Chương I Luật Phòng thủ dân sự 2023: Những quy định chung
Số hiệu: | 18/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 20/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/07/2023 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
03 cấp độ phòng thủ dân sự
Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự 2023 ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.
Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự năm 2023
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.
- Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.
- Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.
- Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
03 cấp độ phòng thủ dân sự
Cụ thể quy định về 03 cấp độ phòng thủ dân sự như sau:
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã
- Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
2. Sự cố là tình huống bất thường do thiên tai, dịch bệnh, con người, hậu quả chiến tranh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường.
3. Thảm họa là biến động do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người, hậu quả chiến tranh gây ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường,
4. Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng, bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.
3. Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.
4. Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.
5. Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
1. Hoạt động phòng thủ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp luật khác ban hành trước ngày Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực thi hành có quy định khác về hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa mà không trái với nguyên tắc của Luật này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
3. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về phòng thủ dân sự khác với quy định của Luật Phòng thủ dân sự thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Phòng thủ dân sự, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.
1. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.
2. Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.
3. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.
4. Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.
5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
6. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng thủ dân sự trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
7. Bảo đảm dự trữ quốc gia cho hoạt động phòng thủ dân sự.
1. Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
2. Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa; dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
3. Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.
1. Cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.
2. Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;
b) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;
c) Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
d) Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
1. Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại để đầu tư, xây dựng các công trình phòng thủ dân sự, công trình dân sinh và trang thiết bị phòng thủ dân sự đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
2. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ để dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
3. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dữ liệu trong quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu phục vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
1. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;
b) Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hợp tác trong phòng thủ dân sự;
c) Mở rộng, phát triển đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đầu tư, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
2. Nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
b) Tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo;
c) Hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
d) Đào tạo, huấn luyện, diễn tập, đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
1. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành, sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
2. Làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.
3. Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản của Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức, môi trường và nền kinh tế quốc dân.
4. Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm họa.
5. Cố ý tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động phòng thủ dân sự.
6. Xây dựng công trình làm giảm hoặc làm mất công năng của công trình phòng thủ dân sự; xây dựng trái phép công trình trong phạm vi quy hoạch công trình phòng thủ dân sự, công trình phòng thủ dân sự hiện có.
7. Sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự chuyên dụng không đúng mục đích khai thác, sử dụng không đúng công năng của công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; lợi dụng sự cố, thảm họa để huy động, sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích.
9. Lợi dụng hoạt động phòng thủ dân sự hoặc sự cố, thảm họa để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
This Law prescribes rules and operations of civil defense; rights, obligations, and responsibilities of agencies, organizations, and individuals in civil defense operations; state management and resources serving civil defense.
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. “civil defense” is a part of national defense, consists of solutions for preparing for, mitigating, and recovering from consequences of war; preparing for, mitigating, and recovering from consequences of adverse events, catastrophes, natural disasters, diseases; protecting the People, agencies, organizations, and national economy.
2. “an adverse event” means an irregular situation brought by natural disasters, diseases, humans, consequences of war that causes or threatens to cause damage to human, property, and/or the environment.
3. “a catastrophe” means an event caused by natural disasters, dangerous and widespread diseases, humans, or consequences of war which causes serious damage to human, property, or the environment.
4. “vulnerable population” means an individual or a group of individuals whose characteristics and situations cause them to suffer from impact of an adverse event or a catastrophe more than other people in a community do, includes children, the elderly, pregnant women or women raising children under 36 months of age, people with disabilities, people suffering from terminal illnesses, poor people, incapacitated people, ethnic minorities living in areas with disadvantaged socio-economic conditions, people living in areas with extremely disadvantaged socio-economic conditions, and other individuals as per the law.
Article 3. Rules in civil defense operations
1. Complying with the Constitution, regulations and law of Vietnam, and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Operating under leadership of the Communist Party, joint management of the Government; utilizing the role and participation of the Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations, unions, and the People.
3. Being jointly organized from central to local government; receiving assignments, decentralization, and closely cooperating with agencies, organizations, and forces in civil defense operations.
4. Civil defense must be prepared early and remotely and centered primarily around preparedness; combine four-on-the-spot principles with backup, assistance of central governments, local governments, and international communities; rely on active assessment of risk of adverse events and catastrophes, identification of civil defense level, and application of appropriate civil defense measures to promptly respond to, recover from consequences of war, adverse events, catastrophes, natural disasters, diseases, protect the People, agencies, organizations, national economy, and mitigating damage to humans and property.
5. Combine civil defense with national defense and security, socio-economic development, protection of human lives, health, and property, protection of the environment, ecosystem, and adaptation to climate change.
6. Application of measures and mobilization of resources in civil defense must be timely, reasonable, feasible, effective, efficient, appropriate to subjects and level of civil defense according to this Law and other relevant law provisions.
7. Civil defense operations must maintain humanitarianism, fairness, transparency, gender equality, and prioritize vulnerable population.
Article 4. Application of the Law on Civil Defense and relevant law provisions
1. Civil defense operations in Vietnamese territory shall conform to the Law on Civil Defense and relevant law provisions.
2. If other laws promulgated prior to the effective date hereof prescribe otherwise regarding preparedness, response, and recovery from consequences of adverse events and catastrophes and do not contradict this Law, these laws shall prevail.
3. If other laws promulgated after the effective date hereof require specific regulations on civil defense that are different from those under the Law on Civil Defense, it is necessary to identify specific provisions that comply or do not comply with the Law on Civil Defense and provisions that comply with other laws.
Article 5. Government policies regarding civil defense
1. Prioritize construction of specialized civil defense structures according to planning and plan; procure civil defense equipment.
2. Improve capability of civil defense forces, develop special forces with modern and professional organization, equipment; increase dual-use equipment and instruments in armed forces.
3. Mobilize resources of agencies, organizations, and individuals in conducting civil defense operations.
4. Develop, research, transfer, and apply science, high technology, advanced and modern technology in civil defense operations.
5. Provide personnel training and advanced training, attract high quality human resources to serve civil defense operations.
6. Encourage and enable agencies, organizations, and individuals to make physical, financial, and mental contributions to civil defense operations on the voluntary basis, not contradicting Vietnamese laws and conforming to international laws.
7. Ensure national reserve for civil defense operations.
Article 6. Information on adverse events and catastrophes
1. Information risks and development of adverse events, catastrophes must be timely, accurate, and delivered in Vietnamese language and other languages appropriate to recipients, especially vulnerable populations. If necessary, the information shall be delivered in ethnic minority’s languages and foreign languages.
2. Basic information on adverse events and catastrophes includes the type of adverse events, catastrophes; time, location, intensity, level, and danger of adverse events, catastrophes; potential affected areas, predicted development of adverse events, catastrophes, warnings, and recommendations.
3. The Government shall regulate the use of a single phone number to receive information on adverse events and catastrophes on a nation-wide scale.
Article 7. Civil defense level
1. Civil defense level refers to application level of measures taken by governments of all levels to respond to and recover from consequences of adverse events, catastrophes and serves as the basis for determining responsibilities, solutions, and resources of authorities, agencies, organizations, and individuals in civil defense.
2. The basis for determining civil defense level includes:
a) Affected area, capability of affecting a larger scale, and potential consequences of adverse events and catastrophes;
b) Geographical location, natural, societal, population conditions, national defense and security situations of areas affected by adverse events, catastrophes;
c) Progression, level of damage, and damage done by adverse events and catastrophes;
d) The ability to respond and recover from consequences of adverse events and catastrophes of local governments and civil defense forces.
3. Civil defense level shall be classified as follows:
a) Civil defense level 1 shall be applied to respond to and recover from consequences of adverse events and catastrophes in district level when progression and level of damage of adverse events and catastrophes exceed capability and conditions of special forces and commune-level government in responding to and recovering from consequences.
b) Civil defense level 2 shall be applied to respond to and recover from consequences of adverse events and catastrophes in province level when progression and level of damage of adverse events and catastrophes exceed capability and conditions of special forces and district-level government in responding to and recovering from consequences;
c) Civil defense level 3 shall be applied to respond to and recover from consequences of adverse events and catastrophes in one or multiple provinces and central-affiliated cities when progression and level of damage of adverse events and catastrophes exceed capability and conditions of province-level government in responding to and recovering from consequences.
Article 8. Science and technology in civil defense
1. Research, transfer, and apply science, high technology, advanced and modern technology in order to invest in and build civil defense structures, civilian structures, and civil defense equipment that qualifies for preparedness, response, and recovery of adverse event and catastrophe consequences.
2. Research and apply science, technology in forecasting, warning about adverse events and catastrophes, and implementing appropriate measures for preparing for, responding to, and recovering from consequences of adverse events and catastrophes.
3. Research and apply data technology in managing, extracting, and using information, data for preparing for, responding to, and recovering from consequences of adverse events and catastrophes.
Article 9. International cooperation in civil defense
1. Rules of international cooperation in civil defense include:
a) Guarantee independence, sovereignty, equality, and reciprocity; comply with Vietnamese laws, international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, and relevant international agreements;
b) Enable domestic and foreign organizations, individuals, overseas Vietnamese, and international organizations to cooperate in civil defense;
c) Expand and develop training, study, application of science, transfer of technology; cooperate in search and rescue operations; invest and build civil defense structures.
2. International cooperation in civil defense includes:
a) Exchanging information, forecast and warnings regarding adverse events, catastrophes, natural disasters, diseases, war;
b) Searching, rescuing, and providing humanitarian aid;
c) Assisting in responding to and recovering from consequences of adverse events, catastrophes, natural disasters, diseases, and war;
d) Training, educating, organizing drills, investing, studying, applying science, transferring technology, and building civil defense structures.
Article 10. Prohibited actions in civil defense
1. Resisting, obstructing, intentionally delaying, or failing to comply with civil defense order, command of competent agencies or individuals; refusing to participate in search and rescue when realistically feasible.
2. Damaging, destroying, appropriating civil defense equipment or structures.
3. Causing adverse events or catastrophes which threaten lives and health of people; damaging property of the Government, the people, agencies, organizations, the environment, and national economy.
4. Delivering false information on adverse events or catastrophes.
5. Intentionally placing obstacles to obstruct civil defense operations.
6. Building structures that either mitigate or neutralize civil defense structures; illegally build other structures within planning area of civil defense structures or area of existing civil defense structures.
7. Using specialized civil defense equipment for incorrect purposes or using civil defense structures for incorrect purposes.
8. Abusing powers to violate civil defense laws; conceal individuals violating civil defense laws; exploiting adverse events or catastrophes to mobilize, use civil defense resources for incorrect purposes.
9. Exploiting civil defense operations, adverse events, or catastrophes to violate benefits of the Government, legitimate rights and benefits of organizations and individuals.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực