Chương III Luật phòng, chống rửa tiền 2012: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền
Số hiệu: | 07/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
2. Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, chiến lược về phòng, chống rửa tiền.
3. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống rửa tiền; phối hợp công tác phòng, chống rửa tiền và công tác phòng, chống tài trợ khủng bố.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền.
3. Tổ chức đầu mối theo quy định của Chính phủ để thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ về các giao dịch và các thông tin khác theo quy định của Luật này nhằm phục vụ việc phân tích, chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền.
4. Thông báo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền thông tin về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố theo quy định của Luật này và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
5. Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
6. Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
8. Đào tạo đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan khác của Chính phủ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân, tổ chức khác về phòng, chống rửa tiền.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
11. Tổng hợp thông tin, định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ về phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm liên quan đến rửa tiền.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền.
3. Thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong nước và nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân thuộc danh sách đen quy định tại khoản 12 Điều 4 của Luật này.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng, casino.
2. Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng, casino.
3. Chỉ đạo cơ quan hải quan cung cấp thông tin thu thập được về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
2. Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền áp dụng cho đối tượng báo cáo là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; công chứng viên, tổ chức cung ứng dịch vụ công chứng.
2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.
1. Thực hiện, chỉ đạo việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại địa phương.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện các đường lối, chính sách, chiến lược, kế hoạch phòng, chống rửa tiền.
3. Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES IN THE PREVENTION OF MONEY LAUNDERING
Article 36. Responsibilities of the state management on prevention of money laundering
1. The government has unified the state management on prevention of money laundering
2. The government promulgates the legal normative documents according to the competence and strategy for the prevention of money laundering.
3. The Prime Minister has directed the Governmental agencies to coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in the prevention of money laundering and coordinate with the prevention of money laundering and terrorism financing.
Article 37. Responsibilities of the State Bank of Vietnam
1. Being responsible to the Government for performing the state management on the prevention of money laundering.
2. Developing and submitting to competent authorities for promulgation or promulgate according to their competence the legal normative documents, strategies and plans on the prevention of money laundering.
3. Focally organizing under the provisions of the Government to collect, process and transfer of information on money laundering to the competent State agencies; to request the organizations and individuals concerned to provide information and records of transactions and other information prescribed by this Law to serve the analysis and transfer of information on money laundering.
4. Promptly notifying the competent anti-terrorism agency of the information about money laundering in order to finance terrorism in accordance with this Law and the law on the prevention of terrorism.
5. Inspecting and monitoring the activities of money laundering for the reporting subject under the responsibility of the State management on the currency, banking operation and foreign exchange.
6. Cooperating, exchanging and providing information with the competent authorities in the inspection, monitoring, investigation, prosecution, judgment and enforcement of judgment relating to money laundering; exchanging information with the foreign anti-money laundering agencies and organizations as prescribed by law.
7. Implementating the international cooperation in the prevention of money laundering under the authority, participating and deploying the implementation of Vietnam's obligations as the member of the international organization on the prevention of money laundering.
8. Training the staff of the State Bank of Vietnam, other Governmental agencies and employees of the foreign credit organization and bank branches and other individuals and organizations on the prevention of money laundering.
9. Organizing research and application of scientific and technical progress and information technology in the prevention of money laundering.
10. Presiding over and coordinating with the relevant agencies ti propagate the legal education on the prevention of money laundering.
11. Aggregating information, and annually making report to the Government on the prevention of money laundering in the territory of Vietnam.
Article 38. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Collecting, receiving and handling information on the crime related to money laundering
2. Presiding over and coordinating with other agencies, organizations and individuals concerned in the detection, investigation and handling crime of money laundering.
3. Regularly exchanging information and documents about methods and practice of the new activity of crime of money laundering in the country and abroad with the State Bank of Vietnam
4. Presiding over the formulation of the list of organizations and individuals under the blacklist prescribed in clause 12, Article 4 of this Law.
5. Implementing the international cooperation on the prevention of money laundering within its competence.
Article 39. Responsiblities of the Ministry of Finance
1. Presiding over and coordinating with the agencies concerned to deploy the measures against the prevention of money laudering in the area of insurance business, securities, prize-winning game, casino.
2. Inspecting and supervising the activity of prevention of money laundering for the reporting subject in the area of insurance business, securities, prize-winning game, casino.
3. Directing the customs agency to provide the collected information on the transportation of cash, precious metal and gems and negotiable instruments across borders under the provisions of Article 24 of this Law.
Article 40. Responsibilities of the Ministry of Construction
1. Presiding over and coordinating with the agencies concerned to deploy the measures against the prevention of money laudering in the area of real estate business.
2. Inspecting and supervising the activity of prevention of money laundering for the reporting subject in the area of real estate business.
Article 41. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. Presiding over and coordinating with the agencies concerned to deploy the measures against the prevention of money laudering applicable to the reporting subjects as lawyers, lawyer practice organizations, notary, and organization of notary service provision.
2. Coordinating with the State Bank of Vietnam to implement the common programs, legal education on the prevention of money laundering.
Article 42. Responsibilities of other Governmental agencies.
1. Coordinating with the State Bank of Vietnam to implement the state management on the prevention of money laundering.
2. Directing and making guidance, inspecting the units under their management to implemente the provisions of law on the prevention of money laundering.
Article 43. Responsibilities of the People's Procuracy and People's Court
The People's Procuracy and People's Court within their functions, duties, powers, shall promptly and strictly handle the act of money laundering and coordinate with other agencies and organizations in the prevention of money laundering.
Article 44. Responsibilities of People's Committees at all levels
1. Performing and directing the propagation and legal education on the prevention of money laundering at the locality.
2. Coordinating with other competent state agencies to implement and urge the implementation of guidelines, policies, strategies and plans for the prevention of money laundering.
3. Promptly and strictly detecting and handling acts of violation of the law on the prevention of money laundering within its competence.
Article 45. Information security
The state agencies defined in Article 36 to Article 44 of this Law shall be responsible for the implementation of information security regulation as prescribed by law.