Chương 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011: Phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người
Số hiệu: | 66/2011/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 24/07/2011 | Số công báo: | Từ số 415 đến số 416 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
12 hành vi bị nghiêm cấm trong luật Phòng, chống mua bán người
Ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật số 66/2011/QH12 về Phòng, chống mua bán người.
Luật gồm 8 Chương với 58 Điều quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Điểm nổi bật trong quy định của Luật với việc đưa ra 12 hành vi bị nghiêm cấm được coi là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng căn cứ vào mức độ, tính chất vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, nghiêm cấm: Mua bán phụ nữ và trẻ em theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự; Chuyển giao và tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể; Cưỡng bức, môi giới người khác thực hiện các hành vi trên; Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi; Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi…
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ căn cứ để xác định một người có thể được coi là nạn nhân trong vụ mua bán. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi theo quy định mà khi người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 hoặc người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
Khi đã có căn cứ cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị cá nhân có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy có bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ động phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ phòng, chống mua bán người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này tại các địa bàn được phân công phụ trách;
2. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;
4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ nạn nhân, người tố giác, người làm chứng, người thân thích của họ khi bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
1. Việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm mua bán người được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.
1. Người thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng, xử lý không đúng hoặc không xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ đã nhận.
DETECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS OF THE LAW ON HUMAN TRAFFICKING PREVENTION AND COMBAT
Article 19. Reporting and denouncing violations
1. Individuals shall report and denounce the acts specified in Article 3 of this Law to police offices and People's Committees of communes, wards and townships (below referred to as commune-level People's Committees) or to any agencies or organizations.
2. Agencies or organizations which detect or receive information on the acts specified in Article 3 of this Law shall process such information according to their competence or promptly report it to competent agencies under law.
Article 20. Detecting violations through examination and inspection
1. An agency or organization shall regularly examine the performance of its own functions and tasks, when detecting an act specified in Article 3 of this Law, it shall handle such act according to its competence, or propose to handle it under law.
2. A competent agency or organization which detects through examination or inspection an act specified in Article 3 of this Law shall handle such act according to its competence or propose to handle it under law.
Article 21. Detecting and stopping violations through professional crime prevention and combat
Agencies, units and persons under the People's Police and the People's Army assigned to prevent and combat human trafficking shall:
1. Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and units in, detecting, stopping and handling the acts specified in Clauses 1. 2, 3. 4 and 5. Article 3 of this Law in areas assigned to them:
2. Take professional reconnaissance measures under law to detect and stop the acts specified in Clauses 1. 2, 3, 4 and 5. Article 3 of this Law;
3. Request individuals, agencies and organizations to provide related information and documents for detecting, investigating and handling the acts specified in Clauses 1. 2, 3, 4 and 5. Article 3 of this Law;
4. Take necessary measures to protect victims, reporting persons and witnesses and their relatives when these persons have or are threatened to have their life, health, honor, dignity or property infringed upon.
Article 22. Processing reported information on and denunciations about violations
1. Reported information on human trafficking crimes shall be processed under the Criminal Procedure Code.
2. Denunciations about violations of the law on human trafficking prevention and combat shall be settled under the law on denunciations.
Article 23. Handling violations
1. A person who commits an act specified in Article 3 of this Article shall, depending on the nature and severity of his/her violation, be administratively handled or examined for penal liability. If causing damage, he/she shall compensate under law.
2. A person who takes advantage of his/her position or powers to cover up, tolerate, improperly handle or not to handle the acts specified in Article 3 of this Law shall, depending on the nature and severity of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, he/she shall compensate under law.
3. A person who impersonates a victim shall, apart from being handled under law. repay the funds he/she has received as a victim.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực