Chương 1 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 : Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 30/12/2003 | Số công báo: | Từ số 230 đến số 231 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thi đua, Khen thưởng - Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004. Theo đó, Danh hiệu "Lao động tiên tiến" được xét tặng cho các cán bộ, công chức, công nhân, viên chức khi họ đạt các tiêu chuẩn sau: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua, tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, lối sống lành mạnh... Danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" sẽ được trao cho những cá nhân trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng xuất sắc, tay nghề điêu luyện đã trực tiếp làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao, có công lớn trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng.
Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Nhà nước thực hiện khen thưởng qua tổng kết thành tích các giai đoạn cách mạng; khen thưởng thường xuyên và đột xuất; khen thưởng theo niên hạn công tác và khen thưởng đối ngoại.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1. Nguyên tắc thi đua gồm:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Nguyên tắc khen thưởng gồm:
a) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Danh hiệu thi đua gồm:
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân;
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể;
3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.
Các hình thức khen thưởng gồm:
1. Huân chương;
2. Huy chương;
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước;
4. "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng nhà nước";
5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
6. Bằng khen;
7. Giấy khen.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:
a) Phong trào thi đua;
b) Đăng ký tham gia thi đua;
c) Thành tích thi đua;
d) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
a) Tiêu chuẩn khen thưởng;
b) Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích;
c) Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
Nhà nước bảo đảm mọi quyền lợi về tinh thần và vật chất của cá nhân, tập thể được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Nhà nước dành ngân sách thích đáng cho công tác thi đua, khen thưởng; khuyến khích mọi cá nhân, tập thể người Việt Nam và nước ngoài tham gia đóng góp vào Quỹ thi đua, khen thưởng của Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, động viên các thành viên của mình và tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
2. Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua;
3. Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi;
2. Cản trở hoặc ép buộc tham gia các phong trào thi đua;
3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng;
4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật;
5. Lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể trong thi đua, khen thưởng.
Article 1.- This Law provides for the subjects, scope, principles, forms, criteria, competence, order and procedures for emulation and commendation.
Article 2.- This Law shall apply to Vietnamese individuals and collectives, overseas Vietnamese and foreign individuals as well as collectives.
Article 3.- In this Law, the following words and phrases are construed as follows:
1. Emulation means organized activities voluntarily participated by individuals and collectives in order to attain the best achievements in national construction and defense.
2. Commendation means the recognition, praise and honoring of merits and the encouragement with material benefits of individuals and collectives that have recorded achievements in national construction and defense.
3. Emulation titles mean the forms of recognition, praise and honoring of individuals and collectives that have recorded achievements in emulation movements.
Article 4.- The State shall effect commendation through reviewing the achievements recorded at different stages of revolution; regular and unexpected commendation; seniority-based commendation and external commendation.
Article 5.- Emulation aims to create a motive force to mobilize, attract and encourage all individuals and collectives to promote their patriotic tradition, dynamism and creativity in striving to well accomplish the assigned tasks for the objective of a prosperous people, a strong country, an equitable, democratic and civilized society.
1. Emulation principles include:
a/ Voluntariness, self-consciousness and publicity;
b/ Unity, cooperation and mutual development.
2. Commendation principles include:
a/ Accuracy, publicity, fairness and timeliness;
b/ One commendation form may be awarded many times to one subject;
c/ Assurance of uniformity between nature, form and subject of commendation;
d/ Close combination of spiritual encouragement with material benefits.
Article 7.- Emulation titles include:
1. Emulation titles for individuals;
2. Emulation titles for collectives;
3. Emulation titles for households.
Article 8.- Commendation forms include:
1. Order;
2. Medal;
3. State honorable title;
4. "Ho Chi Minh Prize," "State prize";
5. Commemorative medal, badge;
6. Diploma of merit;
7. Certificate of merit.
Article 9.- Competent agencies, organizations and individuals shall have to direct and organize the emulation and commendation work according to law.
1. Bases for consideration and conferment of emulation titles:
a/ Emulation movements;
b/ Registration for participation in emulation;
c/ Emulation achievements;
d/ Criteria of emulation titles.
2. Bases for consideration of commendation:
a/ Commendation criteria;
b/ Scope and degree of effect of achievements;
c/ Responsibilities and specific circumstances under which achievements have been recorded.
Article 11.- The State shall guarantee all spiritual and material benefits for individuals and collectives commended according to law.
The State shall set aside an adequate budget for the emulation and commendation work; encourage all Vietnamese as well as foreign individuals and collectives to make contributions to the State's Emulation and Commendation Fund.
Article 12.- Vietnam Fatherland Front, its member organizations and other social organizations shall, within the scope of their tasks and powers, have the following responsibilities:
1. To popularize, and mobilize their members and join functional agencies in popularizing and mobilizing people to implement, the legislation on emulation and commendation;
2. To organize, or coordinate with State agencies in organizing, emulation campaigns and movements;
3. To supervise the implementation of the legislation on emulation and commendation.
Article 13.- The mass media shall have to regularly popularize, disseminate and exemplarily laud typical advanced models, good people, good deeds and campaign for emulation and commendation movements.
Article 14.- The following acts are strictly forbidden:
1. Organizing emulation or commendation contrary to the State policies and laws; taking advantage of emulation or commendation for self-seeking purposes;
2. Obstructing or forcing people to participate in emulation movements;
3. Making false declaration; forging dossiers, making wrong certification or proposals for emulation or commendation;
4. Abusing one's positions and powers to propose or decide on commendation contrary to law;
5. Wasting the property of the State and collectives in emulation and commendation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực