Chương III Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006: Các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS
Số hiệu: | 64/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 05/11/2006 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS bao gồm xét nghiệm HIV và giám sát trọng điểm HIV nhằm mục đích xác định tỷ lệ nhiễm HIV và phân bố nhiễm HIV trong các nhóm dân cư, theo dõi chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV theo thời gian, xác định nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao, xác định sự thay đổi các hình thái lây truyền HIV và dự báo tình hình nhiễm HIV.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS.
1. Khi tiến hành giám sát trọng điểm HIV/AIDS, cơ sở y tế có thẩm quyền được thực hiện xét nghiệm HIV đối với các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Các xét nghiệm HIV trong giám sát trọng điểm HIV/AIDS phải được thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm HIV giấu tên.
3. Nhân viên xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm và chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm cho mục đích giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và nghiên cứu khoa học.
1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
2. Cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
1. Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm.
2. Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
3. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
4. Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước chi trả.
1. Chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính.
1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:
a) Người được xét nghiệm;
b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
đ) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
e) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
1. Các túi máu, chế phẩm của máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trước khi sử dụng, kể cả trong trường hợp cấp cứu.
2. Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc xét nghiệm sàng lọc HIV, lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV.
1. Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế về vô khuẩn, sát khuẩn, xử lý chất thải khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, tiêm thuốc, châm cứu để phòng, chống lây nhiễm HIV.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chế độ vô khuẩn, sát khuẩn và xử lý chất thải có liên quan đến HIV/AIDS.
Cơ sở dịch vụ xã hội có sử dụng các dụng cụ xuyên chích qua da, niêm mạc và các dụng cụ khác có nguy cơ gây chảy máu trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm thực hiện các quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về vô khuẩn, sát khuẩn.
1. Phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí.
2. Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
3. Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
4. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin, sinh phẩm và thuốc điều trị HIV/AIDS.
2. Người tự nguyện tham gia thử nghiệm vắc xin, sinh phẩm và thuốc điều trị HIV/AIDS được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
MEDICAL TECHNICAL MEASURES IN HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL
Section 1. HIV/AIDS EPIDEMIOLOGICAL SURVEILLANCE
Article 24.- HIV/AIDS epidemiological surveillance
1. HIV/AIDS epidemiological surveillance includes HIV testing and HIV sentinel surveillance, aiming to identify HIV prevalence rates and HIV/AIDS infection distribution in population groups, to monitor temporal trends of HIV prevalence, to identify groups at high risk of HIV infection in order to identify changes in forms of HIV transmission and predict the HIV infection situation.
2. The Minister of Health shall issue detailed regulations on procedures and methods of HIV/AIDS epidemiological surveillance.
Article 25.- HIV/AIDS sentinel surveillance
1. When conducting HIV/AIDS sentinel surveillance, competent medical establishments may conduct HIV tests of target groups according to regulations of the Minister of Health.
2. In HIV/AIDS sentinel surveillance, HIV tests must be conducted by anonymous HIV-testing method.
3. HIV-testing staff and establishments shall keep confidential test results and only use test results for HIV/AIDS epidemiological surveillance and scientific research purposes.
Section 2. HIV COUNSELING AND TESTING
Article 26.- Pre-test and post-test HIV counseling
1. Counseling shall be provided to all cases of HIV testing before and after testing.
3. HIV-testing establishments shall organize pre-test and post-test counseling.
3. Only staffs who have been trained in counseling on HIV/AIDS prevention and control may provide pre-test and post-test counseling.
Article 27.- Voluntary HIV testing
1. HIV testing shall only be conducted on the basis of voluntariness of persons to be tested.
2. Persons who voluntarily seek HIV testing must be full 16 years or older and have full civil act capacity.
3. HIV testing of persons less than 16 years old or persons who have lost their civil act capacity may only be conducted when there is written consent of his/her parent or guardian.
Article 28.- Compulsory HIV testing
1. Compulsory HIV testing shall be conducted in the case that there is an official request for judicial appraisal or a decision of an investigative body, a people's procuracy or a people's court.
2. The Minister of Health shall issue regulations on compulsory HIV testing in certain necessary cases for diagnosis and treatment purposes.
3. The Government shall issue a list of occupations and professions requiring HIV testing before recruitment.
4. Cost of HIV test in the cases mentioned in Clause 1 of this Article shall be covered with the state budget.
Article 29.- HIV-testing establishments meeting all the conditions for confirming HIV positive cases
1. Only HIV-testing establishments which have been recognized by the Ministry of Health to be eligible for confirming HIV positive cases are competent to confirm HIV positive cases and take responsibility before law for the test results.
2. The Minister of Health shall issue detailed regulations on conditions, procedures and order for recognizing HIV-testing establishments to be eligible for confirming HIV positive cases.
Article 30.- Notification of HIV positive testing results
1. Positive HIV test results shall only be informed to the following persons:
a/ Tested persons;
b/ Spouses of tested persons, parents or guardians of tested persons who are minor or have lost their civil act capacity;
c/ Staff members who are assigned to directly provide counseling and inform HIV positive test results to tested persons;
d/ Persons who are responsible for providing care and treatment for HIV-infected people at medical establishments, including heads of medical departments or wards or chief convalescence workers at the establishments where the HIV-infected people are being treated, health workers in medical establishments who are assigned to directly provide treatment and care for HIV-infected people;
e/ Directors, medical officers and staff members who are assigned to directly take care of HIV-infected people kept in medical treatment establishments, educational establishments, reformatories, social relief establishments, prisons or detention camps;
f/ Heads and authorized persons of agencies defined Clause 1, Article 28 of this Law.
2. Persons defined in Clause 1 of this Article shall keep confidential HIV positive test results, except for the case specified at Point a, Clause 1 of this Article.
3. The Minister of Health shall issue detailed regulations on the responsibility and procedures for informing HIV positive test results.
Section 3. OTHER MEDICAL TECHNICAL MEASURES IN HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL
Article 31.- Safe blood transfusion
1. All blood bags and blood products must be tested for HIV before use, even in emergency cases.
2. HIV screening must be conducted using registered diagnostic bio-products permitted by the Minister of Health for circulation.
3. The Minister of Health shall issue detailed regulations on HIV/AIDS screening, filing of test results, and storage and disposal of HIV-infected blood samples, blood bags, blood products and pathological materials.
Article 32.- Prevention and control of HIV transmission in medical establishments
1. Medical establishments shall comply with the Health Ministry's regulations on disinfection, sterilization and waste disposal when performing operations, surgical procedures, injection and acupuncture so as to prevent HIV transmission.
2. The Minister of Health shall issue detailed regulations on regimes of disinfection, sterilization and waste disposal related to HIV/AIDS.
Article 33.- Prevention and control of HIV transmission in social service establishments
Social service establishments that use percutaneous (skin and mucous membrane) injection devices and other devices with risks of causing bleeding in service users shall comply with the Health Minister's regulations on disinfection and sterilization.
Article 34.- Prevention and control of sexually transmitted diseases
1. HIV/AIDS prevention and control shall be conducted in combination with prevention and control of sexually transmitted diseases.
2. The Minister of Health shall issue detailed regulations on monitoring of sexually transmitted diseases and the responsibilities of medical establishments for collaboration in controlling HIV transmission through sexual routes.
Article 35.- Prevention and control of mother-to-child HIV transmission
1. Pregnant women who voluntarily have HIV tested shall be provided free HIV test.
2. HIV-infected women shall be facilitated to have access to measures to prevent mother-to-child HIV transmission.
3. HIV-infected women who are pregnant or breastfeeding shall be provided with counseling on HIV/AIDS prevention and control.
4. Medical establishments shall conduct supervision and providing treatment for HIV-infected pregnant women and take measures to reduce mother-to-child HIV transmission.
5. The Minister of Health shall issue detailed regulations on the care for and treatment of HIV-infected women during pregnancy and delivery, and on measures to reduce mother-to-child HIV transmission.
Article 36.- Post-exposure prevention
1. HIV-exposed persons shall be provided with counseling and prophylactic treatment guidance to prevent HIV infection.
2. Those who have been exposed to HIV due to occupational accidents shall be provided with counseling and prophylactic treatment in accordance with the provisions of Article 46 of this Law.
Article 37. - Research, trial and production of HIV/AIDS vaccines, biologicals and medicines
1. The State shall encourage and facilitate researches, trials and production of HIV/AIDS vaccines, biologicals and medicines.
2. People who voluntarily participate in trials of HIV/AIDS vaccines, biologicals or medicines have their legitimate rights and benefits ensured in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực