Chương I Luật phòng, chống rửa tiền 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 07/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
2. Việc phòng, chống hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của Bộ luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
1. Tổ chức tài chính.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi rửa tiền được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
2. Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.
3. Tổ chức tài chính là tổ chức được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cho vay;
c) Cho thuê tài chính;
d) Dịch vụ thanh toán;
đ) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, lệnh chuyển tiền, tiền điện tử;
e) Bảo lãnh ngân hàng và cam kết tài chính;
g) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
h) Tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán;
i) Quản lý danh mục vốn đầu tư;
k) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác;
l) Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; hoạt động đầu tư có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ;
m) Đổi tiền.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, casino;
b) Kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản;
c) Kinh doanh kim loại quý và đá quý;
d) Cung ứng dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp cho bên thứ ba.
5. Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thường hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan tới rửa tiền.
7. Giao dịch có giá trị lớn là giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày.
8. Khách hàng là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm do tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan cung cấp.
9. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một tài khoản, có quyền chi phối khi khách hàng thực hiện giao dịch cho cá nhân này hoặc cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận ủy thác đầu tư.
10. Quan hệ ngân hàng đại lý là hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cho một ngân hàng đối tác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
11. Người khởi tạo là chủ tài khoản hoặc người yêu cầu tổ chức tài chính thực hiện chuyển tiền điện tử trong trường hợp không có tài khoản.
12. Danh sách đen là danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.
13. Danh sách cảnh báo là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.
14. Hoạt động kinh doanh qua giới thiệu là hoạt động kinh doanh với khách hàng thông qua sự giới thiệu của bên trung gian là một tổ chức tài chính khác trong cùng tập đoàn hoặc tổng công ty hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới.
15. Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực và thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.
16. Thỏa thuận ủy quyền là thỏa thuận của tổ chức, cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của tổ chức, cá nhân ủy quyền.
1. Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời; các hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh.
1. Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền.
3. Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống rửa tiền được Nhà nước khen thưởng.
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Article 1. Scope of adjustment
1. This Law stipulates the measures to prevent, detect, stop and handle the organizations and individuals with the acts of money laundering, the responsibilities of agencies, organizations and individuals in the prevention of money laundering and international cooperation on anti-money laundering.
2. The prevention of money laundering in order to fund the terrorism shall comply with this Law, regulations of the Penal Code and the law on prevention terrorism.
Article 2. Subjects of application
1. Financial organizations
2. The organizations and individuals that are doing business in relevant financial sectors.
3. The organizations and individuals and foreigners living in Vietnam or the foreign organizations, international organizations and non-governmental organizations operating in the Vietnamese territory have the financial transactions and other property transactions with the organizations and individuals prescribed in clause 1 and clause of this Article.
4. Other organizations and individuals related to the prevention of money laundering.
Article 3. Applying the Law on prevention of money laundering, the relevant laws and International agreements.
The prevention, detection, stopping and handling of the acts of money laundering comply with the provisions of this Law and other provisions of the relevant law, except other provisions for the International agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 4. Explanation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Money laundering is the acts of the individuals and organizations in order to legalize the origin of the property created by the crimes including:
a) The acts are regulated in the Penal Code;
Supporting the organizations and individuals related to the crime in order to avoid the legal liability by the legalization of the property origin generated by the crime;
c) Possessing the property if at the time of receipt of the property being aware of that property due to criminal activity to legalize the origin of property.
2. Property includes things, money, valuable papers and property rights under the provisions of the Civil Code, may exist in the form of material or immaterial; movable and immovable property, tangible or intangible property; the documents or legal instruments evidencing the ownership or the interests of such property.
3. Financial organization is an organization granted the license to carry out one or a number of the following operations:
a) Receiving deposits;
b) Making loan;
c) Financial leasing;
d) Payment service;
dd) Issuing the instruments of assignment, credit cards, debit cards, money orders, electronic money;
e) Banking guarantee and financial undertaking;
g) Providing foreign exchange services and monetary instruments on the money market;
Consulting and guaranteeing the securities issuance and agency of securities distribution;
i) Managing the investment capital portfolio;
k) Managing cash or securities for other organizations and individuals;
l) Providing insurance services and investment operation related to the life insurance;
m) Money change.
4. The organizations and individuals that are doing business in the relevant non-financial sector are the organizations and individuals carrying out one or a number of operations as follows:
a) Doing business in games with prizes, casino;
b) Doing business in the services of real estate management, the brokerage of real estate, real estate trading floor;
c) Trading in precious metal and stone;
d) Providing notary and accounting service, the lawyer’s legal service and lawyer practice organization;
dd) Investment trust services, services of establishment, management and executive of enterprise; services of director and secretary provision of the enterprise to a third party.
5. Accounting subjects the organizations and individuals prescribed in clause 3 and 4 of this Article.
6. Suspicious transactions are the transactions with unusual signs or the reasonable grounds to suspect the property in transaction has derived from criminal activity or related to money laundering.
7. High value transactions are transactions in cash, gold or foreign currencies with a total value equal to or exceeding the rate prescribed by the State management agencies are done once or several times in a day.
8. Clients are the organizations and individuals that are using and have intention to use the service or products provided by the financial organizations and individuals doing business in relevant non-financial sectors.
9. Beneficial owner is the individual having the actual ownership of an account and having the governing right when the clients perform the transactions for this individual or the individual having the governing right over a legal entity or an investment trust agreement;
10. Agent banking relationship is the operation of banking services, payment and other services of a bank in a country or territory for a partner bank in another country, other territory.
11. Originator is the account holder or the person who requires the financial institution to carry out the transfer of electronic money in case of no account.
12. Blacklist is a list of organizations and individuals linked to terrorism and terrorism financing made by the Ministry of Public Security in accordance with the law.
13. Warning list is a list of organizations and individuals made by the State Bank of Vietnam to warn organizations and individuals with high risk of money laundering.
14. Business operations through the introduction is a business with Clients through the introduction of an intermediary that is another financial organization in the same group or corporation or through brokerage service supply organization.
15. Financial Action Task Force is an intergovernmental organization promulgating the standards and promoting the effective implementation of legal measures, management and actions to prevent the money laundering, terrorism financing and funding proliferation of weapons of mass destruction and other related hazards threatening the integrity of the global financial system.
16. Authorization agreement means an agreement authorization by the organizations or individuals to the other organizations and individuals to perform transactions related to property owned or managed by the authorizing organizations and individuals.
Article 5. Principles of prevention of money laundering.
1. The prevention of money laundering must comply with the law on the basis of ensuring the sovereignty, national security, the normal operation of the economy and investment, protection of legitimate rights and interests of organizations and individuals, opposing abuse of power, taking advantage of the prevention of money laundering to infringe upon the lawful rights and interests of organizations and individuals concerned.
2. The measures to prevent money laundering must be made synchronously and in a timely manner; the acts of money laundering must be dealt with severely.
Article 6. State policy on prevention of money laundering.
1. Prevention of money laundering is the responsibility of the State and other state agencies. The State encourages the domestic and foreign organizations and individuals to participate, coordinate and finance the prevention of money laundering.
2. Protecting the legal rights and interests of the organizations and individuals participating in the prevention of money laundering.
3. Promulgating the policies to promote the international cooperation in the prevention of money laundering.
4. The organizations and individuals having the achievements in the prevention of money laundering are rewarded by the State.
1. Organizing and taking part or creating conditions to carry out the acts of money laundering.
2. Opening or maintaining anonymous accounts or accounts using false names.
3. Establishing and maintaining business relationships with the banks established in a country or territory, but not being present tangibly in that country or territory and not subject to the management and supervision of the competent management agencies.
4. Illegally providing the services of cash, check and other currency instruments receiving or the valuable storage instrument and making payments to the beneficiaries at another location.
5. Abusing the positions and powers in the prevention of money laundering to infringe upon the legitimate rights and interests of organizations and individuals.
6. Hindering the provision of information for the prevention of money laundering.
7. Threatening or taking revenge of the person detecting, providing information, reports and denunciations to the acts of money laundering.