Chương I Luật Thỏa thuận quốc tế 2020: Những quy định chung
Số hiệu: | 70/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 23/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1179 đến số 1180 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Được ký thỏa thuận quốc tế với cá nhân nước ngoài từ 01/7/2021
Đây là quy định mới tại Luật Thoả thuận quốc tế 2020 được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020.
Theo đó, thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
Trong đó:
- Bên ký kết nước ngoài gồm:
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài.
(Hiện hành Điều 3 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007 không có quy định về cá nhân nước ngoài).
- Bên ký kết Việt Nam bao gồm:
+ Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;
+ Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;
+ Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh...
Như vậy, theo quy định mới thì thoả thuận quốc tế có thể được ký kết giữa bên ký kết Việt Nam và cá nhân nước ngoài.
Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Luật này không điều chỉnh việc ký kết, thực hiện thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo pháp luật về quản lý nợ công; thỏa thuận về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài theo pháp luật về cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thỏa thuận về viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo pháp luật về viện trợ phi chính phủ nước ngoài; hợp đồng theo pháp luật về dân sự; hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
2. Bên ký kết Việt Nam bao gồm:
a) Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;
b) Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội (sau đây gọi chung là cơ quan của Quốc hội), Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;
c) Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
đ) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước cấp tỉnh);
e) Tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
g) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
h) Ủy ban nhân dân cấp huyện;
i) Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới;
k) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan trung ương của tổ chức); cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan cấp tỉnh của tổ chức).
3. Cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm các cơ quan quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.
4. Bên ký kết nước ngoài là Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài.
5. Ký kết là hành vi do người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện, bao gồm ký, thông qua thỏa thuận quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận quốc tế.
6. Ký là hành vi của người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền dùng chữ ký của mình để chấp nhận sự giao kết của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.
7. Chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện để từ bỏ hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
8. Rút khỏi thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của thỏa thuận quốc tế.
9. Tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện để tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần thỏa thuận quốc tế.
1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
2. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.
4. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
5. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
2. Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
4. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
5. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình và tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.
Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
1. This Law set forth rules, powers, procedures for conclusion, amendments, renewal, termination, withdrawal, suspension, and implementation of international agreements, responsibilities of relevant authorities in conclusion and implementation of international agreements.
2. This Law does not govern the conclusion and implementation of agreements on official development assistance (ODA) and concessional loans of foreign grant funding bodies as per the law on public debt management; agreements on lending, aids of Vietnam to foreign parties as per the law on lending and aids of Vietnam to foreign parties; agreements on foreign non-governmental aids as per the law on foreign non-governmental aids; contracts under civil law; project contracts under public-private partnership investment as per the law on public-private partnership investment.
Article 2. Interpretation of terms
For the purpose of this Law, these terms below shall be construed as follows:
1. “international agreement” means a written agreement on international cooperation between a Vietnamese contracting party, within its functions, tasks and powers, and a foreign contracting party, which does not give rise to, alter or terminate a right or obligation of the Socialist Republic of Vietnam under international law.
2. “Vietnamese contracting party” refers to:
a) the State, the National Assembly, the Government;
b) the Nationality Council, Committees of National Assembly (hereinafter referred to as agencies of the National Assembly), Secretary General of National Assembly, the Office of the National Assembly, agencies affiliated to the Standing Committee of National Assembly, State Audit;
c) the President's Office, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy;
d) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies;
dd) the People’s Council, the People's Committee of province (hereinafter referred to as provincial regulatory bodies);
e) General Department, Departments affiliated to Ministries, ministerial-level agencies;
g) specialized agencies affiliated to the People's Committee of province;
h) the People’s Committee of district;
i) the People’s Committee of commune in border areas; or
k) central agencies of socio-political organizations, political-socio-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations (hereinafter referred to as central agencies of organizations); provincial agencies of socio-political organizations, political-socio-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations (hereinafter referred to provincial agencies of organizations).
3. “central regulatory body” refer to authorities prescribed in points b, c and d clause 2 hereof.
4. “foreign contracting party” means the State, the National Assembly, the Government, local government, an authority established under foreign law, international organization or individual.
5. “conclusion" means a legal act performed by a competent person or authority, including signing, ratification of international agreement or exchange of instruments constituting an international agreement.
6. “signing” means a legal act performed by a competent or authorized person, by his/her signature, to accept the binding of an international agreement on the agency or organization that concludes the international agreement.
7. “termination of international agreement” means a legal act performed by the Vietnamese contracting party to denounce the validity of the international agreement.
8. “withdrawal from international agreement” means to a legal act performed by the Vietnamese contracting party to denounce the consent to be bound by the international agreement.
9. “suspension of international agreement” means a legal act performed by the Vietnamese contracting party to suspend the full or partial implementation of the international agreement.
Article 3. Rules for conclusion and implementation of international agreements
1. Compliance with the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam, national interests, foreign policy of the Socialist Republic of Vietnam and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory; compliance with the principle of respect for national sovereignty, non-interference in the internal affairs of countries and other basic principles of international law.
2. The conclusion of an international agreement may not give rise to, alter or terminate the rights and obligations of the Socialist Republic of Vietnam in accordance with international law; may not conclude an international agreement on matters that must be achieved through the conclusion of a treaty in accordance with law.
3. Assurance of the external relations and effectiveness of the concluded international agreement, within the state budget allocated or autonomous budget according to the provisions of law.
4. In conformity with the functions, tasks and powers of the agencies or organizations concluding international agreements and with the procedures for concluding international agreements specified in this Law.
5. The conclusion of international agreements by agencies and organizations specified at Points b, c, d, dd, e, g, h, i and k, Clause 2, Article 2 of this Law shall not be binding on the State, the National Assembly, the Government or Vietnamese agencies or organizations that have not concluded these international agreements.
6. Communal People's Committees in border areas only conclude international agreements with foreign contracting parties being equivalent local governments on information exchange, pairing, cooperation in border management in accordance with relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
7. The Vietnamese contracting party is responsible for implementing the signed international agreement, and at the same time, has the right to request the foreign contracting party also implement such international agreement in a spirit of friendship and cooperation.
Article 4. Contents of the state management of international agreements
1. Promulgating legislative documents on international agreements.
2. Ensuring the conclusion and implementation of international agreements as per the law.
3. Raising awareness and guiding the implementation of the law on international agreements.
4. Releasing statistics and archiving of international agreements.
5. Inspecting, commending and handling violations of the law on international agreements.
6. Settle complaints and whistleblowing related to the conclusion and implementation of international agreements.
Article 5. Regulatory bodies of international agreements
1. The Government performs the unified state management of international agreements.
2. The Ministry of Foreign Affairs shall be held accountable to the Government for performing the state management of international agreements.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in performing the state management of international agreements in the name of their respective agencies and general departments or departments affiliated to the ministries and ministerial-level agencies.
4. People's Committees of provinces shall, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in performing the state management of international agreements in the name of their respective agencies or specialized agencies affiliated to the People's Committees of provinces, districts, communes in border areas.
Article 6. Name of international agreement
An international agreement is concluded under the name of an agreement, announcement, statement, letter of intent, memorandum, minutes of settlement, minutes of exchange, cooperation program, cooperation plan or other name, other than the specific names of international treaties including conventions, treaties, agreements.
Article 7. Language of international agreement
An international agreement must be written in Vietnamese, unless otherwise agreed between the Vietnamese contracting party and the foreign contracting party. In cases where the international agreement only has a document in a foreign language, the Vietnamese contracting party shall translate the international agreement into Vietnamese.
The document in Vietnamese must keep the content accurate and the form consistent with the document in foreign language of the international agreement.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực