Chương VI Luật Phòng thủ dân sự 2023: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng thủ dân sự
Số hiệu: | 18/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
03 cấp độ phòng thủ dân sự
Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự 2023 ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.
Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự năm 2023
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.
- Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.
- Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.
- Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
03 cấp độ phòng thủ dân sự
Cụ thể quy định về 03 cấp độ phòng thủ dân sự như sau:
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã
- Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, công trình và bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự;
d) Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
c) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Bộ Quốc phòng là đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các vấn đề liên ngành về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia; hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, bảo đảm trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;
5. Hướng dẫn xây dựng các công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ;
6. Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại về phòng thủ dân sự;
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
8. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố cháy lớn; ứng phó sự cố an ninh mạng.
4. Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự trong Công an nhân dân; phối hợp tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
5. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương đấu tranh với hoạt động lợi dụng sự cố, thảm họa để gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các biện pháp giảm nhẹ hậu quả sự cố, thảm họa do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố vỡ đê, hồ, đập; sự cố cháy rừng; bão, áp thấp, lũ, lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các loại thiên tai khác.
4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án về sử dụng hạ tầng giao thông, các trang thiết bị trong phạm vi quản lý để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Khi xảy ra sự cố, thảm họa, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức lực lượng, phương tiện sơ tán người dân, tìm kiếm, cứu nạn theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ, ngành trung ương có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển, ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng và ứng phó tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Triển khai kế hoạch, phương án sử dụng lực lượng, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; điều hành các đội tìm kiếm, cứu nạn thuộc ngành giao thông vận tải; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức các đội vận tải để sơ tán người dân, phương tiện đến khu vực an toàn, tiếp tế hậu cần, chuyển thương khi xảy ra sự cố, thảm họa.
4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao trong việc cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện của nước ngoài thực hiện tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra sự cố, thảm họa.
5. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán chi thường xuyên hằng năm để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định, của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp kịp thời, đầy đủ hàng dự trữ quốc gia phục vụ công tác phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Công bố, thông tin về tình hình dịch bệnh, mức độ ảnh hưởng và biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
3. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y ở khu vực biên giới, biển, hải đảo; tăng cường năng lực hệ thống y tế cho hoạt động phòng thủ dân sự.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chỉ đạo và điều phối việc tổ chức kiểm tra, xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn liên tỉnh, liên quốc gia, hướng dẫn việc xác định thiệt hại và việc tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan xây dựng trung tâm nghiên cứu, hệ thống dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa do thiên nhiên, môi trường liên quan đến phòng thủ dân sự.
4. Tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tai biến địa chất.
5. Chỉ đạo thực hiện dự báo, cảnh báo, cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai liên quan đến địa chất, khí tượng, thủy văn, hải văn cho Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương và cơ quan thông tin đại chúng theo quy định.
6. Chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.
7. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.2. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, khai thác điện nguyên tử, khoáng sản, hóa chất độc hại, vật liệu nổ công nghiệp để hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa trong lĩnh vực công nghiệp; quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, xuất khẩu các loại hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ có liên quan chỉ đạo và hướng dẫn việc xử lý các vụ nổ, sập hầm lò ở các cơ sở sản xuất, khai thác điện nguyên tử, than, xăng, dầu mỏ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan xây dựng Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, hóa chất độc, khí, sự cố sập đổ hầm lò khai thác khoáng sản; hướng dẫn các địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất độc theo quy định.
5. Phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
6. Ổn định giá cả thị trường, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho người dân tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
7. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự và có trách nhiệm sau đây:
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự; tổ chức lực lượng, phương tiện của mình làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:a) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự, ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về phòng thủ dân sự tại địa phương;
b) Chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự; triển khai xây dựng, huấn luyện, huy động lực lượng thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự; bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương;
d) Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự tại địa phương.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS IN CIVIL DEFENSE
Article 42. Details and responsibilities for state management in civil defense
1. State management details in civil defense include:
a) Promulgating and requesting competent authority to promulgate, organize implementation of legislative documents on civil defense; developing and coordinating implementation of civil defense strategy and plan;
b) Communicating, publicizing, and educating regulations, knowledge on civil defense;
c) Organizing training, advanced training, drills, developing civil defense forces, structures, and equipment;
d) Implementing international cooperation in civil defense;
dd) Conducting examination, inspection, imposing penalties, processing complaints, denunciation, conclusion, and commendation in civil defense.
2. State management responsibilities in civil defense include:
a) The Government shall perform joint state management in civil defense on a nationwide scale;
b) Ministers, ministerial agencies shall be responsible to the Government for taking charge, cooperating in performing tasks, state management in civil defense within their fields of operation on a nationwide scale;
c) People’s Committees of all levels, within their tasks and powers, shall be responsible for implementing statement in civil defense.
Article 43. Responsibilities of Ministry of National Defense
The Ministry of National Defense shall be responsible to the Government for implementing state management in civil defense; take charge and cooperate with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in:
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector;
2. Assisting the Prime Minister in coordinating interdisciplinary issues regarding civil defense as per the law;
3. Developing and organizing implementation of national strategy for civil defense, national civil defense plan; guiding ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments to develop plans, prepare equipment for civil defense within their fields of operation;
4. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for local civil defense forces.
5. Guiding construction of specialized civil defense structures in combination with military formation in defense areas;
6. Organizing research, popularizing, applying science, high technology, advanced and modern technology in civil defense;
7. Implementing international cooperation in civil defense;
8. Inspecting, examining, taking actions against violations, settling complaints, disputes, concluding, and commending actions in civil defense.
Article 44. Responsibilities of Ministry of Public Security
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.
2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing plans, solutions, and organizing implementation of political security and social order, safety tasks in areas where adverse events, catastrophes occur.
3. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, ministries, central departments, ministerial agencies, People’s Committees of provinces in developing nation-level plan for responding to major fire; responding to cybersecurity risks.
4. Developing civil defense plans in people’s public security; cooperating in organizing standby forces and instruments to respond to adverse events, catastrophes, search and rescue as per the law.
5. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces.
6. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in fighting exploitation of adverse events and catastrophes that causes loss of social security, order, safety.
Article 45. Responsibilities of Ministry of Agriculture and Rural Development
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.
2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in taking measures for mitigating consequences of adverse events, catastrophes in accordance with natural disaster preparedness and control laws.
3. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing nation-level plans for responding to dam, reservoir, embankment failure; forest fire; storms, flood, inundation; flashflood, landslide, and other natural disasters.
4. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.
Article 46. Responsibilities of Ministry of Transport
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.
2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing and implementing plans, solutions for using traffic infrastructures, equipment within their management for the purpose of civil defense tasks. In case of adverse events or catastrophes, coordinating affiliated agencies and entities to organize forces and instruments to evacuate people, search, and rescue under coordination of the National Steering Committee for Civil Defense.
3. Taking charge and cooperating with Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, Ministry of Health, central departments, and People’s Committees of provinces in developing nation-level plans for responding to vessel accidents at sea, responding to extremely severe road accidents, railway accidents, inland waterway accidents, and responding to aviation accidents in Vietnamese territory. Deploying plans and measures for using forces, equipment to respond to adverse events, catastrophes, search and rescue; coordinating search and rescue teams in traffic sector; coordinating, guiding local governments to organize transport teams to evacuate people and vehicles to safe areas, provide logistics support, and transport the injured in case of adverse events and catastrophes.
4. Cooperating with Ministry of National Defense and Ministry of Foreign Affairs in licensing and cooperating with foreign forces and instruments in searching, rescuing in case of adverse events and catastrophes.
5. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.
Article 47. Responsibilities of Ministry of Finance
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.
2. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in requesting competent authority to allocate annual recurrent expenditure estimates for civil defense duty in accordance with state budget laws.
3. Coordinating implementation of national reserve plan assigned by the Prime Minister; assessing and requesting the Prime Minister to decide on timely and adequate release of national reserves for civil defense duty according to decision of competent authority.
Article 48. Responsibilities of Ministry of Health
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.
2. Publicizing information on diseases, level of impact, and preventive measures.
3. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.
4. Cooperating with Ministry of National Defense in planning for system of “quân dân y” (military and people medicine) medical examination and treatment establishments in border areas, coastal areas, and islands; strengthening healthcare system for civil defense operations.
Article 49. Responsibilities of Ministry of Natural Resources and Environment
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.
2. Coordinating and commanding examination, verification of environmental pollution sites in interregional locations, transnational locations; guiding damage identification, and organizing recovery from environmental pollution and degradation.
3. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, Ministry of Information and Communications, central departments, ministerial agencies, and relevant local governments in constructing research centers, forecast and warning system for adverse events and catastrophes caused by nature or the environment and relating to civil defense.
4. Organizing surveying, examination, and monitoring for meteorology, hydrology, geology deformation information and data.
5. Directing implementation of forecast and warning, promptly and adequately providing forecast and warnings for adverse events and catastrophes relating to geology, meteorology, hydrography, oceanography to National Steering Committee for Civil Defense, ministries, central departments, ministerial agencies, local governments, and mass media authority as per the law.
6. Directing science, technology research and application, and implementing smart solutions in monitoring, supervision, management, recovery from environmental adverse events, and early warning for natural disasters.
7. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.
Article 50. Responsibilities of Ministry of Industry and Trade
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate, and organizing implementation of legislative documents on civil defense in their sector.
2. Closely managing production and operation of nuclear power, minerals, toxic chemical substances, industrial explosive substances to minimize risks of adverse events and catastrophes in industrial sector; closely managing import and export of toxic chemical substances, dangerous chemical substances.
3. Taking charge and cooperating with ministries, central departments, ministerial agencies in directing and guiding handling of mine explosions and collapse in manufacturing, mining facilities of nuclear power, coal, gasoline, petroleum, chemicals, industrial explosives.
4. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, other ministries, central departments, ministerial agencies, and local governments in developing National plans for responding to fire risks of drilling rigs, pipelines carrying oil, toxic chemical substances, gas, collapse of mineral mines; guiding local governments to prepare plans and forces, instruments to respond to oil spill accidents and accidents involving toxic chemical substances as per the law.
5. Cooperating with ministries, central departments, and ministerial agencies in developing energy reserve plans to maintain national defense, security, socio-economic activities and implement civil defense duty.
6. Stabilizing market price and guaranteeing availability of supplies for people in areas affected by adverse events, catastrophes.
7. Developing details and programs for training, advanced training, drills, and education on civil defense for civil defense forces within specific sector.
Article 51. Responsibilities of ministries, central departments, ministerial agencies
Within their tasks and powers, ministries, central departments, and ministerial agencies are responsible for taking charge, cooperating with Ministry of National Defense in performing state management civil defense and:
1. Promulgating, requesting competent authority to promulgate and organizing implementation of legislative documents on civil defense;
2. Commanding affiliated agencies and entities to organize execution of civil defense plans and measures; organizing their forces and instruments to perform civil defense tasks under assignment of competent authority.
Article 52. Responsibilities of local government
1. People’s Councils of all levels, within their tasks and powers, are responsible for:
a) issuing decisions on principles and solutions for developing civil defense forces and budget to implement civil defense tasks as per the law;
b) supervising compliance with the Constitution, regulations, and resolutions of the People’s Councils in local civil defense as per the law.
2. People’s Committees of all levels, within their tasks and powers, shall be responsible for performing statement in local civil defense and:
a) promulgating documents to execute civil defense duty in accordance with regulations, resolutions of People’s Councils of the same levels, and tasks assigned by competent authority regarding local civil defense;
b) commanding development and execution of civil defense plans; developing, training, mobilizing forces to implement civil defense measures; guaranteeing benefits and allowances for local civil defense forces.
c) commanding and organizing implementation of resolutions of People’s Councils of the same levels regarding securing budget for local civil defense operations;
d) directing and conducting inspection, examination, taking actions against violations, settling complaints, disputes, concluding, and commending local civil defense operations.
Article 53. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and members thereof
The Vietnamese Fatherland Front and members thereof, within their tasks and powers, are responsible for cooperating with agencies and organizations in publicizing and mobilizing people to comply with regulations on civil defense; supervising compliance with regulations on civil defense.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực