Chương II Luật phòng, chống rửa tiền 2012: Biện pháp phòng, chống rửa tiền
Số hiệu: | 07/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính thức có Luật phòng, chống rửa tiền
Nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, xử lý hành vi rửa tiền, Luật phòng, chống rửa tiền 2012 đã được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII ngày 18/6/2012.
Theo đó, tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong trường hợp: Khách hàng mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch với tổ chức tài chính; Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo; Có nghi ngờ giao dịch liên quan đến hoạt động rửa tiền; Có nghi ngờ về tính chính xác của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
Bên cạnh đó, đối tượng báo cáo (tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan) phải giám sát đặc biệt đối với: Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo. Trường hợp có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích của giao dịch, đối tượng báo cáo phải lập báo cáo về giao dịch đáng ngờ gửi NHNN Việt Nam và có thể từ chối giao dịch đó.
Luật phòng, chống rửa tiền 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch với tổ chức tài chính;
b) Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo;
c) Có nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;
d) Có nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 của Luật này phải tiến hành các biện pháp nhận biết khách hàng đối với các khách hàng có giao dịch có giá trị lớn;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ môi giới mua, bán và quản lý bất động sản cho khách hàng;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm c khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong trường hợp khách hàng có giao dịch mua, bán kim loại quý, đá quý có giá trị lớn bằng tiền mặt;
d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề quy định tại điểm d khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; quản lý tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý hoạt động công ty của khách hàng; tham gia vào hoạt động mua, bán các tổ chức kinh doanh;
đ) Các tổ chức cung cấp dịch vụ quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 4 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng khi cung ứng các dịch vụ thành lập công ty; cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp; cung cấp văn phòng đăng ký, địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh; cung cấp dịch vụ đại diện cho công ty; dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ cung cấp người đại diện cho cổ đông.
Thông tin nhận biết khách hàng phải có các thông tin chính sau đây:
1. Thông tin nhận dạng khách hàng:
a) Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại.
Đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam;
b) Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông
tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin quy định tại điểm a khoản này.
2. Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi:
a) Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết và cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi;
b) Đối với khách hàng là pháp nhân hoặc khi cung ứng dịch vụ thỏa thuận ủy quyền, đối tượng báo cáo phải thu thập thông tin về quyền sở hữu và cơ cấu kiểm soát để xác định được cá nhân có lợi ích kiểm soát và chi phối hoạt động của pháp nhân hoặc thỏa thuận ủy quyền đó.
3. Mục đích của khách hàng trong mối quan hệ với đối tượng báo cáo.
Đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong suốt thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng; bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành thông qua đối tượng báo cáo phù hợp với những thông tin đã biết về khách hàng, về hoạt động kinh doanh, về rủi ro và về nguồn gốc tài sản của khách hàng.
1. Đối tượng báo cáo sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng bao gồm:
a) Đối với khách hàng là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Đối với khách hàng là tổ chức: Giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
2. Đối tượng báo cáo có thể thông qua tổ chức, cá nhân khác đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng; hoặc thông qua cơ quan quản lý hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để thu thập thông tin và đối chiếu với thông tin khách hàng cung cấp.
3. Đối tượng báo cáo có thể thuê các tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng. Trường hợp này đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức được thuê thực hiện đúng các quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này và chịu trách nhiệm về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng.
1. Đối tượng báo cáo phải xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro theo loại khách hàng, loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng, nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở chính của khách hàng.
2. Đối với khách hàng có mức độ rủi ro thấp, đối tượng báo cáo có thể áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ thấp hơn nhưng phải bảo đảm thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng quy định tại Điều 9 của Luật này.
3. Đối với khách hàng, giao dịch có mức độ rủi ro cao quy định tại các điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này, ngoài việc thực hiện các biện pháp nhận biết quy định tại Điều 9 của Luật này, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường theo quy định của Luật này.
4. Đối với khách hàng, giao dịch khác có mức độ rủi ro cao không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, ngoài việc thực hiện các biện pháp nhận biết quy định tại Điều 9 của Luật này, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo danh sách khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị quy định tại khoản này trên cơ sở khuyến nghị của tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
2. Đối tượng báo cáo phải có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị và áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ đối với việc mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch khi khách hàng hoặc chủ sở hữu hưởng lợi được xác định là cá nhân có ảnh hưởng chính trị;
b) Thực hiện các biện pháp nhằm nhận biết nguồn gốc tài sản của khách hàng;
c) Tăng cường giám sát khách hàng và quan hệ kinh doanh với khách hàng.
3. Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này đối với khách hàng là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối tượng báo cáo khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với ngân hàng đối tác nước ngoài phải áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Thu thập thông tin về ngân hàng đối tác để biết đầy đủ về bản chất kinh doanh, uy tín của ngân hàng đối tác và bảo đảm ngân hàng đối tác phải chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài;
2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền của ngân hàng đối tác;
3. Phải được sự chấp thuận của Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền của đối tượng báo cáo trước khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý;
4. Trong trường hợp khách hàng của ngân hàng đối tác có thể thanh toán thông qua tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo phải bảo đảm ngân hàng đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và có khả năng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng theo yêu cầu của đối tượng báo cáo.
1. Đối tượng báo cáo phải ban hành quy trình nhằm mục đích sau đây:
a) Phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng công nghệ mới vào việc rửa tiền;
b) Quản lý rủi ro về rửa tiền khi thiết lập giao dịch với khách hàng sử dụng công nghệ mới và không gặp mặt trực tiếp.
2. Quy trình quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm việc cập nhật thông tin khách hàng có hiệu quả như việc cập nhật thông tin khách hàng gặp mặt trực tiếp.
1. Đối tượng báo cáo phải giám sát đặc biệt đối với các giao dịch sau đây:
a) Giao dịch với giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp;
b) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo.
2. Đối tượng báo cáo phải kiểm tra cơ sở pháp lý và mục đích của giao dịch; trường hợp có nghi ngờ về tính trung thực, mục đích của giao dịch, đối tượng báo cáo phải lập báo cáo về giao dịch đáng ngờ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và có thể từ chối giao dịch đó.
1. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh qua giới thiệu, đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên trung gian và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bên trung gian phải thu thập, lưu giữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu;
b) Bên trung gian tuân thủ các yêu cầu về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này hoặc khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên trung gian là tổ chức nước ngoài;
c) Bên trung gian phải là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc nhận biết khách hàng thông qua bên trung gian không loại trừ trách nhiệm của đối tượng báo cáo trong việc nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng.
1. Sở giao dịch chứng khoán phải lưu giữ và cập nhật thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp niêm yết.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải lưu giữ và cập nhật thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ sở hữu hưởng lợi của các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ pháp lý về soạn thảo thỏa thuận ủy quyền cho khách hàng phải lưu giữ, duy trì và cập nhật thông tin về thỏa thuận ủy quyền và chủ sở hữu hưởng lợi theo thỏa thuận đó.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cung cấp thông tin.
1. Các tổ chức phi lợi nhuận được thành lập hoặc hoạt động tại Việt Nam phải duy trì, cập nhật hồ sơ có đầy đủ các thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ; tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ; số tiền tài trợ và mục đích sử dụng tiền tài trợ.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lưu trữ đầy đủ và cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
1. Căn cứ vào các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đối tượng báo cáo phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền với những nội dung chính sau đây:
a) Chính sách chấp nhận khách hàng;
b) Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng;
c) Giao dịch phải báo cáo;
d) Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;
đ) Lưu giữ và bảo mật thông tin;
e) Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch;
g) Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;
i) Kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
2. Nội dung quy định nội bộ phải bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các hoạt động có nghi ngờ liên quan tới rửa tiền; phù hợp cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và mức độ rủi ro về rửa tiền trong hoạt động của đối tượng báo cáo và phải được phổ biến đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan của đối tượng báo cáo.
3. Đối tượng báo cáo phải thường xuyên đánh giá quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền để sửa đổi, bổ sung phù hợp.
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn.
2. Theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền. Báo cáo giao dịch đáng ngờ được thực hiện theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
2. Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản bao gồm:
a) Khách hàng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán;
b) Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính;
d) Số điện thoại cá nhân hoặc cơ quan do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không có số này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch;
đ) Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo uỷ quyền của tổ chức, cá nhân có trong danh sách cảnh báo;
e) Các giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới tổ chức, cá nhân có trong danh sách cảnh báo;
g) Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với thu nhập, hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân này;
h) Giao dịch của khách hàng thực hiện thông qua đối tượng báo cáo không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm:
a) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;
b) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo;
c) Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường;
d) Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh;
đ) Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý; tài khoản của khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn;
e) Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;
g) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
h) Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn;
i) Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;
k) Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu;
l) Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc uỷ thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch;
m) Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch.
4. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
a) Khách hàng yêu cầu mua một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hoặc yêu cầu thanh toán trọn gói phí bảo hiểm một lần đối với các sản phẩm bảo hiểm không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói, trong khi những hợp đồng bảo hiểm hiện tại của khách hàng chỉ có giá trị nhỏ và thanh toán định kỳ;
b) Khách hàng yêu cầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với khoản phí bảo hiểm định kỳ không phù hợp với thu nhập hiện tại của khách hàng hoặc yêu cầu mua hợp đồng bảo hiểm liên quan đến công việc kinh doanh nằm ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng;
c) Người mua hợp đồng bảo hiểm và thanh toán từ tài khoản không phải là tài khoản của mình hoặc bằng các công cụ chuyển nhượng không ghi tên;
d) Khách hàng yêu cầu thay đổi người thụ hưởng đã chỉ định hoặc bằng người không có mối quan hệ rõ ràng với người mua hợp đồng bảo hiểm;
đ) Khách hàng chấp nhận tất cả các điều kiện bất lợi không liên quan đến tuổi tác, sức khỏe của mình; khách hàng đề nghị mua bảo hiểm với mục đích không rõ ràng và miễn cưỡng cung cấp lý do tham gia bảo hiểm; điều kiện và giá trị hợp đồng bảo hiểm mâu thuẫn với nhu cầu của khách hàng;
e) Khách hàng hủy hợp đồng bảo hiểm ngay sau khi mua và yêu cầu chuyển tiền cho bên thứ ba; khách hàng thường xuyên tham gia bảo hiểm và nhượng lại hợp đồng bảo hiểm cho bên thứ ba;
g) Khách hàng là doanh nghiệp có số lượng hợp đồng bảo hiểm cho nhân viên hoặc mức phí bảo hiểm của hợp đồng đóng phí một lần tăng bất thường;
h) Doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên chi trả bảo hiểm với số tiền lớn cho cùng một khách hàng.
5. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm:
a) Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện;
b) Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý;
c) Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán;
d) Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán ra khỏi Việt Nam;
đ) Khách hàng thường xuyên bán danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc;
e) Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán bằng tiền mặt hoặc séc trong khoảng thời gian ngắn hoặc sẵn sàng đầu tư vào các danh mục chứng khoán không có lợi;
g) Tài khoản chứng khoán của khách hàng không hoạt động trong một thời gian dài nhưng đột nhiên được đầu tư lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng;
h) Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ các quỹ đầu tư được mở ở các vùng lãnh thổ được các tổ chức quốc tế xếp loại là có nguy cơ rửa tiền cao.
6. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trò chơi có thưởng, casino bao gồm:
a) Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại casino;
b) Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn tại casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền mặt hoặc séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác;
c) Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng hoặc khi bên thứ ba không có nơi thường trú cùng với khách hàng;
d) Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn;
đ) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt;
e) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn và nhờ bên thứ ba chơi cá cược hộ;
g) Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn;
h) Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác.
7. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản bao gồm:
a) Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý;
b) Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản, phí giao dịch phải trả;
c) Khách hàng không cung cấp được các thông tin liên quan tới bất động sản hoặc không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân;
d) Giá thỏa thuận giữa các bên giao dịch không phù hợp giá thị trường.
8. Trong thực tế hoạt động, nếu phát hiện dấu hiệu đáng ngờ ngoài các dấu hiệu cơ bản nêu trên, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Đối tượng báo cáo khi cung ứng dịch vụ chuyển tiền điện tử có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Cá nhân khi nhập cảnh, xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo hải quan.
2. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin thu thập được quy định tại khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Đối tượng báo cáo gửi tệp dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho yêu cầu gửi tệp dữ liệu điện tử đối với các báo cáo được quy định tại các điều 21, 22 và 23 của Luật này theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Trong trường hợp cần thiết, đối tượng báo cáo có thể báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử, nhưng phải bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và phải xác nhận lại bằng một trong hai hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ, các biện pháp phòng ngừa đã thực hiện.
1. Đối với giao dịch có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử, đối tượng báo cáo phải:
a) Báo cáo hàng ngày đối với hình thức báo cáo gửi tệp dữ liệu điện tử;
b) Báo cáo trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh giao dịch đối với hình thức báo cáo bằng văn bản hoặc các hình thức báo cáo khác.
2. Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải báo cáo trong thời gian tối đa là 48 giờ, kể từ thời điểm phát sinh giao dịch; trường hợp phát hiện giao dịch do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì phải báo cáo ngay cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối tượng báo cáo có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ giao dịch của khách hàng ít nhất 05 năm, kể từ ngày phát sinh giao dịch; hồ sơ về nhận biết khách hàng, chứng từ kế toán và các báo cáo quy định tại các điều 21, 22 và 23 của Luật này kèm chứng từ, tài liệu liên quan ít nhất 05 năm, kể từ ngày kết thúc giao dịch hoặc ngày đóng tài khoản hoặc ngày báo cáo.
1. Đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời hồ sơ, tài liệu lưu trữ và các thông tin liên quan cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này hoặc khi được yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoặc cung cấp thông tin theo quy định của Luật này không bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật tiền gửi, tài sản gửi, thông tin về tài khoản, thông tin về giao dịch của khách hàng.
1. Thông tin, chứng từ và tài liệu khác liên quan đến các giao dịch phải báo cáo theo quy định của Luật này được bảo quản theo chế độ mật và chỉ được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng báo cáo không được tiết lộ thông tin về việc đã báo cáo giao dịch đáng ngờ hoặc các thông tin có liên quan cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Đối tượng báo cáo có nghĩa vụ báo cáo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền, đồng thời gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch nằm trong danh sách đen hoặc khi có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này và pháp luật về phòng, chống khủng bố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thực hiện báo cáo tại khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông tin, tài liệu, hồ sơ về các giao dịch và các thông tin khác theo quy định của Luật này nhằm phục vụ cho việc phân tích, chuyển giao thông tin.
2. Thông tin có được từ việc xử lý thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin mật phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền.
1. Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trao đổi thông tin với các bộ, ngành liên quan nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
1. Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội và phải báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
3. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối tượng báo cáo phải thực hiện phong tỏa tài khoản hoặc áp dụng biện pháp niêm phong hoặc tạm giữ tài sản của các cá nhân, tổ chức khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và báo cáo việc thực hiện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức vi phạm các quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cá nhân vi phạm các quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
MEASURES OF PREVENTION OF MONEY LAUNDERING
Section 1. CLIENTS IDENTIFICATION AND UPDATE OF CLIENTS INFORMATION
Article 8. Client identification
1. The financial organizations must apply the measures to identify clients in the following cases:
a) The clients open accounts or set up transactions with the financial organizations;
b) The clients who make infrequent transactions of high value or carry out the transaction of electronic money transfer but lack the information about the name, address, account number of the originator;
c) There is doubt of transaction or the parties concerned in transactions are related to the money laundering;
d) There are doubts about the accuracy or completeness of the Clients identification information previously collected.
2. Organizations and individuals doing business in the relevant non-financial sectors must apply the measures to identify Clients in the following cases:
a) Organizations and individuals doing business in sectors specified in clause 4, Article 4 of this Law shall take all measures to identify Clients for the Clients of high value transactions;
b) Organizations and individuals doing business in sectors prescribed in Clause 4, Article 4 of this Law shall apply measures to identify Clients when providing the services of brokerage, purchase, sale and management of real estate for Clients;
c) Organizations and individuals doing business in sectors prescribed at Point c, Clause 4, Article 4 of this Law shall apply the measures to identify Clients in case the Clients perform the transactions of purchase and sale of precious metals and gems of great value in cash;
d) Organizations and individuals doing business in sectors prescribed at Point d, Clause 4, Article 4 of this Law shall apply measures to identify Clients when they, on behalf of Clients, prepare the conditions for conducting the transactions to transfer the land use right, house ownership, management of money and securities or other assets of the Clients; managing the Clients’ accounts at banks, securities companies; administrating and and managing the operation of the Clients’companies, and participating in the activities of purchase and sale of business organizations;
dd) The service supply organizations specified at Point d, Clause 4, Article 4 of this Law shall apply measures to identify Clients when providing services of company establishment; supplying director and secretary of enterprises; supplying registration office, address or place of business; suplying services of company representative, investment trust and the services of representative supply for shareholders.
Article 9. Clients identification Information
The Clients identification information must have the following main information:
1. Clients identification Information:
a) For individual Clients as a Vietnamese: the full name, date of birth, nationality, occupation, position; phone number, identity card number or passport number, date and place of issue and addresse of permanent residence and current residence.
For individual Clients as a foreigner: the full name, date of birth, nationality, occupation, position; passport number, date and place of issue, visa, address of residence abroad and address of residence in Vietnam;
b) For Clients as an organization: full and abbreviated trading name, addresses of head office, phone number, fax number; areas of operations and business; information on the founder and representive specified at point a of this clause.
2. Information on the beneficial owner:
a) Reporting subject must identify the beneficial owner and apply the measures to identify and update the information on beneficial owner;
b) For Clients as a legal entity or upon the provision of authorization agreement service, the reporting subjects must collect information on ownership and control structure to determine the individual with the control interest and the govern the operation of that legal entity or authorization agreement.
3. The purpose of the Clients in relation to the reporting subject.
Article 10. Update of Clients identification information
The reporting subject must regularly update the Clients identification information during the time to establish the relations with Clients ensuring that the transactions the Clients are conducting through the reporting subject in accordance with the information already known about the Clients, about the business operation, the risks and the origin of Clients’ property.
Article 11. Measure to verify the Clients identification information
1. The reporting subjects use the materials and data to verify the Clients identification information including:
a) For Clients as an individual: identity card, valid passport and other documents issued by the competent authority;
b) For Clients as an organizations: The license or establishment decision; the decision on the name change, separation, consolidation, certificate of business registration; the decision of appointment or the general directors (directors) and chief accountant hire contract.
2. The reporting subjects through other organizations or individuals who have had the relations with Clients; or through management agency or competent state agency to collect and collect information and compare with that provided by the Clients.
3. The reporting subjects may hire other organizations to verify Clients identification information. In this case, the reporting subjects must ensure that the hired organization shall comply with the identification and update of Clients information specified in Article 9 and Article 10 of this Law and be responsible for identification and update of Clients information.
Article 12. Classification of Clients according to the risk level
1. The reporting subjects must develop regulations on Clients classification on the basis of risk by type of Clients, product, used Clients service, place of residence or location of headquarter of the Clients.
2. For Clients with low risk levels, the reporting subjects can apply the measures to identify Clients at a lower level but must ensure the full collection of Clients information specified in Article 9 of this Law.
3. For Clients doing transaction with high risk levels specified in Articles 13, 14, 15, 16 and 17 of this Law, in addition to the implementation of measures to identify the provisions of Article 9 of this Law, the reporting subjects must apply the measures of intensive assessment in accordance with this Law.
4. For Clients with other transactions with a high level of risk do not fall under the case prescribed in Clause 3 of this Article, in addition to the implementation of measures to identify the provisions of Article 9 of this Law, the reportingsubjects must apply the measures of intensive assessment in accordance with the State Bank of Vietnam.
Article 13. Foreign Clients as individual of political influence
1. The foreign Clients as individual of political influence is the person who holds the senior position in foreign agencies and organizations concerned.
The State Bank of Vietnam announced the list of foreign Clients who are individuals with political influence stipulated in this clause specified on the basis of recommendation of the international organizations on the prevention of money laundering.
2. The reporting subjects must have risk management system to identify the foreign clients with political influence and apply the following measures:
a) Developing the internal control regulations for the opening of accounts or setting of the transactions when the clients or the beneficial owners are determined to have the political influence;
b) Taking the measures in order to identify the origin of clients’ property;
c) Strenthening client supervision and business relations with the clients
3. The reporting subjects must apply the measures prescribed in Clause 2 of this article for the clients as a father, mother, wife, husband, son, sibling brother and sister of the persons specified in paragraph 1 of this Article.
Article 14. Banking agent relation
The reporting subjects when establishing the banking agent relation with the foreign banking partner must apply the following measures:
1. Gathering information about the banking partner to fully know the nature of business, the partner bank's reputation and ensure the partner bank must be subject to supervision and management of the foreing competent management agencies;
2. Assessing the implementation of measures on prevention of money laundering of the partner bank;
3. Must be approved by the General Director (Director) or authorization persons of the reporting subjects before setting up the banking agent relations;
4. In case the partner bank’s clients can make payment through the partner bank’s accounts opened at the reporting subjects, the report subjects must ensure the partner bank to have fully implemented the identification, update of client information and able to provide client identification information as required by the reporting objects.
Article 15. Transaction in relation with new technology.
1. The reporting subjects must issue the process for the following purposes:
a) Detection and prevention of the use of new technology into the money laundering;
b) Management on the risk of money laundering upon setting up the transaction with the clients who use new technology and not face to face.
2. The process stipulated in Clause 1 of this Article shall ensure the update of client information is effective as the update of client information face to face.
Article 16. Special supervision for a number of transactions
1. The reporting subjects must perform the special supervision for a number of transactions as follows:
a) Making transactions with unusually or complexly large value;
b) Making transactions with the organizations and individuals in the countries and territories in the list announced by the Financial Action Task Force in the prevention of money laundering or the warning list.
2. The reporting subjects must examine the legal grounds and purpose of the transactions in case of doubt about the honesty and the purpose of transaction, the reporting subjects must make reports on suspicious transactions and send to the State Bank of Vietnam and may reject those transactions.
Article 17. Business operation through introduction
1. Upon conducting the business operation through introduction, the reporting subjects can identify the clients through intermediary and ensure the following requirements:
a) The intermediary must collect, store and provide timely and sufficient client identification information to the reporting subjects as required;
b) The intermediary must comply with the requirements of identification and update of client information as prescribed in Article 9 and Article 10 of this Law or the recommendations of the Financial Action Task Force in the event the intermediary is a foreign organization;
c) The intermediary must be subject to the management and supervision of the competent authorities.
2. The client identification through intermediary does not exclude the responsibility of the reporting subjects in the identification, update of client information.
Article 18. Guaranteeing the transparency of legal person and authorization agreement
1. The Stock Exchange shall maintain and update basic information on organizational structure, the founder, beneficial owner of the listed enterprises.
2. The business registration agency shall keep and update basic information on organizational structure, the founder, beneficial owner of the non-listed enterprises.
3. Organizations and individuals providing legal services on drafting authorization agreements to the clients shall keep, maintain and update information about the authorization agreements and the beneficial owner beneficiary under that agreement.
4. The State Bank of Vietnam and other competent state agencies under the provisions of law in the process of performing the functions and tasks on the prevention of money laundering are entitled to request organizations and individuals defined in clause 1, 2 and 3 of this Article for information supply.
Article 19. Guaranteeing the transparency in operation of the non-profit organization
1. The non-profit organizations established or operating in Vietnam must maintain, update records with full of information about the organizations and individuals sponsoring and the organizations or individuals receiving the assistance, the funding amount and purpose for the fund using.
2. The record as specified in clause 1 of this Article shall be fully kept and provided to the competent state agencies upon request.
Article 20. Developing internal rules on the prevention of money laundering
1. Pursuant to the provisions of this Law and other provisions of the relevant law, the reporting subjects must issue the internal regulations on the prevention of money laundering with the following contents:
a) Client acceptance Policy;
b) Processes and procedures to identify clients, verify and update client information;
c) Transactions must be reported;
d) The process of review, detection, handling and reporting of suspicious transactions; the way to communicate with the clients who make suspicious transaction;
dd) Keeping and security of information;
e) Applying the temporary measures and the principles of handling the cases of transaction delay;
g) Reporting regulation and information supply to the State Bank of Vietnam and the competent state agencies;
h) Training the profession in the prevention of money laundering;
i) Internally controling and auditing the compliance with the policies, regulations, processes and procedures related to the prevention of money laundering, the responsibilities of each individual and division in the implementation of internal rule in the prevention of money laundering.
2. The contents of internal rule must ensure prevention, detection, stopping and effective handling of suspicious activities related to money laundering; appropriate with the organizational structure, operational scale and extent of risk of money laundering in the operation of the reporting subjects and must be disseminated to each individual and division concerned of the reporting subjects.
3. The reporting subjects must make report regularly and assess the internal rule on the prevention of money laundering for consistent amendment and supplimentation.
Section 2. RESPONSIBILITY FOR REPORT, PROVISION AND KEEPING OF INFORMATION
Article 21. Report of high value transactions
1. The reporting subjects shall report to the State Bank of Vietnam when implementing high value transactions.
2. On the requirement of the State Bank of Vietnam, the Prime Minister shall prescribe the value rate of high value transactions that must be reported in accordance with the situation of social and economic development of the country in each period.
Article 22. Report of suspicious transactions
1. The reporting subjects shall report to the State Bank of Vietnam upon having suspects or the reasonable grounds to suspect the property in the transaction has derived from the criminal activity or in relation with money laundering. Reports of suspicious transactions are made under the form prescribed by the State Bank of Vietnam.
2. The basic suspicious signs including:
a) The client provides incorrect, incomplete and inconsistent client identification information;
b) The clients persuade the reporting subjects not to make report on the transactions to the competent State agencies;
c) Unable to identify clients by the information provided by the client or the transaction related to a party whose identity cannot be identified.
d) The individual or agency phone number provided by the client agencies can not be contacted or this phone number doesnot exist after opening the account or doing the transaction;
dd) The transactions are done by the order or under the authorization of the organizations and individuals in the warning list;
e) The transactions that through the client identification information or through the consideration of economic and legal grounds of the transaction can be determined the relationship between the parties taking part in transaction with the criminal activities or in relation with the organizations and individuals in the warning list;
g) The organizations and individuals involved in transaction with a large amounts inconsistent with the income, business activities of these organizations and individuals;
h) Clients’ transactions done through the reporting subjects are not in proper process and procedures as prescribed by law.
3. The suspicious signs in the banking area including:
a) There was a sudden change in the transaction turnover on the account; money deposited into and withdrawn quickly from accounts; high transactions turnover but account balance is very small or zero;
b) The transfer transaction of money of small value from many different accounts to an account or vice versa in a short time; money is transferred through multiple accounts; the parties concerned are not interested in trading fees; doing multiple transactions, each transaction is near the large value rate that must be reported;
c) Using letters of credit and other trade financing methods of great value, the discount rate with the higher value than normal;
d) Clients who open multiple accounts at foreign credit organization, bank branches in other geographical areas different from the place where clients are residing, working or doing business activities;
dd) The client’s account is not traded over a year, and is traded back without plausible reasons; client’s account without any transaction suddenly gets a cash deposit or money transfer of great value;
e) Transfer of money from account of enterprise overseas after receiving a lot of small amounts of money transferred by electronic money transfer, checks or drafts;
g) Enterprises with foreign investment capital transfer money overseas immediately after receiving the investment capital or transfer money overseas not in accordance with the business activities; foreign enterprises transferring money overseas immediately after receiving money from abroad transferred into accounts opened at foreign credit organization, bank branches operating in Vietnam;
h) The clients often change money with small denominations into larger denominations;
i) Transaction of deposit, withdrawal or transfer of money made by organizations or individuals associated with the crimes creating illegal property published on mass media;
k) The client requests to borrow the maximum amount allowed based on the contracts of single-premium right after the premium payment, except for the case required by the credit orgnization;
l) Information about the origin of property used for financing, investment, loan, financial leasing or investment trust of clients is not clear and transparent;
m) Information about the origin of the security property of the clients asking for capital loan is not clear and transparent.
4. The suspicious signs in the area of insurance business including:
a) Client requires to purchase an insurance contract of great value or requires the package payment of the single premium for insurance products that donot apply the package payment, while the current insurance contracts of the client only have small value and periodic payments;
b) The client requires to sign insurance contracts with periodic premiums inconsistent with current income of the client or requires to purchase the insurance contracts related to the business outside the normal business activities of the client;
c) The buyer of insurance contract and makes payment from the account that is not his account or by the instrument of transfer without name recorded;
d) The client requests to change the beneficiary appointed or by the person who has unclear relationship with the buyer of insurance contracts;
dd) The client accepts all unfavourable conditions not related to his age and health; client requires to buy insurance with no clear purpose and reluctantly provides the reason to participate in insurance; the conditions and value of insurance contracts are contrary to the client’s needs;
e) The client cancels the insurance contract right after and asks for a transfer of money to a third party; the client regularly participates in insurance and assign the insurance contract to a third party;
g) The client is an enterprise having a number of insurance contracts for employees or the premium of the single-premium contract abnormally increases;
h) The insurance enterprise often pays the premium with a large amount to the same customer.
5. The suspicious signs in the areas of securities including:
a) Purchasing or selling securities with abnormal signs in one day or several days done by an organization or individual;
b) The client makes the transfer of securities outside the system without any plausible reasons;
c) The securities company transfer money not in accordance with the securities trading activities
d) The resident transfers a large amount from the securities trading account out of Vietnam;
dd) The client often sells his portfolio and requires the securities company to make payment by cash or check;
e) The client invests abnormally in many types of securities in cash or checks in a short period or is willing to invest in the securities portfolio of no benefit;
g) The client’s securities account does not work in a long time but suddenly is invested by a huge investment not in accordance with the financial capacity of the client;
h) Purchase and sell securities with money from the investment funds opened in the territories that the international organizations classified as high risk for money laundering.
6. Suspicious signs in games with prizes and casino include:
a) Customer has a sign of constant loss intentionally at the casino;
b) The client exchanges the number of conventional currency of great value in the casino and the prize-winning electronic game place but does not play or play with a very small amount and then converts back to cash or check, bank draft or transfers money to other accounts;
c) The client requests to transfer the game winning and prize winning to a third party that has no clear relationship with the customer or when the third party does not have permanent residence with the customer;
d) The client adds cash or check in the winning amount of game and prize and requires the casino and the prize-winning electronic game place to turn into the checks of great value;
dd) The client many times a day requires the casino and the prize-winning electronic game place to exchange the number of conventional money into cash;
e) The client many times a day requires a third party on his behalf to exchange the number of conventional money with great value and asks the third party to play game for him.
g) The client many times a day purchases lottery tickets, bet tickets, and exchanges the conventional money near the limit of transaction with large value;
h) The client re-purchases the winning lottery ticket with great value from others.
7. The suspicious signs in the area of real estate business include:
a) The real estate transactions are authorized transaction but there are no legal grounds;
b) The client does not pay attention to the price of real estate and the transaction fees to be paid.
c) The client can not provide information related to real estate or does not want to provide additional personal information;
d) The price agreed between the parties to the transaction does not match the market price.
8. In actual operation, if detecting the suspicious signs in addition to the basic signs above mentioned, the reporting subject shall make report to the State Bank of Vietnam. Based on the requirements of the prevention of money laundering, the State Bank of Vietnam shall present to the Prime Minister the additional regulations for signs suspicious in clause 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.
Article 23. Report of transaction of electronic money transfer
The reporting subject upon providing the service of electronic money transfer shall report to the State Bank of Vietnam on the transaction of electronic money transfer exceeding the value rate prescribed by the State Bank of Vietnam.
Article 24. Declaring and providing information on the transport of cash, precious metals, gems and negotiable instruments across the borders.
1. Individual upon entry or exit carrying foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, precious metals, gems and negotiable instruments over the level prescribed by the State Bank of Vietnam must make customs declaration.
2. The customs agency shall provide the collected information specified in clause 1 of this Article to the State Bank of Vietnam.
1. The reporting subject sends the electronic data file or reports in writing when the compatible information technology system has not been established for the requirement to send the electronic data file for the reports specified in the articles 21, 22 and 23 of this Law under the guidance of the State Bank of Vietnam.
2. In necessary case, the reporting subject can make report via fax, phone, e-mail, but must ensure the safety, data security of the reporting information and confirm by one of two forms as prescribed in clause 1 of this Article.
3. For the suspicious transactions report, the reporting subject must attach documents of account opening for the transactions made through the accounts, customer identification information, documents and other materials related to suspicious transactions, the preventive measures that are carried out.
1. For the transaction of great value and transaction of electronic money transfer, the reporting subject must:
a) Daily report for the form of electronic data file report;
b) Report made within 02 working days from the date of transaction generated for the form of written report or other forms of report.
2. For report of suspicious transactions, the reporting subject must make a report within 48 hours from the time of the transaction generated; in case of detecting the transaction requested by the customer with the crime-related signs, the reporting subject must inform immediately the State Bank of Vietnam and the competent State agencies.
Article 27. Time limit for keeping record and report
The reporting subject shall keep records of customer’s transactions at least 05 years from the date of the transaction generated; the records of customer identification, accounting documents and reports specified in Articles 21, 22 and 23 of this Law together with the relevant documents and material at least 05 years from the closing date of transaction or the date of closure of accounts or the reporting date.
Article 28. Responsibilities for report and information provision
1. The reporting subject shall provide the record and kept materials and relevant information to the State Bank of Vietnam and competent state agencies as prescribed by this Law or upon request.
2. The agencies, organizations and individuals performing the reporting obligation or information provision as precribed by this Law shall not be regarded as a violation of the provisions of law on ensuring the secrecy of deposits, property, information on account and customer transactions.
Article 29. Ensuring the secrecy of information and report material
1. Information, documents and other materials related to the transactions to be reported under the provisions of this Law shall be kept under the confidential mode and only be provided to the competent agencies as prescribed by law.
2. The reporting subject must not disclose information about reporting suspicious transactions or relevant information to the State Bank of Vietnam.
Article 30. Report on money laundering for terrorism financing
1. The reporting subject is obliged to promptly report to the competent anti-terrorism authorities, and at the same time send reports to the State Bank of Vietnam upon discovering organizations and individuals to conduct transactions included in the blacklist or when there is evidence that other organizations and individuals commit acts related to the money laundering crime for terrorism financing.
2. Based on the provisions of this Law and the law on the prevention of terrorism, the State Bank of Vietnam stipulates the implementation of report in clause 1 of this Article.
Section 3. COLLECTION, HANDLING AND TRANSFER OF INFORMATION ON PREVENTION OF MONEY LAUNDERING
Article 31. Collection and handling of information
1. Organizations and individuals concerned shall provide the State Bank of Vietnam with the information, documents and records of transactions and other information prescribed by this Law to serve the analysis and transfer of information.
2. Information gained from the information processing as prescribed in Clause 1 of this Article is the confidential information for the prevention of money laundering.
Article 32. Transfer and exchange of information
1. When there are reasonable grounds to suspect that the transactions mentioned in the information and reports related to money laundering, the State Bank of Vietnam shall be responsible for the transfer of information or the case file to the competent investigating authorities.
2. The State Bank of Vietnam shall coordinate and exchange information with the competent authorities in the investigation, prosecution and judgement of the crime of money laundering.
3. The State Bank of Vietnam shall exchange information with the relevant ministries and sectors for the purposes of prevention of money laundering.
Section 4. APPLICATION OF PROVISIONAL MEASURES AND VIOLATION HANDLING
1. The reporting subject must apply measures to delay the transaction when the parties related to the transaction included in the blacklist or there are reasons to believe that the transaction required to be performed related to the criminal activities and must report immediately in writing to the competent State agency.
2. The time limit to take the delay measure for the transaction does not exceed 03 working days from the date of application starting.
3. The reporting subject shall report to the State Bank of Vietnam on the implementation of the provisions of Clause 1 of this Article.
Article 34. Blocking accounts, sealing or temporarily seizing property
The reporting subjects must block the accounts or apply the measures of sealing or temporary seizure of the property of individuals and organizations upon having decision of competent state agencies under the law and make report on the implementation to the State Bank of Vietnam.
Article 35. Violation handling
The organizations that violate the provisions of this Law shall be sanctioned for administrative violations.
The individuals violating the provisions of this Law, depending on the nature and seriousness of the violation, shall be subject to the forms of discipline, administratively sanction or prosecution of criminal liability as prescribed by law.
Where the organizations and individuals violating the provisions of this Law and causing damage and must make compensation as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực