Chương VI Luật phòng, chống tham nhũng 2005: Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Số hiệu: | 55/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2006 |
Ngày công báo: | 25/01/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật bổ sung thêm một số đối tượng vào diện phải kê khai tài sản như: Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn, người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Về tài sản kê khai, luật đã quy định rõ hơn gồm: kim khí, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác với giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên...
- Báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ, chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật, nếu không cung cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do...
Hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, UBND có trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp về công tác phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, Quốc hội giao cho Uỷ ban pháp luật trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng...
- Việc cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước phải công khai, minh bạch, không được cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hoá có trách nhiệm công khai thực trạng tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải thông báo công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết... Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá, người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2006.
Luật này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2007 và Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012.
Hiện Luật này đã bị thay thế bởi Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng;
b) Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;
c) Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;
d) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng.
2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan báo chí, phóng viên phải đưa tin trung thực, khách quan. Tổng biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng.
2. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng.
3. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và hội viên có trách nhiệm kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng.
4. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các tổ chức khác tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin, phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
1. Công dân tự mình, thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.
2. Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn, trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
ROLES AND RESPONSIBILITIES OF THE SOCIETY IN CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT
Article 85.- Role and responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organisations
1. Vietnam Fatherland Front and its member organisations shall have the following responsibilities:
a) To coordinate with competent state agencies in propagating and educating people and their members to observe the provisions of law on corruption prevention and combat; to propose measures to detect and prevent corruption;
b) To mobilise people to actively participate in detecting and denouncing corrupt acts;
c) To supply information and coordinate with competent agencies, organisations and individuals in detecting, verifying and handling corruption cases;
d) To supervise the observance of the law on corruption prevention and combat.
2. Vietnam Fatherland Front and its member organisations shall have the right to request competent agencies, organisations and individuals to apply measures to prevent corruption, verify corruption cases, handle corruption committers; competent agencies, organisations and individuals must consider and reply within fifteen days after the receipt of requests; in case of complicated cases or matters, the above time limit can be prolonged but shall not exceed thirty days.
Article 86.- Role and responsibilities of the press
1. The State shall encourage press agencies, reporters to report on corruption cases and matters and activities of corruption prevention and combat.
2. Press agencies shall have the responsibility to commend good spirit and positive deeds in corruption prevention and combat; condemn and struggle against persons who commit corruption; participate in propagating and disseminating the law on corruption prevention and combat.
3. Press agencies and reporters shall have the right to request competent agencies, organisations or individuals to supply information and/or documents related to corrupt acts.
The requested agencies, organisations and/or individuals shall have to supply information and/or documents according to the provisions of law; in case of non-supply, they must give written replies, clearly stating the reasons therefor.
4. Press agencies and reporters must report honestly and objectively. Editors-in-chief, reporters are responsible for the reports and observe the press law and rules of professional ethics.
Article 87.- Roles and responsibilities of enterprises, professional associations
1. Enterprises shall have the responsibilities to notify corrupt acts to and coordinate with competent agencies, organisations or individuals in verifying and concluding on corrupt acts.
2. Enterprises' associations, professional associations shall have the responsibilities to organise, mobilise and encourage their members to build up a healthy, non-corrupt business culture.
3. Enterprises' associations, professional associations and members thereof shall have the responsibilities to propose the State to perfect management mechanisms and policies in order to prevent and combat corruption.
4. The State shall encourage enterprises to engage in healthy competition, work out mechanisms for internal control in order to preclude acts of corruption, bribe giving.
5. Competent agencies, organisations and individuals shall have the responsibility to coordinate with the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, enterprises' associations, professional associations and other organisations in organising forums for exchange and supply of information in service of corruption prevention and combat.
Article 88.- Responsibilities of citizens, people's inspection boards
1. Citizens shall participate in corruption prevention and combat personally, through people's inspection boards or their organisations.
2. People's inspection boards in communes, wards, district townships, state agencies, non-business units, state enterprises shall, within the ambit of their respective tasks and powers, supervise the observance of legal provisions on corruption prevention and combat.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực