Chương 5 Luật Phòng, chống mua bán người 2011: Hỗ trợ nạn nhân
Số hiệu: | 66/2011/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 24/07/2011 | Số công báo: | Từ số 415 đến số 416 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
12 hành vi bị nghiêm cấm trong luật Phòng, chống mua bán người
Ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật số 66/2011/QH12 về Phòng, chống mua bán người.
Luật gồm 8 Chương với 58 Điều quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Điểm nổi bật trong quy định của Luật với việc đưa ra 12 hành vi bị nghiêm cấm được coi là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng căn cứ vào mức độ, tính chất vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, nghiêm cấm: Mua bán phụ nữ và trẻ em theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự; Chuyển giao và tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể; Cưỡng bức, môi giới người khác thực hiện các hành vi trên; Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi; Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi…
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ căn cứ để xác định một người có thể được coi là nạn nhân trong vụ mua bán. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi theo quy định mà khi người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 hoặc người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
Khi đã có căn cứ cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị cá nhân có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy có bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.
Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này.
Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.
Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.
2. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
1. Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên.
2. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.
1. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.
2. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân, cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân; phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân.
1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân:
a) Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân;
b) Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở;
c) Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân;
d) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
đ) Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
e) Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú;
g) Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
2. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập để tham gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với giấy phép thành lập; việc thành lập và hoạt động không sử dụng ngân sách nhà nước.
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Article 32. Support beneficiaries and regimes
1. Victims who are Vietnamese citizens or stateless persons permanently residing in Vietnam may. depending on the cases specified in Articles 33 thru 38 of this Law. enjoy the following regimes:
a/ Support to meet essential needs and for travel expenses;
b/ Medical support:
c/ Psychological support;
d/ Legal aid;
e/ Support in general education and vocational training:
f/ Initial difficulty allowance, support in loan borrowing.
2. Victims who are foreigners trafficked in Vietnam may, depending on the cases specified in Articles 33 thru 36 of this Law, enjoy the supports specified at Points a. b. c and d. Clause 1 of this Article.
3. Accompanying minors of victims may. depending on the cases specified in Articles 33, 34 and 35 of this Law, enjoy the supports specified at Points a. b and c. Clause 1 of this Article.
4. The Government shall detail support regimes and the order and procedures for providing supports to victims.
Article 33. Support to meet essential needs and for travel expenses
When necessary, victims may be provided with temporary shelter, clothes, food and other essential personal articles based on practical conditions and the age, gender and health status of victims. Victims who wish to return to their places of residence but cannot afford travel and food expenses may receive support for these expenses.
During their stay at social security or victim support establishments, victims who need healthcare for recovery may be considered for receiving support for healthcare expenses.
Article 35. Psychological support
Victims may receive support for psychological stabilization during their stay at social security or victim support establishments.
1. Victims may receive legal counseling to avoid being trafficked again and legal aid to register residence and civil status, receive supports, claim compensation, participate in judicial proceedings and carry out other legal procedures related to human trafficking cases.
2. The order and procedures for legal aid comply with the law on legal aid.
Article 37. Support in general education and vocational training
1. Victims who are minors of poor households and continue their schooling may be provided with school fees and expenses for textbooks and learning aids in the first school year.
2. Victims returning to their localities who are members of poor families may be considered for vocational training support.
Article 38. Initial difficulty allowance and loan borrowing support
1. Victims who are members of poor households returning to their localities may receive a lump-sum initial difficulty allowance.
2. Victims who wish to take loans for production and business may be considered and created conditions for taking loans under law.
Article 39. Victim support agencies and organizations
1. Commune-level People's Committees which receive victims and police offices, border guard and marine police which rescue victims shall provide support to meet essential needs of victims.
2. District-level Labor. War Invalids and Social Affairs Divisions shall support travel expenses for victims who return home by themselves.
3. Social security and victim support establishments shall provide support to meet essential needs of and psychological and medical support for victims.
4. State legal aid centers and organizations engaged in legal aid shall provide legal aid for victims.
5. Provincial-level Labor. War Invalids and Social Affairs Departments shall provide initial difficulty allowances for victims: and coordinate with provincial-level Health Departments and Education and Training Departments in providing medical support and general education and vocational training support for victims.
Article 40. Social security and victim support establishments
1. Public social security establishments shall provide the following supports to victims:
a/ Receiving and providing lodging for victims:
b/ Providing support to meet essential needs and medical and psychological support suitable to the age. gender and expectations of victims and the establishments' capacity;
c/ Training in living skills and providing vocational orientations for victims:
d/ Assessing victims' ability to integrate into the community: providing information on support policies, regimes and services for victims in the community:
e/ Providing necessary information for functional agencies to prevent and tight the acts specified in Article 3 of this Law:
f/ Coordinating with concerned agencies in sending victims to their places of residence:
g/ Coordinating with police offices in verifying, victims.
2. Victim support establishments shall be set up by Vietnamese organizations or individuals to perform the jobs specified in Clause 1 of this Article in accordance With their establishment licenses. The setting up and operations of these establishments are not funded by the state budget.
The Government shall specify conditions, order and procedures for setting up victim support establishments.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực