nước đang sử dụng;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của Luật tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên nước.
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch khai thác khoáng sản;
b) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Theo đúng giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
d) Thực hiện tận thu triệt để trong khai thác khoáng sản và sử dụng hiệu quả các sản phẩm phụ hữu ích của hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;
c) Thực hiện khai thác đúng chủng loại, kỹ thuật, trữ lượng khoáng sản ghi trong giấy phép; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng khoáng sản; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường, gây thất thoát, lãng phí khoáng sản.
1. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải bảo đảm:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
b) Bảo vệ, chống cháy rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng;
c) Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng;
d) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng có trách nhiệm:
a) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
b) Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng;
c) Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng; phát hiện và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng.
1. Tài nguyên khác chưa được quy định tại các điều 47, 48, 49 và 50 của Luật này phải được quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao khai thác, sử dụng tài nguyên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
1. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo được xác định là phương thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả. Các dự án đầu tư tái chế, sử dụng tài nguyên tái chế và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật liên quan đến sử dụng tài nguyên tái chế và nguồn năng lượng tái tạo được hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có sáng kiến tái chế, sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng từ nguồn kinh phí tiết kiệm được do áp dụng sáng kiến và theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Gây ô nhiễm, hủy hoại tài nguyên; không thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả; chậm đưa vào sử dụng theo quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất; không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bỏ hoang, không khai thác hết diện tích được giao.
4. Không xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.
5. Không thực hiện phân loại, xử lý tái chế chất thải theo quy định của pháp luật; gây khó khăn, cản trở cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế.
6. Cấp phép khai thác, chế biến tài nguyên không đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
2. Cơ quan có thẩm quyền khi xét duyệt biên chế, quyết định sử dụng nguồn lực lao động, thời gian lao động phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế bảo đảm yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động phải trên cơ sở ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa và yêu cầu cải cách hành chính.
4. Việc tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức phải trên cơ sở rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, định mức biên chế hiện có để tránh chồng chéo, bỏ trống, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ.
1. Tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và trong phạm vi biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đào tạo nguồn lực, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu của vị trí công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch cán bộ, công chức. Việc nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức phải theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Việc sử dụng lao động, thời gian lao động phải trên cơ sở tổ chức công việc hợp lý, khoa học, hiệu quả và gắn với cải cách hành chính.
4. Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc phù hợp; xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập phải trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và yêu cầu công việc; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của pháp luật về viên chức.
2. Đào tạo, bồi dưỡng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập phải tổ chức công việc hợp lý, khoa học, gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động sự nghiệp.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại viên chức theo đúng quy định của pháp luật về viên chức; xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động, xử lý công việc phù hợp; xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về viên chức.
1. Tuyển dụng công chức vượt quá chỉ tiêu biên chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; tuyển dụng sai đối tượng, không đúng quy định hoặc thẩm quyền.
2. Tuyển dụng vào biên chế, ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với những công việc có thể áp dụng hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hoặc tuyển dụng theo hình thức ngược lại.
3. Tuyển dụng viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch, chức danh theo quy định.
5. Đào tạo, bồi dưỡng không đúng kế hoạch, không căn cứ vào yêu cầu cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
6. Sử dụng thời gian lao động vào việc riêng, sử dụng thời gian lao động không hiệu quả.
7. Giao biên chế cao hơn so với nhu cầu thực tế, không phù hợp với tiến bộ khoa học, trình độ tay nghề của người lao động.
1. Việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở hiệu quả sử dụng, đa dạng hóa nguồn vốn, có cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm; đúng mục đích, chế độ theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.
2. Người đại diện theo ủy quyền phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến hiệu quả của vốn góp, kịp thời phát hiện các sai phạm phát sinh, tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả, nguy cơ mất vốn, báo cáo kịp thời chủ sở hữu.
1. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng tài sản. Việc quản lý, sử dụng đất phải bảo đảm đúng mục đích ghi trong quyết định giao đất, hợp đồng cho thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng hiệu quả đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Hàng năm, tổ chức công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong doanh nghiệp; kịp thời phát hiện các trường hợp sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Thực hiện chế độ về quản lý tài chính, quy định về giám sát tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Xác định và xây dựng đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, các quỹ, tài sản trong doanh nghiệp;
c) Kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gây lãng phí phát sinh tại doanh nghiệp;
d) Thực hiện khuyến khích đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có các phát hiện lãng phí xảy ra trong doanh nghiệp, khen thưởng đối với những người có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm:
a) Xây dựng, đăng ký với chủ sở hữu mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp;
b) Đề ra các biện pháp, giải pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, tiết giảm chi phí, công khai đến người lao động trong doanh nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đăng ký, định kỳ hàng năm báo cáo chủ sở hữu và cơ quan quản lý có liên quan về kết quả thực hiện;
d) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện tự kiểm tra, rà soát, báo cáo giám sát tài chính để phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp.
1. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong doanh nghiệp, bao gồm:
a) Quản lý, sử dụng vốn nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát;
b) Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích;
c) Trích lập và quản lý, sử dụng các quỹ không đúng mục đích, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Không tổ chức xây dựng các biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này để xảy ra lãng phí thì xử lý như sau:
a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu;
b) Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại Điều 61 của Luật này và có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này để xảy ra lãng phí thì xử lý như sau:
a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu, của cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
b) Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
2. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng; không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không gây ô nhiễm môi trường.
3. Giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh; tránh lãng phí làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng.
1. Các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa, quy hoạch chuyên ngành và quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc sử dụng vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh phải trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng để dành vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các hình thức đầu tư khác mà pháp luật không cấm.
1. Việc tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng phải bảo đảm tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch, giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh, tránh lãng phí.
2. Tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng quy định tại khoản 1 Điều này để xảy ra lãng phí phải thực hiện giải trình trước cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan thông tin đại chúng và cơ quan quản lý chuyên ngành nơi diễn ra hoạt động tổ chức.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; quy định chính sách khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang.
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy định của Thủ tướng Chính phủ, theo thẩm quyền quyết định quy mô lễ hội và các hoạt động văn hóa khác trên địa bàn; quy định về chính sách khuyến khích thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang; có trách nhiệm tổ chức triển khai phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân, quy định các hình thức biểu dương, khen thưởng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hóa gắn với việc khuyến khích, động viên nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh.
3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đưa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, tổ chức; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức mình phải gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; căn cứ kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xem xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức.
4. Cơ quan thông tin đại chúng kịp thời tuyên truyền, cổ vũ, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, lên án, phê phán hành vi lãng phí.
PROVISIONS ON THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN A NUMBER OF FIELDS
Section 1. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN THE ISSUANCE AND EXERCISE OF NORMS, CRITERIA AND ENTITLEMENTS
Article 11. Systems of norms, criteria and entitlements
Norms, criteria and entitlements serving as the basis for thrift practice and waste combat include:
1. Norms, criteria and entitlements which are issued by competent state agencies as prescribed by law and applicable nationwide or within a certain sector, field or locality;
2. Norms, criteria and entitlements which are issued by agencies or organizations under their competence, which are assigned to manage and use the state budget, state capital and assets, labor and working time in the state sector and resources.
3. Norms, criteria and entitlements stated in internal expenditure regulations of agencies or organizations, which are formulated and issued in accordance with law.
Article 12. Principles in issuance of norms, criteria and entitlements
1. Norms, criteria and regulations issued by competent state agencies for general application nationwide or application within a certain sector, field or locality must abide by the following principles:
a) Having scientific and practical grounds;
b) Being suitable to the state budget capacity and the assigned functions and tasks;
c) Their issuance and revision are based on the socio-economic development requirements;
d) Norms, criteria and entitlements applicable in a certain sector, field or locality must conform to those applicable nationwide under regulations, unless otherwise provided by law;
e) Complying with the process of promulgation of legal normative documents and other relevant laws.
2. Norms, criteria and entitlements stated in internal expenditure regulations promulgated by heads of agencies or organizations must abide by the following principles:
a) Being conformable to the norms, criteria and entitlements which are applicable nationwide and applicable with in the sector, field or locality;
b) Being suitable to the financial capability of the agency or organization and the assigned work and tasks;
c) The internal expenditure regulations must be publicized and discussed widely in agencies or organizations with the participation of the grassroots trade union.
Article 13. Responsibility to issue norms, criteria and entitlements
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and heads of other central agencies have the responsibility:
a) To organize the elaboration, review, revision, supplementation of norms, criteria and entitlements to be submitted to competent authorities for issuance, or issue them under competence;
b) To publicize the norms, criteria and entitlements which are applicable nationwide or within the sectors or fields under their management;
c) To examine the elaboration of norms, criteria and entitlements in the internal expenditure regulations promulgated by management agencies or organizations,
2. Chairpersons of provincial People’s Committees have the responsibility:
a) To organize the elaboration, review, revision and supplementation of norms, criteria and entitlements to be submitted to competent authorities for issuance, or issue them under competence;
b) To publicize norms, criteria and entitlements which are applicable in their localities;
c) To examine the elaboration of norms, criteria and entitlements in the internal expenditure regulations which are promulgated by the management agencies or organizations.
2. Heads of agencies or organizations using the state budget, state capital and assets, laborers and working time in the state sector; and heads of agencies or organizations managing, exploiting and using resources shall formulate and publicize norms, criteria, regimes and internal expenditure regulations applicable to their agencies or organizations.
Article 14. Responsibility to exercise the norms, criteria and entitlements
1. Agencies, organizations, households or individuals that are assigned to manage and use state budget, state capital and assets, laborers and working time in the state sector, or to manage, exploit and use resources shall comply with the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies and the internal expenditure regulations of agencies or organizations.
Other organizations, households and individuals are encouraged to apply norms, criteria and regulations issued by competent state agencies, and to take the initiative in elaborating the internal expenditure regulations for practice thrift and combat waste in the management, use of capital, assets, supplies, raw materials, fuels, materials and laborers, and working time in their production, business and consumption.
2. In the course of implementation, in case of finding it is necessary to revise or supplement norms, criteria and entitlements, agencies or organizations realizing norms, criteria and entitlements shall promptly revise or supplement them under their competence or report such revision and supplementation to competent agencies for study and consideration to have appropriate revision or supplementation.
Article 15. Responsibility to examine implementation of norms, criteria and entitlements
1. Agencies and organizations competent to formulate and issue norms, criteria and entitlements shall be responsible for organizing examination of the implementation of norms, criteria and entitlements at agencies and organizations liable to apply such norms, criteria and entitlements.
2. Agencies and organizations implementing norms, criteria and entitlements shall be responsible for examining the implementation of norms, criteria and regulations issued by competent state agencies and the internal expenditure regulations at agencies and organizations.
3. In the course of examination, upon detecting acts that violate the regulations on implementation of norms, criteria and entitlements or internal expenditure regulations, cause waste, agencies or organizations shall promptly handle such violations under their competence or propose competent authorities to handle them as prescribed by law.
Article 16. Violations involving the issuance, implementation and examination of norms, criteria and entitlements
1. Violations involving the issuance, implementation and examination of norms, criteria and entitlements include:
a) Issuing norms, criteria and entitlements in contravention of the principles prescribed in Article 12 of this Law;
b) Exceeding the norms, criteria and regulations issued by competent agencies as prescribed by law or failing to achieve the set targets;
c) Failing to organize the examination of implementation of norms, criteria and entitlements; failing to handle or to propose competent state agencies to handle promptly cases of implementation in contravention of norms, criteria and entitlements.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of other central agencies, chairpersons of provincial People’s Committees, and heads of other agencies or organizations, according to their functions and tasks, failing to comply or improperly complying with Articles 12, 13, 14 and 15 of this Law, or violating the provisions at Clause 1 of this Article, shall be disciplined as prescribed by law.
Section 2. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN THE ELABORATION, APPRAISAL AND APPROVAL OF ESTIMATES OF, AND FINAL SETTLEMENT, MANAGEMENT AND USE OF, STATE BUDGET FUNDS
Article 17. Elaboration, appraisal, approval and allocation of estimates and final settlement of state budget
1. The elaboration, appraisal, approval and allocation of state budget estimates must comply with the competence, order, content, subjects and time as prescribed by law; and comply with norms, criteria and regulations issued by competent state agencies.
2. The elaboration, appraisal and approval of final settlement of the state budget must ensure accuracy and truthfulness; be based on the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies and comply with the law on the state budget.
Article 18. Management of state budget funds
1. The management of state budget funds must be based on the estimates approved by competent authorities, in association with results and schedule of task performance and appropriate with administrative reform requirements.
2. Agencies and organizations managing state budget fund have responsibility:
a) To elaborate programs on thrift practice and waste combat, specify the thrift targets and norms and waste combat requirements to assign to state budget-funded agencies and organizations for implementation, ensuring thrift and efficiency;
b) To stipulate within the scope of their jurisdiction synchronous regimes and policies to ensure thrift practice and waste combat;
c) To examine, inspect and audit the use of state budget funds in accordance with law.
3. Heads of agencies or organizations shall organize the implementation of Clauses 1 and 2 of this Article; regularly assess the results of implementation of the assigned thrift targets and norms and waste combat requirements; handle wrongdoings and violations and waste detected through results of internal audit, and violations stated in the conclusions of the State Audit Agencies and inspection and examination agencies.
Article 19. Use of state budget funds
1. State budget funds must be used for proper purposes and subjects, strictly according to the norms, criteria and entitlements within the allocated estimates, and associated with the performance of tasks of agencies and organizations.
2. State budge-funded agencies, organizations and individuals shall draw up plans and measures and organize the implementation thereof with a view to achieving the assigned thrift targets and norms and waste combat requirements, concurrently ensure the fulfillment of their tasks.
3. Heads of agencies or organizations shall regularly assess the results of implementation of the assigned thrift targets and norms and waste combat requirements, and ensure the use of state budget funds for proper purposes and subjects and in accordance with the set norms, criteria and entitlements.
Article 20. Management and use of funds for national target programs, national programs
1. The funds of national target programs and national programs must be used for proper purposes, approved contents and schedules and in accordance with the issued norms, criteria and entitlements and law.
2. Agencies, organizations and individuals using funds of national target programs or national programs have the responsibility:
a) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in the management and use of funds for national target programs or national programs;
b) To draw up plans and measures and organize the implementation thereof with a view to achieving the thrift targets and norms and waste combat requirements;
c) To annually conduct examination, internally audit and assessment on the implementation of thrift programs and targets and norms and waste combat requirements; to detect in time cases of waste for handling as prescribed by law.
3. The funds of national target programs and national programs shall be settled only after the implementation results are evaluated and accepted; for unaccepted contents, the persons responsible for managing and directing the implementation of programs must clarify the causes and identify specific responsibilities for handling under their competence, or transfer to competent agencies for handling as prescribed by law.
Article 21. Management and use of funds for performance of scientific and technological tasks
1. The management and use of funds for performance of scientific and technological tasks must ensure proper purposes, avoid overlap with other funding sources and ensure thrift and efficiency.
2. To apply the mechanism of assignment of the funding packages for performance of scientific and technological tasks based on scientific and technological research norms and outputs. The allocated funds shall be settled only when the results of scientific and technological task performance are examined and accepted. For unaccepted results, the allocated funds shall be partially or fully refunded with respect to unfulfilled contents and items in accordance with the law on science and technology and other relevant laws.
Article 22. Management and use of funds for performance of education and training tasks
1. The elaboration of training master plans and plans must be based on socio-economic development demands, the assessment of conditions on physical foundations and the quantity and quality of teachers and lecturers.
2. The elaboration of educational programs and contents must ensure the fundamentality, comprehensiveness, practicality, rationality, stability, consistency and inheritance.
3. Funds for elaboration of educational programs and contents must be used efficiently, for proper purposes, in accordance with law, and in conformity with training master plans and plans.
4. Grant of registration permit for establishment of schools must be based on the training master plans and plans prescribed in Clause 1 of this Article and relevant laws.
Article 23. Management and use of funds for performance of health tasks
1. The management and use of funds for performance of health tasks must strictly comply with the purposes, targets, norms, criteria and entitlements as prescribed by law.
2. The elaboration of health strategies, master plans, long-term, five-year and annual development plans and projects and facilities must be based on research, survey and assessment of the actual state of physical foundations, equipment and human resources, and on socio-economic efficiency, and ensure synchronism in system of health establishments nationwide.
3. Investment in construction, procurement of equipment and preventive and curative medicines to serve the operation of health establishments from funds allocated by state budget must strictly comply with the construction and procurement master plans and plans, ensure proper purposes and subjects and strictly follow the construction and procurement processes, conform to demands and practical state of physical foundations and human resources of health establishments.
4. The grant of registration permit for establishment of medical examination and treatment establishments must be based on the development strategies, master plans and plans prescribed in Clause 2 of this Article and relevant laws.
Article 24. Establishment, management and use of funds originating from the state budget
1. The establishment of funds originating from the state budget must fully meet the following requirements and conditions:
a) Having a scheme on fund establishment in which clearly states the legal grounds, necessity, socio-economic significance and characteristic which cannot replaced by forms of budget allocation;
b) Being conformable with the state budget capacity;
c) No overlap in the purpose and guidelines of the fund;
d) Establishment according to the prescribed order, procedures and competence.
2. The management and use of fund originating from the state budget must abide by the following principles:
a) Abiding by law on state budget;
b) Strict observance of operation regulations and financial regulations of the fund;
c) Compliance with the purpose and guidelines of the fund;
d) Implementing fully regulations on information and reporting;
e) Publicity as prescribed by law.
3. Funds originating from the state budget must publicize the following contents:
a) The operation regulations and financial mechanism of the fund;
b) The annual financial plan which specifies revenues and expenditures in relation to state budget under regulations of competent authorities;
c) Operation results of the fund;
d) The annual financial settlement approved by competent authorities.
4. For funds originating from the state budget and fund established in accordance with law which operate at variance with their guidelines and purposes or have finished their objectives and tasks, or have operated inefficiently, the persons competent to establish such funds shall dissolve or propose competent authorities to dissolve such funds as prescribed by law.
Article 25. Thrift practice and waste combat applied in a number of cases of state budget spending
1. Cases of state budget spending specified in this Article include:
a) Organization of conferences, seminars or talks;
b) Sending of cadres, civil servants or public employees for domestic and overseas working missions or surveys;
c) Training and retraining of cadres, civil servants and public employees;
d) Use of electricity and water;
e) Use of stationeries, books, newspapers and magazines;
f) Guest reception, festivities; organization of festivals and anniversaries.
2. For the cases prescribed in Clause 1 of this Article, the heads of competent agencies or organizations shall:
a) Promulgate the management regulation, and assign the thrift targets and norms and waste combat requirements to each section and individual for realization;
b) Manage and use state budget funds strictly according to approved norms, criteria, regimes and estimates, ensuring the fulfillment of assigned tasks;
c) Assign fixed operation funds to users depending on nature, targets in case of eligibility under law in order to ensure efficiency and conformity with work requirements;
d) Conduct annual examinations and internal audits to promptly detect, handle violations.
Article 26. Assignment of financial autonomy and accountability to agencies and organizations
1. To assign payroll and financial autonomy and accountability to agencies and organizations operating with state budget funds when they are eligible under law; to encourage agencies and organizations to assign certain funding packages to direct managers and users.
2. The assignment of financial autonomy and accountability must be based on the functions and tasks of agencies or organizations and assessment on their practical use of state budget funds, ensuring thrift practice and waste combat. The valuation of state assets for assignment to financially autonomous public non-business units that are eligible to apply the mechanism of capital assignment to enterprises must strictly comply with the law on management and use of state assets.
3. Agencies and organizations enjoying financial autonomy and accountability must strictly comply with law and properly perform their assigned functions and tasks and achieve the targets when being assigned fixed operation funds and financial autonomy.
Article 27. Acts of causing waste in the elaboration, appraisal, approval, allocation and assignment of estimates, final settlement, management and use of state budget funds
1. Elaborating, appraising, approving, allocating or assigning estimates ultra vires, not according to the prescribed order, contents and time, not to proper subjects, or in excess of the norms, criteria and entitlements.
2. Using state budget funds not for proper purposes and proper subjects, not according to the assigned estimates; in excess of the norms, criteria and entitlements; failing to make plans, set out measures and organize the implementation thereof for the achievement of thrift targets and norms and waste combat requirements in agencies or organizations.
3. Settling state budget expenditures in contravention of procedures, contents and subjects, in excess of norms, criteria and entitlements; approving the final settlement late or delaying the final settlement in contravention of law.
4. Managing or using funds originating from state budget and funds established under law for improper purpose, in contravention of funds’ guidelines and operation regulations and financial mechanisms.
5. Formulating or approving master plans and plans on training without basing on the socioeconomic development demands and assessing conditions on physical foundations, equipment and the quantity and quality of teachers and lecturers.
6. Developing education programs and contents without ensuring the fundamentality, comprehensiveness, practicality, rationality, stability, consistency and inheritance.
7. Using funds for development of education programs and contents for improper purpose, inconsistent to training master plans and plans, capacity and capability of educational institutions.
8. Formulating or approving health strategies, master plans, plans, projects and facilities without ensuring synchronism, thus leading to the lack of assistant doctors, doctors and the low efficiency in use of medical examination and treatment establishments.
9. Procuring equipment for operations of medical examination and treatment establishments with state budget allocations for improper purposes and overlap with other funding sources, procurement beyond demand leading to non-use or inefficient use.
10. Licensing establishment of schools or medical examination and treatment establishments without conformity with the strategies, master plans and plans on education or health development and other relevant laws.
Section 3. THRIFT PRACTICE, WASTE COMBAT IN PROCUREMENT AND USE OF VEHICLES, WORKING FACILITIES AND EQUIPMENT OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN THE STATE SECTOR
Article 28. Procurement, equipping and repair of vehicles
1. Vehicles must be procured and equipped for proper subjects and serve practically work; not in excess of the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies and in compliance with the law on bidding and law on management and use of state assets.
2. The repair and replacement of vehicles must be based on norms, criteria, regimes and regulations on technical standards of competent agencies or organizations.
3. Agencies and organizations assigned to manage and use vehicles take the responsibility:
a) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in the procurement, repair and replacement of vehicles;
b) To annually make plans for procurement of new vehicles and repair of vehicles or transfer thereof from places in surplus to places in shortage for achievement of assigned thrift targets and norms, ensuring the fulfillment of tasks.
Article 29. Management and use of vehicles
1. Vehicles of agencies and organizations must be used for proper purposes and subjects and not in excess of norms, criteria and regulations issued by competent state agencies.
2. Agencies, organizations and individuals assigned to manage and use vehicles take the responsibility:
a) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in use of vehicles;
b) To apply measures for thrift practice and waste combat in preservation of vehicles and fuel use in accordance with consumption norms for the achievement of assigned thrift targets and norms.
3. Unusable vehicles must be liquidated and the proceeds therefrom must be paid into the state budget promptly as prescribed by law.
4. The Government shall prescribe, and organize the implementation of regulations on management and use of vehicles by the following modes:
a) Equipping vehicles based on working titles, positions, areas and professions;
b) Hiring vehicles of service enterprises to serve work;
c) Assignment of the funding packages to persons eligible to use vehicles according to the prescribed criteria and regime.
Article 30. Procurement, equipping, management and use of working facilities and equipment
1. The procurement, equipping, management and use of working facilities and equipment must be conducted for proper purposes and subjects, not in excess of norms, criteria and regulations issued by competent state agencies; practically and efficiently serve work, satisfy the technology renewal requirements and comply with the law on bidding and law on management and use of state assets.
2. Agencies and organizations managing and using working facilities and equipment take the responsibility:
a) To appoint persons to manage, use, preserve, maintain, and open monitoring books for types of working facilities and equipment;
b) To promulgate internal regulations on use of working facilities and equipment; to assign thrift targets and norms and waste combat requirements to each section and user for observance;
c) To handle under their competence or propose competent agencies or organizations to dispose of working facilities and equipment which are no longer needed, used inefficiently or unusable, by way of transfer, recovery, liquidation or sale as prescribed by law.
Article 31. Procurement, equipping, management and use of information and communications equipment
1. The procurement and equipping of information and communications equipment at working offices must comply with work requirements and not exceed the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies. Information and communications equipment at working offices must be used only for working purposes.
2. The equipping and use of information and communications equipment for individuals or at the private houses of officials and civil servants must comply with the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies and the approved estimates; this funding shall be allocated a package to users.
3. Agencies and organizations assigned to manage and use information and communications equipment take the responsibility:
a) To promulgate, and organize the implementation of, internal regulations on the use of information and communications equipment; to assign thrift targets and norms and waste combat requirements to each section and user for observance;
b) To review all information and communications equipment under their management, recover equipment provided for improper subjects and make plans for provision and transfer of information and communications equipment in conformity with work requirements, ensuring thrift practice and efficiency.
Article 32. Acts of causing waste in procurement, equipping, management and use of vehicles, working facilities and equipment and information and communications equipment
1. Approving the procurement and equipping of vehicles, working facilities and equipment and information and communications equipment for improper subjects; or in excess of the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies.
2. Arranging the use of vehicles, working facilities and equipment and information and communications equipment for improper purposes or in excess of the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies.
3. Using vehicles, working facilities and equipment or information and communications equipment not for working purposes or using for production, trading, service, lease, joint venture or cooperation purposes without decision from competent authorities.
4. Failing to handle under competence or to propose competent state agencies to promptly dispose of vehicles, working facilities and equipment or information and communications equipment which are no longer needed or are used inefficiently.
5. Showing irresponsibility in the preservation of vehicles, working facilities and equipment or information and communications equipment, causing damage or loss.
6. Failing to set out measures for the achievement of thrift targets and norms and waste combat requirements in agencies or organizations.
Section 4. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN CONSTRUCTION INVESTMENT; MANAGEMENT AND USE OF WORKING OFFICES, PUBLIC-DUTY HOUSES AND PUBLIC-WELFARE FACILITIES
Article 33. Elaboration, appraisal and approval of master plans and plans on, and lists of investment projects
1. The elaboration, appraisal and approval of master plans and plans on socio-economic development; master plans and plans on sectoral, regional, field and product development; master plans and plans on land use, and construction master plans must conform to the orientations and strategies on socio-economic development and capability of the economy.
2. The elaboration, appraisal and approval of lists of investment projects must conform to the master plans and plans on socio-economic development; master plans and plans on sectoral, regional, field and product development; master plans and plans on land use and construction master plans.
Article 34. Elaboration, appraisal and approval of investment projects
1. The elaboration and appraisal of investment projects must conform to socio-economic development master plans and plans; sectoral and regional development master plans and plans; land use master plans and plans; construction master plans; and investment project master plans, plans and lists in accordance with the construction norms and standards.
2. The approval of investment projects must conform to the ability to arrange capital sources; ensure the balance between supplies and raw materials sources and production capacity and consumption markets; achieve socio-economic efficiency and environmental protection.
3. Investment in projects may be decided only after the investment capital sources are clearly proved and ensured enough capital for implementation of the projects as scheduled.
Article 35. Construction survey and design
1. Construction survey and design must strictly comply with the survey and design process and regulations promulgated by competent state agencies.
2. The appraisal and approval of construction designs must strictly comply with norms and standards on construction promulgated by competent state agencies.
Article 36. Elaboration, appraisal and approval of total estimates and construction estimates
1. The elaboration, appraisal and approval of total estimates or construction estimates must be based on the construction norms, unit prices and standards promulgated by competent state agencies and must conform to the approved construction designs.
2. The adjustment of total estimates or construction estimates must be based on the practical implementation, clarified subjective and objective causes and liabilities related to the adjustment, and must comply with the process, procedures and jurisdiction prescribed by the laws on investment, construction, bidding and relevant laws.
Article 37. Selection of contractors and organizations of supervision consultancy for the implementation of investment projects
1. Investors shall publicize invitation for bids in the mass media and organize bidding in accordance with law on bidding in order to select contractors and supervision consultancy organizations.
2. The selected contractors or supervision consultancy organizations must be fully qualified and capable for implementation or supervision of the implementation of investment projects. They shall make plans for practice thrift and combat waste.
Article 38. Implementation of investment projects and works construction
1. Investment projects may be implemented and works may be constructed only after they have been approved by competent state agencies. Investment projects or works not included in master plans or plans, fail to satisfy the prescribed conditions or comply with the investment process and procedures must be terminated or cancelled.
2. Ground clearance for implementation of construction investment projects must ensure the project implementation schedule. The compensation, support and resettlement upon State recover land for implementation of construction investment projects must ensure democracy, objectivity, publicity, transparency, timeliness and lawfulness.
3. Construction of works must strictly comply with designs, construction standards and norms and approved schedules. Investors and project owners must examine and request contractors to keep to the construction schedule, to construct works according to designs, and to use raw materials and materials that meet quality standards and technical requirements, ensuring work quality and construction progress.
4. Supervision consultancy organizations for construction of works shall fulfill their committed obligations toward investors and project owners; detect and promptly stop negative acts, wasteful acts during the construction process.
5. Investors and project owners shall:
a) Specify the thrift targets and norms and waste combat requirements to assign to contractors for observance;
b) Not change at their own will the approved designs, estimates of works or winning bids; conduct pre-acceptance tests and organize final settlement for the works under regulations.
Article 39. Management of construction investment capital
1. The management of construction investment capital must abide by the following principles:
a) Complying the law on management of investment capital and in scope of the approved lists of investment projects and investment support projects;
b) Complying with the norms, standards, criteria, unit prices, process and procedures as prescribed by the laws on investment, construction and bidding;
c) Conforming to the ability to arrange capital sources, ensuring the construction schedule within the limits of total estimates of works;
d) Ensuring socio-economic efficiency and conformity with the investment targets and requirements.
2. Agencies and organizations managing construction investment capital shall:
a) Determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in management of construction investment capital, which will be assigned to capital-funded agencies and organizations for implementation, ensuring thrift and efficiency;
b) Ensure concentrated investment, for proper objectives and efficiency, timely and thrift capital allocation;
c) Conduct supervision, examination, inspection and internally audit of capital management in agencies or organizations. Handle cases of waste under their competence or propose such cases to competent authorities for timely handling.
Article 40. Use of construction investment capital
1. The use of construction investment capital must comply with the criteria, standards, norms, unit prices, process and procedures prescribed by the laws on investment, construction and bidding.
For projects partially supported with state budget, investors must prove and pledge to ensure adequate counterpart capital sources before the projects are approved.
2. Investors and project owners using construction investment capital take the responsibility to set up plans and measures in order to organize implementation of assigned thrift targets and norms and waste combat requirements, ensuring completion of the works or investment projects on schedule; to organize activities of people’s inspection, internal audit and annual assessment in order to detect promptly violations related to thrift practice and waste combat and handle them as prescribed by law.
Article 41. Organization of groundbreaking, construction commencement and construction completion ceremonies
1. State budget funds may be used for organization of groundbreaking, construction commencement and construction completion ceremonies only for the following works:
a) National important works;
b) Local works which have great value and important economic, political, cultural and social significance.
2. The Prime Minister shall decide on the organization of groundbreaking, construction commencement and construction completion ceremonies for works specified at Point a, Clause 1 of this Article, and prescribe organization of groundbreaking, construction commencement and construction completion ceremonies for works specified at Point b, Clause 1 of this Article.
Article 42. Management and use of working offices and non-business operation facilities
1. Agencies and organizations assigned to manage and use working offices, other assets attached to land areas of working offices or non-business operation facilities must manage and use them for proper purposes and in accordance with law, ensuring thrift and efficiency.
The construction of new ones, upgrading, renovation, repair or lease of working offices and non-business operation facilities of state budget- funded agencies or organizations must conform to the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies.
2. Working offices which are used for improper purposes or unused must be recovered and handled as prescribed by law on management and use of state assets and law on the state budget.
Article 43. Management and use of public- duty houses
1. Public-duty houses shall be allocated for cadres and civil servants to live in the period of performing their duties, according to proper subjects and the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies. Public-duty houses allocated to improper subjects, used for wrong purposes, unused or at the expiration of contracts must be recovered.
2. Agencies managing public-duty houses shall formulate and promulgate regulations on management of public-duty houses, sign contracts with users, periodically examine the performance of the contracts, and examine and recover the houses upon expiration of the contracts.
3. Persons assigned to use public-duty houses must comply with regulations on management of public-duty houses, use them for proper purposes, preserve houses and other assets according to hand-over dossiers; may neither renovate, repair or alter the structures and utility of public-duty houses at their own will; neither transfer nor sublease such houses in any form; and must return them to the managing agencies when they are no longer eligible or no longer have the demand to rent these houses.
Article 44. Management and use of public-welfare facilities
1. Public-welfare facilities must be managed and used for proper purposes. Public-welfare facilities which are not put into use or used inefficiently shall be recovered and assigned to other agencies or organizations for management and use.
2. Agencies and organizations assigned to manage and use public-welfare facilities take the responsibility:
a) To draft and promulgate regulations on management of the facilities; to set out plans on thrift and efficient preservation, exploitation, embellishment and use;
b) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in the management and use of public-welfare facilities;
c) To supervise, examine and manage use of public-welfare facilities.
Article 45. Acts of causing waste during construction investment, management and use of working offices, public-duty houses and public-welfare facilities
1. Approving investment projects outside the approved master plans and plans; lack of scientific grounds or improper with the norms and standards; or in excess of norms and unit prices as prescribed by law.
2. Failing to follow the topographical and geological survey process and regulations promulgated by competent state agencies; reporting inaccurate, untruthful and subjective survey data. Failing to observe the process, norms, criteria and standards, which are promulgated by competent state agencies, upon design, appraisal and approval of construction designs of works.
3. The ground clearance or project implementation is performed later than the approved schedules due to subjective causes; the projects are performed or the construction is started before they are approved by competent state agencies.
4. Allocating capital in a scattered manner and later than the planned schedule; failing to organize final settlement or organizing late final settlement for construction works or projects.
5. Using investment capital at variance with set criteria and standards, or in excess of the norms and unit prices as prescribed by law.
6. Arbitrarily adjusting the total work estimates in contravention of law on bidding and relevant laws. Arbitrarily adjusting the construction designs, standards and criteria already approved by competent authorities.
7. Using working offices or public-duty houses for improper purposes or improper subjects, or in excess of the norms, criteria and entitlements issued by competent state agencies.
8. Failing to handle under competence or to propose competent state agencies to handle promptly state-invested works which are unusable, are no longer needed or are used with a low efficiency, failing to achieve the set targets.
9. Using state budget funds for organization of groundbreaking, construction commencement or work completion ceremonies for works other than those specified in Clause 1, Article 41 of this Law.
10. Failing to set out measures and organize the implementation of the thrift targets and norms and waste combat requirements in construction investment, management and use of working offices, public-duty houses and public-welfare facilities.
Section 5. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN MANAGEMENT, EXPLOITATION AND USE OF RESOURCES
Article 46. Thrift practice and waste combat principles in management, exploitation and use of resources
1. Conforming to the master plans and plans on resource exploitation and protection already approved by competent authority.
2. Assessing impacts, socio-economic efficiency and national requirements of sustainable development in association with environmental protection.
3. Applying scientific and technological advances to exploitation and processing of resources; ensuring the rational, efficient and thrifty management, exploitation and use and for proper purposes. Only licensing resource exploitation and processing activities that meet the requirement of application of scientific and technological advances.
4. Complying with the order and procedures prescribed by the laws on land, water resources, minerals, protection and development of forests and other types of resources.
Article 47. Land management and use
1. The land management and use by agencies, organizations, households and individuals must:
a) Comply with the master plans and plans on land use;
b) Comply with the land use purposes;
c) Ensure thrift, efficiency, environmental protection and not harm the legitimate interests of related land users.
2. Agencies and organizations assigned to manage and use land take the responsibility:
a) To manage and use land according to the certificates of land use rights and ownership of houses and other land-attached assets, decisions on land allocation and land lease contracts, and other provisions of the land law;
b) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in land management and use, and to set out plans and measures for implementation of the thrift targets and norms and waste combat requirements in land management and use; to implement the provisions on land management and use in the Land Law and relevant laws;
c) To conduct examinations and inspections on land management and use; to detect and handle under competence or propose competent authorities to handle acts of using land for wrong purposes and causing land waste.
Article 48. Management, exploitation and use of water resources
1. The management, exploitation and use of water resources by agencies, organizations, households and individuals must:
a) Comply with master plans and plans on use of water resources;
b) Comply with proper purposes, and ensure thrift and efficiency, environmental protection and sustainable development;
c) Neither obstruct nor damage the lawful exploitation and use of water resources by other organizations and individuals.
2. Agencies and organizations assigned to manage, exploit and use water resources take the responsibility:
a) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in management, exploitation and use of water resources;
b) To make plans and measures for implementation of the thrift targets and norms and waste combat requirements in management, exploitation and use of water resources;
c) To protect water resources which are in use;
d) To comply with the provisions on management, exploitation and use of water resources in the Law on Water Resources and other relevant laws;
e) To conduct examinations and inspections over exploitation and use of water resources; to detect and promptly handle under competence or propose competent authorities to handle acts of polluting, destroying, or causing loss or waste of water resources.
Article 49. Management, exploitation and use of minerals
1. The management, exploitation and use of minerals by agencies, organizations, households and individuals must ensure:
a) Conformity with strategies and master plans on mineral exploitation;
b) Socio-economic efficiency, environmental protection and sustainable development;
c) Compliance with mineral exploitation licenses granted by competent state management agencies;
d) Full exploitation of minerals and the efficient use of useful by-products from mineral exploitation activities.
2. Agencies, organizations and individuals assigned to manage, exploit and use minerals take the responsibility:
a) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in the management, exploitation and use of minerals;
b) To set up plans and measures for implementation of the thrift targets and norms and waste combat requirements in management, exploitation and use of minerals;
c) To exploit minerals according to types and reserves and with techniques as stated in the licenses; to make deposits for environment improvement and restoration; to improve and restore environment after exploitation of minerals;
d) To comply with law on management, exploitation and use of minerals and other relevant laws;
e) To organize examination and inspection over exploitation and use of minerals; to detect and promptly handle under competence or to propose competent authorities to handle acts of polluting or destroying the environment, or causing loss or waste of minerals.
Article 50. Management, exploitation and use of forest resources
1. The management, exploitation and use of forest resources by agencies, organizations, households and individuals must ensure:
a) Conformity with strategies on forestry development; complying with master plans and plans on forest protection and development;
b) Forest protection and forest fire fighting and sustainable development of forest resources;
c) Combination between forest protection and development and rational exploitation to efficiently bring into play forest resources;
d) Harmony between the interests of the State and the interests of forest owners, between the economic interests of forests and the interests of forest protection, environmental protection and resource conservation.
2. Agencies, organizations, households and individuals assigned to manage, exploit and use forest resources take the responsibility:
a) To determine the thrift targets and norms and waste combat requirements in management, exploitation and use of forest resources;
b) To make plans and measures for implementation of the thrift targets and norms and waste combat requirements in management, exploitation and use of forest resources;
c) To use forest resources for proper purposes, according to the boundaries determined in the decisions on forest assignment or lease and in accordance with regulations on forest management;
d) To organize examination and inspection over exploitation and use of forest resources; to detect and promptly handle under competence or propose competent authorities to handle acts of polluting, destroying, causing loss or waste of forest resources.
Article 51. Management, exploitation and use of other resources
1. Other resources not yet prescribed in Articles 47, 48, 49 and 50 of this Law must be managed, exploited and used thriftily and efficiently.
2. Agencies, organizations, households and individuals assigned to exploit and use resources shall make plans and measures for thrifty and efficient exploitation and use.
Article 52. Use of recycled resources and recycle energy sources
1. The use of recycled resources and recycle energy sources is determined as a mode of efficient thrift practice and waste combat. Investment projects on resource recycling and use of recycled resources and recycle energy sources are entitled to enjoy investment incentives as prescribed by law on investment.
2. Investors contributing capital in forms of patents, technical know-hows, technological processes and technical services related to the use of recycled resources or recycle energy sources are entitled to financial assistance as prescribed by law.
3. Organizations and individuals having innovations in resource recycling and use of recycled resources or recycle energy sources, which contribute to thrift practice and waste combat shall be given rewards from the funds saved through application of such innovations and as prescribed by law.
Article 53. Wasteful acts in management, exploitation and use of resources
1. Managing, exploiting and using resources at variance with master plans, plans and processes approved by competent state agencies.
2. Causing pollution, resource destruction; failing to apply solutions and measures to protect the environment.
3. Assigning land, leasing land, recovering land, permitting change of land use purpose at variance with the approved master plans and plans on land use; using land for improper purposes and without efficiency; being late in putting the land into use as prescribed in decisions on land allocation or contracts of land lease; failing to return land in prescribed time according to decisions on land recovery issued by competent state agencies; leaving land uncultivated, failing to fully tap the allocated areas.
4. Failing to elaborate measures for implementation of the thrift targets and norms and waste combat requirements in management, exploitation and use of resources.
5. Failing to sort and recycle wastes as prescribed by law; causing difficulties or obstacles to agencies, organizations or individuals in scientific and technological research and application or in implementation of projects on using the recycled resources.
6. Licensing the exploitation and processing of resources which fail to satisfy the requirements on application of scientific and technological advances.
Section 6. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN APPARATUS ORGANIZATION, MANAGEMENT AND USE OF LABORERS AND WORKING TIME IN THE STATE SECTOR
Article 54. Thrift practice and waste combat principles in management and use of laborers and working time
1. Complying with law on management and use of laborers and working time.
2. Competent agencies, when considering and approving payrolls or deciding on use of labor resources and working time, shall base on task requirements, working positions and payroll norms, ensuring the thrift practice and waste combat requirements.
3. The management and use of laborers and working time must be based on the application of technologies, modernization, and administrative reform requirements.
4. The apparatus organization of agencies and organizations must be based on the review of working positions, functions, tasks, powers, organizational structures and existing payroll quotas in order to avoid overlap, inadequacy, duplication in functions and tasks.
Article 55. Management and use of laborers and working time in state agencies
1. The recruitment of civil servants in agencies and organizations must be based on task requirements, working positions and within the scope of payroll decided by competent state agencies; ensure publicity, transparency, fairness and objectivity and comply with the law on cadres and civil servants.
2. Training human resource, arrangement and employment of cadres and civil servants must be based on plans on human resource development, requirements of working position, training qualifications, professional competence and ranks of cadres and civil servants. Rank promotion, rank shift and appointment of cadres and civil servants must comply with the law on cadres and civil servants.
3. The use of laborers and working time must be based on the rational, scientific and efficient organization of work in association with administrative reform.
4. Agencies, organizations and heads of agencies or organizations must elaborate plans on training, retraining and evaluation of cadres and civil servants in accordance with law on cadres and civil servants; elaborate appropriate plans on use of working time and handling of work; and elaborate regulations on labor discipline in accordance with law on labor and the law on cadres and civil servants.
Article 56. Management and use of laborers and working time in public non-business units
1. The recruitment of public employees in public non-business units must be based on the professional title criteria, working positions and work requirements; ensure publicity, transparency, fairness and objectivity; raise the responsibility of heads of public non-business units and comply with the law on public employees.
2. Training and retraining for laborers in public non-business units must be based on managerial position criteria, professional titles and requirements on updating professional knowledge and skill.
3. Public non-business units must organize work in a rational and scientific manner, associated with requirement on raising non-business service quality and operation efficiency.
4. Public non-business units must make plans on training, retraining, evaluation and classification of public employees in accordance with the law on public employees; elaborate appropriate plans on use of working time and handling of work; and elaborate regulations on labor discipline in accordance with the law on labor and law on public employees.
Article 57. Management and use of laborers and working time in other agencies and organizations
Other agencies and organizations shall base on their practical use of laborers and working time to apply the provisions of Articles 54, 55 and 56 of this Law and the labor law.
Article 58. Acts of causing waste in management and use of laborers, working time in the state sector
1. Recruiting civil servants in excess of payroll quotas stated in decisions of competent agencies; recruiting improper persons, in contravention of regulations, or ultra vires.
2. Recruiting public employees into payrolls or signing definite-term or indefinite-term labor contracts for jobs eligible for signing seasonal labor contract or labor contract for a specific work of under 12 months or vice versa.
3. Recruiting public employees without basing on work requirements, working positions, professional title criteria and wage funds of public non-business units.
4. Arranging or employing cadres, civil servants or public employees without basing on work requirements, training qualifications, professional capabilities, ranks and titles under regulations.
5. Training and retraining at variance with plans, without basing on requirements on updating professional knowledge and skills and capabilities of cadres, civil servants, public employees and laborers.
6. Using working time to do personal affairs, using working time inefficiently.
7. Assigning payrolls higher than practical demands, not conforming to scientific advances and occupational skills of workers.
Section 7. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN MANAGEMENT AND USE OF STATE CAPITAL AND ASSETS AT ENTERPRISES
Article 59. Management and use of state capital at enterprises
1. The management and use of state capital at enterprises must be based on capital use efficiency, diversify capital sources, have rational and thrifty capital structure; and comply with purposes and regimes as prescribed by law and the enterprises’ charters.
2. The authorized representatives of state capital at enterprises shall monitor and supervise situations of operation and business of enterprises in relation to the efficiency of contributed capital, detect promptly violations, inefficient use of capital, risks of capital loss, and promptly report them to the owners.
Article 60. Management and use of land and state assets at enterprises
1. The management and use of state assets at enterprises must be based on increase of productivity, quality, and efficiency in asset use. The management and use of land must comply with purposes stated in decisions on land allocation, land lease contracts, or certificates of land use rights and ownership of houses and other land-attached assets which are granted by competent state agencies in conformity with master plans approved by competent authorities.
2. Enterprise managers take the responsibility
a) To formulate regulations on management and efficient use of land and state assets at the enterprise;
b) To annually organize the examinations, internal audits to assess the thrift practice and waste combat in enterprises; promptly detect violations for handling as prescribed by law.
Article 61. Thrift practice and waste combat at state-owned enterprises
1. In addition to the provisions of Articles 59 and 60 of this Law, state-owned enterprises must comply with the following provisions:
a) Applying regulations on financial management and financial supervision as prescribed by law;
b) Identifying and developing synchronous solutions for implementation of thrift targets and norms and waste combat requirements in management and use of capital, funds and assets at the enterprises;
c) Examining and detecting promptly wasteful acts arising at the enterprises;
d) Offering incentives to agencies, organizations and individuals that have detected occurrence of waste at the enterprises, rewarding persons who make achievements in thrift practice and waste combat.
2. Heads of state-owned enterprises take the responsibility:
a) To elaborate and register with the owners specific thrift targets and norms, saving and reduction of annual and long-term production and business costs of the enterprises;
b) To set out measures and solutions to implement the thrift and cost reduction targets and norms, and publicize them to laborers in the enterprises;
c) To organize the implementation of registered thrift targets and norms, annually report on the implementation results to the owners and relevant management agencies;
d) To organize examinations and internal audits; to examine, review and make financial supervision reports for timely detection of violations in management and use of capital and funds of the enterprises.
Article 62. Wasteful acts in management and use of state capital at enterprises
1. Wasteful acts in management and use of state capital at enterprises include:
a) Managing and using state capital inefficiently, causing loss;
b) Managing and using state assets for improper purposes;
c) Establishing, managing or using funds for improper purposes and entitlements as promulgated by competent state agencies;
d) Failing to elaborate measures for implementation of thrift targets and norms and waste combat requirements in management and use of state capital and assets at enterprises.
2. The authorized representatives of contributed state capital at enterprises who fail to implement or improperly implement the provisions of Clause 2, Article 59 of this Law, causing waste, shall be handled as follows:
a) They shall give explanations at the requests of owners;
b) They shall be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law, depending on seriousness of violations.
3. Heads of state-owned enterprises who fail to implement or implement in contravention with the provisions of Article 61 of this Law and commit violations prescribed in Clause 1 of this Article, thus causing waste, shall be handled as follows:
a) They shall give explanations at the requests of owners, inspection agencies, State Audit Agencies, supervision agencies and specialized state management agencies;
b) They shall pay compensation partly or entirely for damage as prescribed by law;
c) They shall be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law, depending on seriousness of violations.
Section 8. THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT IN PEOPLE’S PRODUCTION, BUSINESS AND CONSUMPTION ACTIVITIES
Article 63. Thrift practice and waste combat principles in people’s production, business and consumption activities
1. Ensuring the rights and interests of State, the lawful rights and interests of organizations and individuals in production, business and consumption activities.
2. Not obstructing traffic and public activities, not causing social disorder and insecurity; not causing environmental pollution.
3. Preserving the fine customs and practices, building cultured, civilized and healthy lifestyles; avoiding waste which affects the lawful rights and interests of community.
Article 64. Thrift practice and waste combat in people’s construction investment, production, business and consumption activities
1. Investment projects for production and business development must strictly comply with master plans and plans on land use, construction master plans, master plans on cultural relic conservation and embellishment, specialized master plans and regulations on protection of environmental landscape promulgated by competent state agencies.
2. Use of capital, laborers, natural resources and other resources in construction investment, production and business must be based on thrift and efficiency.
3. State shall encourage practice thrift and combat waste by organizations and individuals in production, business and consumption in order to save capital for investment in production, business and other investment forms not banned by law.
Article 65. Thrift practice and waste combat in organization of festivals and other activities with use of resources contributed by communities
1. Organization of festivals and other activities with use of resources contributed by communities must ensure thrift, proper purposes, efficiency, publicity, transparency, preservation of fine customs and practices, creation of cultured, civilized and healthy lifestyles and avoid waste.
2. Organizations and individuals that fail to comply or improperly comply with the provisions of Clause 1 of this Article, thus causing waste, must give explanations before their communities, Vietnam Fatherland Front and its member organizations, mass media agencies and specialized management agencies in localities where the activities involving such organization take place.
3. The Prime Minister shall specify the application of civilized lifestyle in weddings, funerals and festivals, ensuring thrift practice and waste combat in people’s production, business and consumption activities; and stipulate policies to encourage the entire people’s practice thrift and combat waste in weddings and funerals.
Article 66. Organization of implementation of regulations on thrift practice and waste combat in people’s production, business and consumption activities
1. The People’s Councils and People’s Committees at all levels shall, based on regulations of the Prime Minister and their competence, decide scales of festivals and other cultural activities in their localities; adopt policies to encourage thrift practice and waste combat in weddings and funerals; take responsibility to organize implementation of the thrift practice and waste combat movements in local people; specify forms of commending and rewarding organizations, households and individuals that properly observe law on thrift practice and waste combat.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall elaborate cultured family criteria, in association with the encouragement and mobilization of people’s practice thrift and combat waste, contributing to building of a civilized and healthy society.
3. Agencies and organizations shall include the thrift practice and waste combat contents into their charters, regulations or rules; request their cadres, civil servants, public employees or members to exemplarily implement legislations on thrift practice and waste combat. They shall consider and assess their cadres, civil servants, public employees or members based on results of thrift practice and waste combat.
4. Mass media agencies shall promptly propagate, and encourage as well as commend good people and good deeds in thrift practice and waste combat, while condemning and criticizing acts of causing waste.