Số hiệu: | 55/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2006 |
Ngày công báo: | 25/01/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật bổ sung thêm một số đối tượng vào diện phải kê khai tài sản như: Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn, người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Về tài sản kê khai, luật đã quy định rõ hơn gồm: kim khí, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác với giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên...
- Báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ, chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật, nếu không cung cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do...
Hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, UBND có trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp về công tác phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, Quốc hội giao cho Uỷ ban pháp luật trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng...
- Việc cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước phải công khai, minh bạch, không được cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hoá có trách nhiệm công khai thực trạng tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải thông báo công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết... Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá, người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2006.
Luật này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2007 và Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012.
Hiện Luật này đã bị thay thế bởi Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Nhà nước cam kết thực hiện điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống tham nhũng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi.
1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong phòng, chống tham nhũng.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống tham nhũng.
INTERNATIONAL COOPERATION ON CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT
Article 89.- General principles for international cooperation
The State commits to implement treaties on corruption prevention and combat to which the Socialist Republic of Vietnam is a party; cooperates with other countries, international organisations, foreign organisations and individuals in corruption prevention and combat activities on the principles of respect for each other's independence, sovereignty and territorial integrity and of mutual benefits.
Article 90.- Responsibility to implement international cooperation
1. The Government Inspectorate shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security and concerned agencies in implementing international cooperation on research, training, policy formulation, information exchange, financial support, technical assistance, experience exchange in corruption prevention and combat.
2. The Supreme People's Procuracy, the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the tasks of international cooperation on judicial assistance in corruption prevention and combat.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực