Chương II Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006: Các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS
Số hiệu: | 64/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 05/11/2006 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
2. Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo, đạo đức xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán;
c) Không phân biệt đối xử, không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới và không đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV.
1. Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
2. Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.
4. Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV.
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
6. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
7. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
8. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
1. Mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây:
a) Người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ;
b) Người sử dụng ma túy, người bán dâm;
c) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
d) Người có quan hệ tình dục đồng giới;
đ) Nhóm người di biến động;
e) Phụ nữ mang thai;
g) Người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS.
3. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép chương trình phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình thông tin, truyền thông khác.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy; kết hợp giáo dục phòng, chống HIV/AIDS với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.
6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho nhân dân trên địa bàn địa phương.
7. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin. Việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng với Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.
1. Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình về phòng, chống HIV/AIDS, chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV.
2. Khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV đối với người trước khi kết hôn, dự định có con, phụ nữ mang thai.
3. Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp người nhiễm HIV sống hoà nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
1. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong cơ sở đó.
2. Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người ở nơi khác đến cư trú tại địa phương mình.
2. Chủ, người quản lý điều hành cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, đậu tàu, thuyền, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hóa, xã hội khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thích hợp cho người sử dụng dịch vụ tại cơ sở của mình.
3. Người đứng đầu cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
4. Cơ quan, tổ chức có hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS đối với người lao động, người đi học.
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam;
b) Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
c) Phát huy vai trò của các tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng trong việc vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
d) Xây dựng và phát triển mô hình gia đình văn hóa, tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc gắn với việc phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.
2. Tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động và giáo dục các gia đình trên địa bàn tham gia và thực hiện các quy định về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào phong trào quần chúng, hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng và các hoạt động xã hội khác;
c) Đấu tranh chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.
3. Nhà nước khuyến khích dòng họ, hàng xóm, bạn của người nhiễm HIV động viên về tinh thần, chăm sóc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.
1. Giám đốc cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội và giám thị trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV ở cơ sở do mình quản lý.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này.
Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội khác thành lập các cơ sở nhân đạo, từ thiện để chăm sóc, nuôi dưỡng người nhiễm HIV và thực hiện các hoạt động khác trong phòng, chống HIV/AIDS.
1. Người nhiễm HIV có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động sau đây:
a) Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật;
b) Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;
d) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, pháp luật liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS.
1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
1. Mọi người có quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Các cơ sở y tế có trách nhiệm tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
Điều kiện thành lập và nội dung hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
4. Việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trước và sau khi xét nghiệm HIV thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
1. Phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
SOCIAL MEASURES IN HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL
Section 1. INFORMATION, EDUCATION AND COMMUNICATION ON HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL
Article 9.- Purposes and requirements of information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control
1. Information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control shall aim at raising awareness, changing attitude and behavior, and fighting stigmatization and discrimination against HIV-infected people.
2. The provision of information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control shall meet the following requirements:
a/ Being accurate, clear, simple and practical;
b/ Being relevant to the targeted audiences, their education level, age, gender and traditions, culture, ethnic identity, religion, social morals, beliefs and customs;
c/ Being non-discriminatory, not affecting gender equality and not using negative information on or images of HIV-infected people.
Article 10.- Contents of information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control
1. Causes of HIV infection, routes of HIV transmission, measures to prevent HIV transmission and measures to care for and treat HIV-infected people.
2. Impacts of HIV/AIDS on human health and life and national socio-economic development.
3. Rights and obligations of individuals, families and HIV-infected people in HIV/AIDS prevention and control.
4. Testing, care, support and treatment methods and services designated for HIV-infected people.
5. Responsibilities of agencies, organizations, people's armed force units and communities in HIV/AIDS prevention and control.
6. Harm reduction intervention measures to prevent HIV transmission.
7. Fighting of stigmatization and discrimination against HIV-infected people.
8. The Party's line and guidelines, the State's policy and laws on HIV/AIDS prevention and control.
Article 11.- Targeted audiences of information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control
1. Everyone is entitled to have access to information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control.
2. The following subjects shall be given priority access to information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control:
a/ HIV-infected people and their family members;
b/ Drug users, sex workers;
c/ People who have sexually transmitted diseases;
d/ Homosexual people;
e/ Mobile population group;
f/ Pregnant women;
g/ People living in remote, deep-lying areas or areas with particularly difficult socio-economic conditions.
Article 12.- Responsibility for information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control
1. Agencies, organizations and units shall, within the scope of their respective tasks and powers, inform, educate and communicate knowledge of HIV/AIDS prevention and control.
2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned agencies in, providing accurate and scientific information on HIV/AIDS.
3. The Ministry of Culture and Information shall direct the mass media to regularly disseminate information and conduct communication on HIV/AIDS prevention and control, and integrate HIV/AIDS prevention and control programs into other information and communication programs.
4. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned ministries and branches in, developing curricula and teaching contents on HIV/AIDS prevention and control; to combine HIV/AIDS prevention and control education with sex and reproductive health education; and direct education establishments within the national education system to provide education on HIV/AIDS prevention and control.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall, within the scope of their respective tasks and powers, assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries and branches in, directing information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control in medical treatment establishments, educational establishments, reformatories, social relief establishments, prisons and detention houses.
6. People's Committee at all levels shall organize information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control for their local people.
7. The mass media shall give priority to the time and length of radio and television programs and the content, length and position of news and articles in printed, visual and electronic press on information, education and communication on HIV/AIDS control and prevention according to regulations of the Ministry of Culture and Information. Such information, education and communication on HIV/AIDS prevention and control shall be conducted free-of-charge, except when it is arranged under contracts signed with the national target program on HIV/AIDS prevention and control or with financial supports of domestic or foreign organizations and individuals.
Section 2. MOBILIZATION OF FAMILIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL
Article 13.- HIV/AIDS prevention and control in the family
1. Families shall conduct communication and education on HIV/AIDS prevention and control and proactively take measures to prevent HIV transmission.
2. Voluntary HIV testing is encouraged for couples before getting married or having a baby and for pregnant women.
3. Families of HIV-infected people shall rear, care and provide moral support to HIV-infected people so as to help them live in the integration with their families, community and society; and for collaborating with agencies, organizations and communities in HIV/AIDS prevention and control.
Article 14.- HIV/AIDS prevention and control in the workplace
1. The employer shall:
a/ Organize propaganda and education on HIV/AIDS prevention and control measures and anti-stigmatization and anti-discrimination against HIV-infected people in the agency, organization or people's armed force unit;
b/ Arrange jobs suitable to the health and professional qualification of HIV-infected laborers;
c/ Facilitate employees' participation in HIV/AIDS prevention and control activities;
d/ Have other responsibilities related to HIV/AIDS prevention and control in accordance with law.
2. The employer may not:
a/ Terminate the labor or job contract of an employee or cause difficulties to this person in his/her work on the ground that such person is infected with HIV;
b/ Force a physically fit employee to change the job he/she has been doing on the ground that such person is infected with HIV;
c/ Refuse to give a salary raise to or to promote an employee, or fail to ensure his/her legitimate rights or benefits on the ground that such person is infected with HIV;
d/ Request a job applicant to have an HIV test or produce an HIV test result, or refuse to recruit a person on the ground that such person is infected with HIV, except for the case specified in Clause 3, Article 28 of this Law.
Article 15.- HIV/AIDS prevention and control in education establishments within the national education system
1. Education establishments shall organize education for students and learners on HIV/AIDS prevention and control integrated with sex and reproductive health education, and conduct other HIV/AIDS prevention and control activities at their establishments.
2. Education establishments may not:
a/ Refuse to admit a student or learner on the ground that such person is infected with HIV;
b/ Discipline or expel a student/learner on the ground that such person is infected with HIV;
c/ Separate, limit or forbid a student or learner from participating in the establishment's activities or services on the ground that such person is infected with HIV;
d/ Request a student, leaner or a candidate to have HIV tested or produce an HIV test result.
Article 16.- HIV/AIDS prevention and control among mobile population groups
1. People's Committees of communes, wards or townships shall organize propaganda about HIV/AIDS prevention and control among new residents coming from other areas.
2. Owners and managers of accommodation service business establishments, parking lots, bus and coach stations, ports and other tourist and cultural, social service establishments shall collaborate with local agencies in charge of HIV/AIDS prevention and control to conduct propaganda about HIV/AIDS prevention and control and to implement appropriate harm reduction intervention measures to prevent HIV/AIDS transmission for their service users.
3. Heads of medical quarantine offices at border gates shall organize propaganda about HIV/AIDS prevention and control for people on entry, exit or in transit.
4. Agencies and organizations engaged in sending Vietnamese people to work or study abroad shall regularly organize propaganda and education on HIV/AIDS prevention and control for every laborer and trainee.
Article 17.- HIV/AIDS prevention and control in communities
1. People's Committees of communes, wards or townships shall:
a/ Organize HIV/AIDS prevention and control activities in the communities, education on care and support for HIV-infected people, develop good traditions of the family, the clan, the home village and the cultural identity of Vietnamese people;
b/ Organize care and support for HIV-infected people and their family members, and facilitate HIV-infected people to integrate into the community and society;
c/ Promote the role of heads of street population groups, heads of residential clusters, village patriarchs, heads of villages or hamlets, heads of Front working boards, heads of clans, religious dignitaries, elderly people and prestigious people in the community in the mobilization of the population in HIV/AIDS prevention and control.
d/ Formulate and develop models of cultured family and street population groups, residential clusters, hamlets and villages in connection with HIV/AIDS prevention and control.
e/ Organizing propaganda about anti-stigmatization and anti-discrimination against HIV-infected people.
2. Street population groups, residential clusters, hamlets and villages shall:
a/ Conduct propaganda about, mobilization and education for families in the area to participate in and implement regulations on HIV/AIDS prevention and control;
b/ Integrate HIV/AIDS prevention and control activities into public campaigns, sports, cultural and art events in the community and other social activities;
c/ Fight stigmatization and discrimination against HIV-infected people and their family members.
3. The State shall encourage relatives, neighbors and friends of HIV-infected people to provide moral support for, take care of, assist and facilitate HIV-infected people to integrate into the community and society.
Article 18.- HIV/AIDS prevention and control in educational establishments, reformatories, medical treatment establishments, social relief establishments, prisons and detention camps
1. Managers of educational establishments, reformatories, medical treatment establishments and social relief establishments and superintendents at prisons and detention camps shall organize propaganda about HIV/AIDS prevention and control, management, care for, counseling and treatment of HIV-infected people at their establishments.
2. The Prime Minister shall stipulate the management, care for, counseling and treatment of HIV-infected people and the prevention of HIV transmission at the establishments mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 19.- Participation of social organizations in HIV/AIDS prevention and control
The State shall facilitate religious, non-governmental and other organizations to establish humanitarian and charity establishments to care for and treat HIV-infected people and carry out other HIV/AIDS prevention and control activities.
Article 20.- Participation of HIV-infected people in HIV/AIDS prevention and control
1. HIV-infected people are entitled to participate in HIV/AIDS prevention and control activities.
2. The State shall encourage and facilitate HIV-infected people to participate in:
a/ Peer education groups, clubs and other forms of activities organized by HIV-infected people in accordance with the provisions of law;
b/ Propaganda activities and harm reduction intervention measures to prevent HIV/AIDS transmission;
c/ Activities of supporting and caring for HIV-infected people;
d/ Contributing ideas for the formulation of programs, policies and laws concerning HIV/AIDS;
e/ Other HIV/AIDS prevention and control activities.
Section 3. OTHER SOCIAL MEASURES IN HIV/AIDS PREVENTION AND CONTROL
Article 21.- Harm reduction intervention measures to prevent HIV transmission
1. Harm reduction intervention measures to prevent HIV/AIDS transmission shall be implemented among target groups with risky behaviors through programs and projects suitable to socio-economic conditions.
2. The Government shall provide for the organization of implementation of harm reduction intervention measures to prevent HIV transmission.
Article 22.- Counseling on HIV/AIDS prevention and control
1. Everyone is entitled to access HIV/AIDS prevention and control counseling services.
2. Medical establishments shall provide counseling on HIV/AIDS prevention and control in accordance with regulations of the Minister of Health.
3. The State shall encourage organizations and individuals to set up HIV/AIDS prevention and control counseling organizations.
The Minister of Health shall issue regulations on conditions for the establishment of HIV/AIDS prevention and control organizations and the contents of their operation.
4. Pre- and post-test counseling on HIV/AIDS prevention and control shall be provided in accordance with Article 26 of this Law.
Article 23.- Integration of HIV/AIDS prevention and control activities into socio-economic development programs
1. HIV/AIDS prevention and control is one of the prioritized objectives of socio-economic development programs.
2. The Government shall direct ministries, branches and local administrations to integrate HIV/AIDS prevention and control activities into hunger eradication and poverty alleviation programs, vocational training and employment generation programs, tuberculosis prevention and control, reproductive heath, sexually transmitted infections prevention and control, and other socio-economic development programs.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực