Chương V Luật phòng, chống tham nhũng 2005: Tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phối hợp của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng, chống tham nhũng
Số hiệu: | 55/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2006 |
Ngày công báo: | 25/01/2006 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật bổ sung thêm một số đối tượng vào diện phải kê khai tài sản như: Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn, người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Về tài sản kê khai, luật đã quy định rõ hơn gồm: kim khí, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác với giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên...
- Báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ, chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật, nếu không cung cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do...
Hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, UBND có trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp về công tác phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, Quốc hội giao cho Uỷ ban pháp luật trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng...
- Việc cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước phải công khai, minh bạch, không được cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hoá có trách nhiệm công khai thực trạng tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải thông báo công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết... Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá, người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2006.
Luật này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2007 và Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012.
Hiện Luật này đã bị thay thế bởi Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để tổ chức phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp về việc phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
1. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
3. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng quy định tại khoản 1 Điều này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý;
2. Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội phạm về tham nhũng.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.
2. Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm xét xử, hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm về tham nhũng.
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống tham nhũng theo các nội dung sau đây:
1. Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng;
2. Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;
3. Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
1. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan điều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có quyền thông báo với Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan điều tra cấp trên.
1. Trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát.
2. Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển hồ sơ.
1. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải có biện pháp để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, lộng quyền, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức của mình trong hoạt động chống tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng đối với Thanh tra viên, Kiểm toán viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án và cán bộ, công chức, viên chức khác của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thì người đứng đầu cơ quan phải giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Kết quả giải quyết tố cáo phải được công khai.
ORGANISATION, RESPONSIBILITIES AND COORDINATION ACTIVITIES OF INSPECTORATES, THE STATE AUDIT, INVESTGATING BODIES, PROCURACIES, COURTS AND CONCERNED AGENCIES, ORGANISATIONS AND UNITS IN CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT
Section 1. ORGANISATION, DIRECTION, COORDINATION AND RESPONSIBILITIES IN THE WORK OF CORRUPTION PREVENTION AND COMBAT
Article 72.- Responsibilities of heads of agencies, organisations or units in corruption prevention and combat
1. Heads of agencies, organisations or units have the responsibility to apply the provisions of this Law and other relevant legal provisions to organising corruption prevention and combat in their respective agencies, organisations or units.
2. Heads of agencies, organisations or units shall be answerable to their immediate superior agencies, organisations or units for corruption prevention and combat in their respective agencies, organisations or units.
Article 73.- Steering Committee for Corruption Prevention and Combat
1. The Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat shall be headed by the Prime Minister and have the responsibility to direct, coordinate, inspect and urge activities of corruption prevention and combat nationwide. The Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat shall be assisted by standing sections operating on a full-time basis.
2. The organisation, tasks, powers and operation regulations of the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat shall be defined by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the Prime Minister.
Article 74.- Supervision of the work of corruption prevention and combat
1. The National Assembly, the National Assembly Standing Committee shall supervise the work of corruption prevention and combat nationwide.
2. The Nationality Council and Committees of the National Assembly shall, within the ambit of their respective tasks and powers, supervise corruption prevention and combat work in the domains under their respective charge.
The Law Committee of the National Assembly shall, within the ambit of its tasks and powers, supervise the detection and handling of corrupt acts.
3. People's Councils at all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to supervise corruption prevention and combat work in their respective localities.
4. The National Assembly deputies' delegations, the National Assembly deputies, the People's Council deputies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, supervise the observance of legal provisions on corruption prevention and combat.
Article 75.- Specialised anti-corruption units
1. The Government Inspectorate, the Ministry of Public Security and the Supreme People's Procuracy shall each have a specialised anti-corruption unit.
2. The organisation, tasks and powers of specialised anti-corruption units defined in Clause 1 of this Article shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee and the Government.
Article 76.- Responsibilities of the Government Inspectorate
Within the ambit of its tasks and powers, the Government Inspectorate shall have the following responsibilities:
1. To organise, direct and guide the inspection of the observance of legal provisions on corruption prevention and combat; in case of detection of corrupt acts, to request competent agencies or organisations to handle them;
2. To build-up systems of general data on corruption prevention and combat.
Article 77.- Responsibilities of the State audit
The State audit shall, within the ambit of its tasks and powers, have the responsibility to organise the audit in order to prevent and detect corruption; in case of detecting corrupt acts, it shall request competent agencies or organisations to handle them.
Article 78.- Responsibilities of the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense
The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to organise and direct the investigation of corruption-related crimes.
Article 79.- Responsibilities of the Supreme People's Procuracy, the Supreme People's Court
1. The Supreme People's Procuracy shall have the responsibility to organise and direct the prosecution of corruption-related crimes; control activities of investigation, adjudication and judgment execution against corruption-related crimes.
2. The Supreme People's Court shall have the responsibility to adjudicate, and direct the adjudication of, corruption-related crimes.
Article 80.- Coordination of activities among inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts
Inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies and courts shall have the responsibility to coordinate with one another in corruption prevention and combat according to the following contents:
1. Regularly exchanging information, documents and experiences in the work of corruption prevention and combat;
2. Transferring corruption case files to competent state bodies for handling;
3. Summing up, assessing and forecasting the corruption situation and proposing policies and measures to prevent and combat corruption.
Article 81.- Working coordination between inspectorates, the state audit and investigating bodies
1. Where inspectorates or the state audit transfer corruption case files to investigating bodies, the latter must receive them and settle the cases according to the provisions of criminal procedure law.
2. If disagreeing with the settlement by investigating bodies, the inspectorates or the state audit shall have the right to notify the procuracies of the same level and the superior investigating bodies thereof.
Article 82.- Working coordination between inspectorates, the state audit and procuracies
1. Where corruption case files are transferred to investigating bodies, inspectorates and the state audit shall have to notify the procuracies of the same level for control thereof.
2. Where inspectorates or the state audit transfer corruption case files to procuracies, the latter must consider and handle them, then notify the handling results in writing to the file-transferring agencies.
Section 2. INSPECTION OF ANTI-CORRUPTION ACTIVITIES IN INSPECTORATES, THE STATE AUDIT, INVESTIGATING BODIES, PROCURACIES, COURTS
Article 83.- Inspection of anti-corruption activities of officials and public employees of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts
1. The inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies and courts must take inspecting measures to prevent and stop acts of abusing powers, misusing authority and/or harassment of their respective officials and employees in anti-corruption activities.
2. Heads of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts must enhance the management of their officials and employees; direct the internal inspection and examination in order to prevent acts of law violation in anti-corruption activities.
3. Officials and public employees of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, court who commit acts of law violation in anti-corruption activities shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined for penal liability.
Article 84.- Settlement of denunciations against officials and/or public employees of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts.
In case of denunciation of acts of law violation in anti-corruption activities, committed by inspectors, auditors, investigators, procurators, judges, jurors, court clerk or other officials and public employees of inspectorates, the state audit, investigating bodies, procuracies, courts, the heads of such agencies must settle them according to their competence or propose competent agencies, organisations or individuals to settle them.
The denunciation-settling results must be made public.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực