Chương 3 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Số hiệu: | 44/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trách nhiệm lãnh đạo cơ quan trong chống lãng phí
Ngày 26/11 vừa qua, Quốc hội ban hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mới thay thế Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005 và có một số điểm đáng chú ý sau:
- Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được mở rộng cho cả người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, vốn, tài sản nhà nước và tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên nơi xảy ra hành vi lãng phí cũng có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
Điều 67. Trách nhiệm của Chính phủ
1. Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, biện pháp cụ thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo yêu cầu quản lý, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn; xác định, định hướng mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí chung trong cả nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ để bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, quyết định chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể của ngành, lĩnh vực trọng yếu trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các bộ, ngành và địa phương.
4. Quy định chế độ báo cáo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổng hợp báo cáo Quốc hội kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm tại kỳ họp đầu năm sau.
5. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
6. Tăng cường công tác phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Giúp Chính phủ thống nhất triển khai, hướng dẫn các quy định của Luật này; tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn; triển khai thực hiện, kiểm tra và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
3. Hướng dẫn và giao chỉ tiêu tiết kiệm chi tiết theo từng lĩnh vực quản lý gắn với lập kế hoạch ngân sách hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chung trong phạm vi cả nước trình Chính phủ.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc chấp hành, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; tổ chức triển khai công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước theo đúng quy định.
Điều 69. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách và biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền gắn với xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc.
2. Rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, chế độ thuộc thẩm quyền quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiết kiệm cho ngành, lĩnh vực và cho các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.
4. Tổ chức triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Tổng hợp kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý hành vi lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý, gửi Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Chính phủ.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 70. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ban hành quy định để thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi địa phương.
2. Quyết định các chủ trương, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Giám sát việc tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương; giám sát việc thực hiện công khai các lĩnh vực, hoạt động quy định tại Điều 5 của Luật này và kết quả thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp, tiêu chí đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm.
2. Tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi địa phương; tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan tài chính cấp trên kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý hành vi lãng phí ở địa phương.
3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thẩm quyền và thực hiện công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
4. Thực hiện công khai đối với các lĩnh vực, hoạt động quy định tại Điều 5 của Luật này theo thẩm quyền và theo phân cấp tại địa phương; bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 72. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức của nhà nước; giám sát việc xử lý hành vi gây lãng phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; Ban Chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước tổ chức hoạt động giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động giám sát và phản biện xã hội trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 73. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có trách nhiệm triển khai, tổ chức, chỉ đạo việc thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo các nguyên tắc sau đây:
a) Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Việc thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức được thanh tra;
c) Thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất, gắn với hoạt động thanh tra trong từng lĩnh vực bảo đảm khách quan, trung thực;
d) Hoạt động thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải theo đúng quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phương thức thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
a) Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải đưa việc thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung các cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành;
b) Tổ chức thanh tra chuyên đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Kết luận thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai theo quy định của pháp luật. Ngoài các quy định về công khai theo quy định của Luật thanh tra, cơ quan thanh tra căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật này để quyết định hình thức công khai kết quả thanh tra.
4. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan thanh tra có trách nhiệm kiến nghị kịp thời và chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Điều 74. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thực hiện công khai các kết quả kiểm toán liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiến nghị kịp thời và chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Điều 75. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân khi nhận được tố giác, tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước về vụ việc lãng phí có dấu hiệu tội phạm phải thụ lý, giải quyết theo trình tự của pháp luật về tố tụng hình sự. Kết quả giải quyết kiến nghị khởi tố phải được thông báo cho cơ quan đã kiến nghị bằng văn bản; trường hợp không khởi tố, phải nêu rõ lý do.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, biện pháp cụ thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo yêu cầu quản lý, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn; xác định, định hướng mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí chung trong cả nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ để bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, quyết định chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể của ngành, lĩnh vực trọng yếu trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các bộ, ngành và địa phương.
4. Quy định chế độ báo cáo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổng hợp báo cáo Quốc hội kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm tại kỳ họp đầu năm sau.
5. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
6. Tăng cường công tác phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Giúp Chính phủ thống nhất triển khai, hướng dẫn các quy định của Luật này; tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn; triển khai thực hiện, kiểm tra và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
3. Hướng dẫn và giao chỉ tiêu tiết kiệm chi tiết theo từng lĩnh vực quản lý gắn với lập kế hoạch ngân sách hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chung trong phạm vi cả nước trình Chính phủ.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc chấp hành, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; tổ chức triển khai công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước theo đúng quy định.
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách và biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền gắn với xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc.
2. Rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn, chế độ thuộc thẩm quyền quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiết kiệm cho ngành, lĩnh vực và cho các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.
4. Tổ chức triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Tổng hợp kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý hành vi lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý, gửi Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Chính phủ.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ban hành quy định để thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi địa phương.
2. Quyết định các chủ trương, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm được giao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Giám sát việc tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương; giám sát việc thực hiện công khai các lĩnh vực, hoạt động quy định tại Điều 5 của Luật này và kết quả thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
1. Xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp, tiêu chí đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm.
2. Tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi địa phương; tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan tài chính cấp trên kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý hành vi lãng phí ở địa phương.
3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thẩm quyền và thực hiện công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.
4. Thực hiện công khai đối với các lĩnh vực, hoạt động quy định tại Điều 5 của Luật này theo thẩm quyền và theo phân cấp tại địa phương; bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức của nhà nước; giám sát việc xử lý hành vi gây lãng phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; Ban Chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước tổ chức hoạt động giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động giám sát và phản biện xã hội trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có trách nhiệm triển khai, tổ chức, chỉ đạo việc thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo các nguyên tắc sau đây:
a) Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
b) Việc thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức được thanh tra;
c) Thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất, gắn với hoạt động thanh tra trong từng lĩnh vực bảo đảm khách quan, trung thực;
d) Hoạt động thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải theo đúng quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phương thức thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
a) Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải đưa việc thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung các cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành;
b) Tổ chức thanh tra chuyên đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Kết luận thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai theo quy định của pháp luật. Ngoài các quy định về công khai theo quy định của Luật thanh tra, cơ quan thanh tra căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật này để quyết định hình thức công khai kết quả thanh tra.
4. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan thanh tra có trách nhiệm kiến nghị kịp thời và chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thực hiện công khai các kết quả kiểm toán liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm kiến nghị kịp thời và chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân khi nhận được tố giác, tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước về vụ việc lãng phí có dấu hiệu tội phạm phải thụ lý, giải quyết theo trình tự của pháp luật về tố tụng hình sự. Kết quả giải quyết kiến nghị khởi tố phải được thông báo cho cơ quan đã kiến nghị bằng văn bản; trường hợp không khởi tố, phải nêu rõ lý do.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT
Article 67. Responsibilities of the Government
1. To submit to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for promulgation or to promulgate under its competence legal normative documents, policies and specific measures for thrift practice and waste combat in conformity with the management requirements and the national socio-economic development in each period.
2. To elaborate, promulgate, and organize implementation of the annual and long-term master programs on thrift practice and waste combat; to determine and direct the national thrift targets and norms and waste combat requirements in association with socio-economic development plans.
3. To direct ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial People’s Committees to coordinate in their task performance so as to ensure thrift practice and waste combat; to elaborate and implement the annual and long-term programs on thrift practice and waste combat in the scopes and fields under their management, to decide on specific thrift norms of the key sectors and fields in the thrift practice and waste combat programs of ministries, sectors and localities.
4. To stipulate the regime of reporting on thrift practice and waste combat; to annually make review reports on thrift practice and waste combat results of a year to the National Assembly at the session convened at the beginning of subsequent year.
5. To organize the work of inspection and examination over thrift practice and waste combat; to promptly, strictly and publicly handle violations of law on thrift practice and waste combat as prescribed by law.
6. To intensify coordination with the Vietnam Fatherland Front Central Committee in supervising the thrift practice and waste combat and direct the mass media agencies to push up the propagation and mobilization of the entire people for thrift practice and waste combat.
Article 68. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. To assist the Government in uniformly carrying out and guiding provisions of this Law; to sum up and submit to the Government for approval of the annual and long-term master programs on thrift practice and waste combat; to organize and inspect the implementation of the thrift practice and waste combat programs and periodically review and report the implementation results of programs on thrift practice and waste combat.
2. To promulgate or submit to competent authorities for promulgation of legal documents detailing and guiding implementation of this Law.
3. To guide and assign specific thrift norms for every management field in association with elaboration of the annual budget plans; organize the implementation thereof, and take responsibility for results of thrift practice and waste combat in the sectors and fields under its management.
4. To sum up and report on general thrift practice and waste combat results nationwide to the Government.
5. To inspect, examine and handle violations in observance and implementation of law on thrift practice and waste combat within the sectors and fields under its management; to organize implementation of the State Treasury’s expenditure control activities according to regulations.
Article 69. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government- attached agencies
1. To promulgate or propose competent authorities to promulgate mechanisms, policies and measures for thrift practice and waste combat within the sectors and fields under their management under their competence in association with the determination of thrift targets and norms and organize implementation according to the schedule and with ensured quality.
2. To review the systems of techno-economic norms, criteria and entitlements under their management; to revise, supplement and issue or propose competent authorities to issue them promptly in line with the practical situation and scientific and technological advances, ensuring thrift and waste combat.
3. To develop and implement the annual and long-term thrift practice and waste combat programs, clearly identifying the targets, norms and criteria to assess thrift for their sectors and fields and for agencies and organizations under their management, and send them to the Ministry of Finance for sum-up.
4. To organize implementation of the thrift practice and waste combat and take responsibility for the results thereof in the sectors and fields under their management. To sum up results of thrift practice and waste combat and the handling of wasteful acts in the sectors and fields under their management, and send them to the Ministry of Finance for preparing reports to the Government.
5. To inspect, examine and handle violations as well as publicize the handling of violations related to thrift practice and waste combat within the sectors and fields and agencies and organizations under their management.
Article 70. Responsibilities of People’s Councils at all levels
1. To promulgate within scope of their functions, tasks and powers regulations on application of measures for thrift practice and waste combat in their localities.
2. To decide on guidelines and solutions for thrift practice and waste combat in association with implementation of thrift practice and waste combat programs and the assigned thrift targets and norms in line with the local socio-economic development situation and specific conditions.
3. To supervise the application of thrift practice and waste combat measures in localities; to supervise the publicity of the fields and activities specified in Article 5 of this Law and results of inspection and examination over implementation of regulations on thrift practice and waste combat in localities.
Article 71. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. To elaborate and implement the annual and long-term thrift practice and waste combat programs, clearly determining the targets, norms, measures and criteria for assessment of annual thrift practice and waste combat.
2. To organize the application of thrift practice and waste combat measures within their localities; to sum up and report on the results of thrift practice and waste combat to the People’s Councils at the same level and superior finance agencies, and the handling of wasteful acts in localities.
3. To inspect, examine and strictly and promptly handle under their competence violations of the law on thrift practice and waste combat and publicize the handling results in localities.
4. To publicize the fields and activities specified in Article 5 of this Law under their competence and decentralization in localities; to ensure the right to supervise the thrift practice and waste combat of citizens and relevant agencies and organizations.
Article 72. Responsibilities of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations
1. To supervise the thrift practice and waste combat at state agencies and organizations; to supervise the handling of wasteful acts in accordance with current law.
2. To propagate, mobilize and guide people in thrift practice and waste combat during production, business and consumption.
3. The Vietnam Fatherland Front Committees of communes, wards or townships shall guide the people’s inspection boards in communes, wards or townships; the investment supervision boards formed by the communities; trade union committees of state agencies, organizations or state-owned enterprises shall direct the people’s inspection boards in state agencies, organizations or state-owned enterprises to organize activities of supervising the thrift practice and waste combat.
4. Annually, the Vietnam Fatherland Front Committees shall coordinate with ministries, ministerial-level agencies, government- attached agencies and People’s Committees at all levels in elaborating and implementing action programs for supervision of and social criticism on the thrift practice and waste combat.
Article 73. Responsibilities of inspectorates
1. Agencies with inspection functions shall carry out, organize and direct the inspection of thrift practice and waste combat in the following principles:
a) The inspection of thrift practice and waste combat shall be conducted on basis of law and the norms, criteria and regulations issued by competent state agencies;
b) The inspection of thrift practice and waste combat may not obstruct the normal activities of the inspected agencies and organizations;
c) The inspection of thrift practice and waste combat shall be carried out under programs or plans and unexpectedly in association with inspection activities in each field, ensuring objectivity and honesty;
d) Thrift practice and waste combat inspection activities must strictly comply with this Law and other relevant laws.
2. Methods of thrift practice and waste combat inspection
a) The inspection of thrift practice and waste combat must be associated with the performance of inspection functions and tasks of agencies and organizations and strictly follow the inspection order and procedures as prescribed by law on inspection. Agencies assigned to conduct specialized inspection must include the thrift practice and waste combat inspection in contents of inspections in fields under their specialized management;
b) Conducting specialized inspections of thrift practice and waste combat.
3. Conclusions of thrift practice and waste combat inspection must be publicized as prescribed by law. In addition to the publicity provisions of the Inspection Law, the inspectorates shall base on the forms of publicity specified in Clause 3, Article 5 of this Law to decide on forms of publicizing inspection results.
4. In case of detecting violations of law on thrift practice and waste combat, the inspectorates shall promptly propose and transfer dossiers to competent state agencies for handling.
Article 74. Responsibilities of the State Audit Agency
1. Within the scope of its tasks and powers, the State Audit Agency shall perform audit to prevent, detect and handle violations of the law on thrift practice and waste combat.
2. To publicize audit results involving thrift practice and waste combat, except for cases of state secrets as prescribed by law.
3. In case of detecting violations of law on thrift practice and waste combat, State Audit Agency shall promptly propose and transfer dossiers to competent state agencies for handling.
Article 75. Responsibilities of investigation agencies, People’s Procuracies and People’s Courts
1. Upon receipt of denunciations or reports of individuals, agencies or organizations, or proposals of state agencies to institute criminal cases against wasteful cases with criminal signs, the investigation agencies or People’s Procuracies must accept such cases for settlement according to the order set by the criminal procedure law. The results of settlement of such proposals must be notified in writing to the proposing agencies; in case of non-institution of criminal cases, they must clearly state the reasons thereof.
2. Within the scope of their functions, tasks and powers, the investigation agencies, People’s Procuracies and People’s Courts shall assume the prime responsibility for, and coordinate with competent agencies in promptly and strictly handling violations of law on thrift practice and waste combat.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực