Chương 1 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013: Quy định chung
Số hiệu: | 44/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2014 |
Ngày công báo: | 30/12/2013 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trách nhiệm lãnh đạo cơ quan trong chống lãng phí
Ngày 26/11 vừa qua, Quốc hội ban hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mới thay thế Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005 và có một số điểm đáng chú ý sau:
- Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được mở rộng cho cả người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, vốn, tài sản nhà nước và tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên nơi xảy ra hành vi lãng phí cũng có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong:
1. Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước;
2. Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên;
3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.
3. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
3. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
4. Khu vực nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
5. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định.
6. Tài nguyên bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác.
Tài nguyên và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
7. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người được bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuẩn vào vị trí lãnh đạo, quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ quan, tổ chức đó.
Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
4. Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 5. Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Công khai các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và tài nguyên là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí.
2. Trừ lĩnh vực, hoạt động thuộc bí mật nhà nước, các lĩnh vực, hoạt động sau đây phải thực hiện công khai:
a) Dự toán, phân bố, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Các khoản thu vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp trong và ngoài nước; nợ công theo quy định tại Luật quản lý nợ công;
d) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên;
đ) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức quy định hoặc áp dụng thực hiện; quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức; quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, lĩnh vực;
e) Phân bố, sử dụng nguồn lực lao động;
g) Chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm; hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí;
h) Quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân;
i) Lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Đưa lên trang thông tin điện tử;
đ) Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;
e) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Ngoài các hình thức công khai bắt buộc theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lựa chọn áp dụng một hoặc một số hình thức công khai cho từng lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết hình thức, nội dung, thời điểm công khai.
Điều 6. Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Công dân có quyền giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua hình thức tố giác, khiếu nại, tố cáo hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phát hiện và kịp thời phản ánh cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
3. Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí.
3. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
4. Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.
5. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Luật này. Khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện.
6. Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra nhân dân; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao.
2. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
3. Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
Điều 9. Phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí
1. Thông tin phát hiện lãng phí bao gồm:
a) Tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Phản ánh dưới hình thức khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Người phát hiện lãng phí có quyền cung cấp thông tin cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước để xem xét giải quyết hoặc cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin theo quy định và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của thông tin phát hiện. Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, lợi dụng thông tin gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ thông tin phát hiện lãng phí khi được cung cấp; trường hợp có lãng phí xảy ra phải ngăn chặn, khắc phục kịp thời; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả; giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí.
4. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp khi nhận được thông tin về lãng phí có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức làm rõ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát hiện, phản ánh hành vi lãng phí.
6. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý thông tin và biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.
Điều 10. Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước
1. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, bao gồm việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức; kiểm tra của cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp dưới và cá nhân có liên quan.
2. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện thông qua hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành hoặc qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước theo chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước quy định để bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.
4. Kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước và tài nguyên của các cơ quan, tổ chức.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi và kiểm toán có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị biện pháp khắc phục.
Luật này quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong:
1. Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước;
2. Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên;
3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.
3. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
3. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
4. Khu vực nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
5. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định.
6. Tài nguyên bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác.
Tài nguyên và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
7. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người được bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuẩn vào vị trí lãnh đạo, quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ quan, tổ chức đó.
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
4. Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Công khai các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và tài nguyên là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí.
2. Trừ lĩnh vực, hoạt động thuộc bí mật nhà nước, các lĩnh vực, hoạt động sau đây phải thực hiện công khai:
a) Dự toán, phân bố, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Các khoản thu vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp trong và ngoài nước; nợ công theo quy định tại Luật quản lý nợ công;
d) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên;
đ) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức quy định hoặc áp dụng thực hiện; quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức; quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, lĩnh vực;
e) Phân bố, sử dụng nguồn lực lao động;
g) Chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm; hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí;
h) Quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân;
i) Lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Đưa lên trang thông tin điện tử;
đ) Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;
e) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Ngoài các hình thức công khai bắt buộc theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lựa chọn áp dụng một hoặc một số hình thức công khai cho từng lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết hình thức, nội dung, thời điểm công khai.
1. Công dân có quyền giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua hình thức tố giác, khiếu nại, tố cáo hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phát hiện và kịp thời phản ánh cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
3. Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí.
3. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
4. Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.
5. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Luật này. Khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện.
6. Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra nhân dân; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao.
2. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
3. Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
1. Thông tin phát hiện lãng phí bao gồm:
a) Tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Phản ánh dưới hình thức khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Người phát hiện lãng phí có quyền cung cấp thông tin cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước để xem xét giải quyết hoặc cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin theo quy định và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của thông tin phát hiện. Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, lợi dụng thông tin gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ thông tin phát hiện lãng phí khi được cung cấp; trường hợp có lãng phí xảy ra phải ngăn chặn, khắc phục kịp thời; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả; giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí.
4. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp khi nhận được thông tin về lãng phí có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức làm rõ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát hiện, phản ánh hành vi lãng phí.
6. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý thông tin và biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.
1. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, bao gồm việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức; kiểm tra của cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp dưới và cá nhân có liên quan.
2. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện thông qua hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành hoặc qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước theo chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước quy định để bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.
4. Kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước và tài nguyên của các cơ quan, tổ chức.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi và kiểm toán có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị biện pháp khắc phục.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides the thrift practice and waste combat in:
1. The management and use of state budget, state capital and assets, labor and working time in the state sector;
2. The management, exploitation and use of resources;
3. Production, business and consumption activities of organizations, households and individuals.
Article 2. Subjects of application
1. Agencies, organizations and individuals managing or using state budget, state capital and assets, labor and working time in the state sector.
2. Agencies, organizations, households and individuals managing, exploiting and using resources.
3. Other organizations, households and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Thrift is the reduction of waste during use of capital, property, labor, working time and resources while the set targets are still achieved. For the management and use of state budget, state capital and assets, labor and working time in the state sector and resources in the fields which competent state agencies have issued norms, criteria and entitlements, thrift is use thereof at levels lower than such norms, criteria and entitlements while the set targets are still achieved or use thereof in conformity with such norms, criteria and entitlements but the achievements are higher than the set targets.
2. Waste is the inefficient management and use of capital, property, labor, working time and resources. For fields which competent state agencies have issued norms, criteria and entitlements, waste is the management and use of state budget, state capital and assets, labor and working time in the state sector and resources in excess of the norms, criteria and entitlements or failure of achieving the set targets.
3. State capital includes state budget capital, credit capital guaranteed by Government, development investment credit capital of the State, development investment capital of state-owned enterprises and other capitals managed by the State.
4. The state sector includes agencies and organizations set up, invested with physical foundations, partially or fully allocated with operational funds, by the State, which State directly manages or participates in management with the aim to serve the common and essential development demands of the State and society.
5. State assets are assets created from the state budget or owned or managed by the State as prescribed by law, including offices, land use rights and land-attached assets; machinery, means of transport, working equipment; assets originated from aid, donation and contributions of domestic and foreign organizations and individuals to the State, and other assets as prescribed by law.
6. Resources include land, water resources, mineral resources, and resources in sea areas, continental shelf, airspace, and other natural resources.
Resources and assets which are invested in and managed by State are public property belonging to the entire people’s ownership and being uniformly managed by the State as the owner’s representative.
7. Heads of agencies or organizations are those elected, appointed or approved to keep leading or managerial positions, and take the highest responsibility in such agencies or organizations.
Article 4. Principles in thrift practice and waste combat
1. Thrift practice and waste combat shall be a regular task, from guidelines, mechanisms and policies to organization of implementation in association with inspection and supervision.
2. Thrift practice and waste combat must be based on norms, criteria, regimes and other provisions of law.
3. Thrift practice and waste combat must be associated with administrative reform and the fulfillment of assigned tasks, not affecting the normal operation of agencies and organizations.
4. Management decentralization and close coordination among levels, sectors, agencies and organizations in the performance of assigned tasks, and in association with the responsibilities of cadres, civil servants and public employees in agencies and organizations must be conducted for thrift practice and waste combat.
5. Democracy, publicity and transparency must be guaranteed; the supervision role of the National Assembly, People’s Councils at all levels, Vietnam Fatherland Front and its member organizations and the people must be protected in thrift practice and waste combat.
Article 5. Publicity of thrift practice and waste combat
1. Publicity of activities related to management and use of state budget, state capital and assets, labor, working time and resources is a measure to guarantee thrift practice and to stop and prevent waste.
2. Except for the fields and activities related to state secrets, the following fields and activities must be publicized:
a) Estimation, allocation, adjustment of estimate and final settlement of state budget of agencies and organizations using state budget; funds originating from the state budget;
b) Capital construction investment, procurement, management and use of assets in agencies and organizations using state budget;
c) Amounts collected into the state budget, capital raised for the state budget and state credit; funds originating from domestic and foreign mobilized contributions; public debts as prescribed by the Law on Management of Public Debts;
d) Master plans and plans on socio-economic development; master plans and plans on sector or regional development; master plans and plans on land use; urban master plans, investment master plans, plans and lists of investment projects and investment capital sources; construction master plans; resource exploitation master plans, plans and activities;
e) Norms, criteria and entitlements prescribed or applied by agencies or organizations; regulations on financial management and internal expenditures of agencies and organizations; sectoral standards and norms;
f) Distribution and use of labor resources;
g) Programs and plans on thrift practice and waste combat; results of thrift practice; wasteful acts and results of handling of wasteful acts;
h) Process and procedures for settlement of affairs between state agencies with organizations or individuals;
i) Other fields as prescribed by law.
3. Forms of publicity include:
a) Issuance of publications;
b) Announcement in the mass media;
c) Written notification to related agencies, organizations and individuals;
d) Posting on websites;
e) Announcement at meetings; posting up at working offices of agencies and organizations;
f) Supply of information at the request of relevant agencies, organizations and individuals.
4. In addition to compulsory forms of publicity as prescribed by law, heads of agencies or organizations shall select and apply one or a number of publicity forms for each field of activities in accordance with Clause 3 of this Article.
5. The Government shall detail the forms, contents and time of publicity.
Article 6. Supervision of thrift practice and waste combat
1. Citizens have the right to supervise the thrift practice and waste combat through reports, complaints and denunciations or through the Vietnam Fatherland Front and its member organizations; detect and report promptly wasteful acts to competent organizations or persons.
2. The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, National Assembly’s agencies, National Assembly deputy delegations and National Assembly deputies shall supervise the thrift practice and waste combat in accordance with the Law on supervision Activities of the National Assembly.
3. The People’s Councils at all levels and People’s Council deputies shall supervise the thrift practice and waste combat in their localities as prescribed by law.
4. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, people’s inspectorates, and investment supervision boards of communities shall supervise the thrift practice and waste combat as prescribed by law.
Article 7. Responsibilities of heads of agencies and organizations
1. To formulate, and direct the implementation of, programs and plans for thrift practice and waste combat associated with the administrative reform tasks, clearly identify the objectives and targets of thrifty and waste combat requirements in the fields, agencies or organizations under their management scope; to draw up implementation solutions aiming to achieving the targets of thrift practice and waste combat.
2. Within the scope of their functions, tasks and powers, to take responsibility for the issuance of impractical or illegal documents of internal validity which cause waste.
3. To take personal responsibility for organizing thrift practice and waste combat; to periodically assess and draw experiences from implementation of programs and plans and make explanations on occurrence of waste in their agencies or organizations.
4. To sum up and report on the situation and results of thrift practice and waste combat in their agencies or organizations.
5. To guarantee the exercise of the rights of citizens, agencies and organizations to supervise the thrift practice and waste combat, as prescribed in Article 6 of this Law. Upon receiving reports on wasteful acts, heads of agencies or organizations must direct the inspection and consideration of such acts in order to work out measures to stop and handle them promptly and reply in writing to the agencies, organizations or individuals that have detected such acts.
6. To create necessary conditions for people’s inspection activities; to organize internal audit, examination and inspection activities under their competence; to handle or coordinate with competent state agencies in handling promptly, strictly and lawfully persons in their agencies or organizations who commit wasteful acts; to publicize the handling of wasteful acts in their agencies or organizations.
Article 8. Responsibilities of cadres, civil servants, public employees
1. To realize thrift programs, plans, targets and norms and waste combat requirements as assigned.
2. To manage and use the allocated state capital and assets for proper purposes and according to quotas, criteria and entitlements; to make explanations on, and take personal responsibility for, the occurrence of waste within the scope of their management and use.
3. To participate in people’s inspection activities, participate in supervision and propose measures and solutions for thrift practice and waste combat in their agencies or organizations and in their assigned work fields; to detect, stop and handle in time wasteful acts under their competence.
Article 9. Detection of waste and responsibility to process waste detection information
1. Waste detection information includes:
a) News and articles in the mass media;
b) Reports in other forms from agencies, organizations and individuals.
2. Persons who detect waste have the right to provide information to heads of agencies or organizations where waste occurs, heads of agencies of immediate higher level, inspection and examination agencies or State Audit Agencies for consideration and settlement, or to the mass media for reporting according to regulations, and shall take responsibility for the truthfulness and accuracy of the detected information. Those who deliberately provide untruthful information, abuse information to affect activities of agencies or organizations or the prestige of other persons shall be handled as prescribed by law.
3. Heads of agencies or organizations where occurrence of waste is detected shall examine and clarify the information on waste detection as receiving information; and they must stop and remedy in time any waste that occurs; handle under their competence or propose competent authorities to handle wrongdoings and violations and publicize the results thereof; and make explanations on occurrence of waste to functional agencies.
4. Inspection and examination agencies, State Audit Agencies, heads of agencies of immediate higher level shall, upon receiving information on waste, direct and organize the clarification thereof under their functions and tasks, stop and handle promptly under their competence or propose competent authorities to handle such cases as prescribed by law.
5. News and press agencies shall perform their responsibility in detecting and reporting on wasteful acts.
6. All acts of obstructing the exercise of the right to provide information on waste detection; intimidating, retaliating against, taking revenge on or hurting persons who provide information on waste detection are prohibited.
7. The Government shall detail the processing of information and measures to protect persons who provide waste detection information.
Article 10. Examination, inspection, expenditure control and state audit
1. Examination of thrift practice and waste combat is a regular task, including self- examination by agencies and organizations; examination over subordinate agencies or organizations and related persons by superior agencies or organizations.
2. The inspection of thrift practice and waste combat shall be implemented through administrative inspections, specialized inspections or through the settlement of complaints and denunciations by competent state agencies against agencies, organizations or individuals.
3. The State Treasury shall examine and control state budget expenditures according to policies, norms, criteria and entitlements prescribed by the State to ensure thrifty and efficient use and combat waste.
4. Audit of thrift practice and waste combat includes audit of financial statements, observance audit and operation audit of the management and use of state budget, state capital and assets and resources by agencies and organizations.
5. Competent state agencies, when conducting examinations, inspections, expenditure control and audits, have the responsibility to detect, stop and handle promptly under their competence or propose competent authorities to handle violations related to thrift practice and waste combat; and clearly identify the causes thereof and propose remedies.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực