Chương 6 Luật Phòng, chống mua bán người 2011: Trách nhiệm của chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người
Số hiệu: | 66/2011/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 24/07/2011 | Số công báo: | Từ số 415 đến số 416 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
12 hành vi bị nghiêm cấm trong luật Phòng, chống mua bán người
Ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật số 66/2011/QH12 về Phòng, chống mua bán người.
Luật gồm 8 Chương với 58 Điều quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Điểm nổi bật trong quy định của Luật với việc đưa ra 12 hành vi bị nghiêm cấm được coi là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng căn cứ vào mức độ, tính chất vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, nghiêm cấm: Mua bán phụ nữ và trẻ em theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự; Chuyển giao và tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể; Cưỡng bức, môi giới người khác thực hiện các hành vi trên; Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi; Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi…
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ căn cứ để xác định một người có thể được coi là nạn nhân trong vụ mua bán. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi theo quy định mà khi người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 hoặc người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
Khi đã có căn cứ cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị cá nhân có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy có bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định tại các điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
1. Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống mua bán người;
b) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống mua bán người; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người;
e) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
2. Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu trang phòng, chống mua bán người;
b) Thực hiện quản lý an ninh, trật tự để phòng ngừa mua bán người;
c) Chỉ đạo cơ quan Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này;
d) Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người.
2. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới và trên biển theo quy định của pháp luật, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
3. Thực hiện quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, hải đảo và trên biển để phòng ngừa mua bán người.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân thuộc thẩm quyền.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác hỗ trợ nạn nhân.
3. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.
4. Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.
5. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo việc hỗ trợ y tế và hỗ trợ học văn hóa, học nghề.
6. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện việc phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ đối với công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài thực hiện việc xác minh làm các thủ tục cần thiết để đưa nạn nhân là công dân Việt Nam về nước.
2. Phối hợp với Bộ Công an và cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
1. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng, hoàn thiện và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Tổ chức, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người.
3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
4. Hướng dẫn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
1. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình văn hóa, du lịch, gia đình.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
3. Tổ chức, hướng dẫn việc tuyên truyền về phòng, chống mua bán người ở cơ sở và trong hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch.
1. Chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống mua bán người vào chương trình học tập ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, ngành học, việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên, học viên.
2. Chỉ đạo nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 của Luật này.
3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc đưa người đi học tập ở nước ngoài nhằm phòng, chống việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.
1. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc thống kê tội phạm mua bán người.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mua bán người;
c) Bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người;
d) Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;
đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự để phòng, chống mua bán người.
2. Cùng với việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống mua bán người ở cơ sở
b) Tiếp nhận nạn nhân và thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;
c) Tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
RESPONSIBILITIES OF THE GOVERNMENT. MINISTRIES. SECTORS AND LOCALITIES FOR HUMAN TRAFFICKING PREVENTION AND COMBAT
Article 41. Slate management responsibilities for human trafficking prevention and combat
1. The Government shall uniformly perform the state management of human trafficking prevention and combat.
2. The Ministry of Public Security shall assist the Government in performing the state management of human trafficking prevention and combat and perform the tasks and powers provided in Article 42 of this Law.
3. The Ministry of National Defense, the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Culture. Sports and Tourism, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communications and other ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Public Security in performing the state management of human trafficking prevention and combat, and perform the tasks and powers under Articles 43 thru 50 of this Law and related laws.
4. People's Committees of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of human trafficking prevention and combat in their localities and perform the tasks and powers provided in Article 52 of this Law.
Article 42. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. In performing the state management of human trafficking prevention and combat, the Ministry of Public Security shall:
a/ Propose the Government to elaborate and improve the law on human trafficking prevention and combat and sign or accede to treaties concerning human trafficking prevention and combat;
b/ Formulate and propose competent agencies to promulgate or promulgate according to its competence legal documents, programs and plans on human trafficking prevention and combat;
c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors and direct provincial level People's Committees in. implementing legal documents, programs and plans on human trafficking prevention and combat;
d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in. promulgating and implementing regulations on training and retraining of personnel in charge of human trafficking prevention and combat;
e/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in. making statistical reports on human trafficking prevention and combat; summarize practical experience in and expand models of human trafficking prevention and combat:
f/ Inspect and examine the implementation of the law on human trafficking prevention and combat;
g/ Carry out international cooperation in human trafficking prevention and combat according to its competence.
2. In preventing and combating human trafficking, the Ministry of Public Security shall:
a/ Arrange forces to prevent and combat human trafficking;
b/ Manage security and order to prevent human trafficking;
c/ Direct police offices in receiving, verifying and supporting victims under Articles 24, 25 and 26 of this Law;
d/ Launch campaigns for all people to participate in the crime prevention, detection and combat to maintain social order and safety.
Article 43. Responsibilities of the Ministry of National Defense
1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and sectors in. conducting information, communication work to mobilize inhabitants of border areas and islands to participate in human trafficking prevention and combat activities.
2. To direct border guard and marine police forces in preventing and combating human trafficking in border areas and at sea under law. to receive and support victims under Articles 25 and 26 of this Law.
3. To manage security and order in border areas and islands and at sea to prevent human trafficking.
4. To carry out international cooperation in human trafficking prevention and combat according to its competence.
Article 44. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. To formulate and propose competent authorities to promulgate victim support policies; to guide victim support measures according to its competence.
2. To manage, guide, examine and inspect victim support activities.
3. To direct the incorporation of human trafficking prevention and combat into programs on poverty reduction, vocational training, employment generation, social evil prevention and combat, gender equality and child protection.
4. To guide social security and victim support establishments in supporting victims.
5. To coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Education and Training in supporting victims in health, general education and vocational training.
6. To manage, guide, examine and inspect activities related to job recommendation, sending of Vietnamese workers abroad and recruitment of foreigners to work in Vietnam to prevent and combat the abuse of these activities for human trafficking.
7. To carry out international cooperation in human trafficking prevention and combat according to its competence.
Article 45. Responsibilities of the Ministry of Health
To direct and guide health establishments in coordinating with social security and victim support establishments in providing medical support for victims.
Article 46. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
1. To direct and guide overseas. Vietnamese representative agencies in protecting Vietnamese citizens who are trafficked abroad: to coordinate with competent Vietnamese and foreign agencies in making verifications and carrying out necessary procedures to send Vietnamese victims home.
2. To coordinate with the Ministry' of Public Security and other competent agencies in carrying out international cooperation in human trafficking prevention and combat.
Article 47. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. To coordinate with the Ministry of Public Security and concerned agencies in formulating, improving, and monitoring the implementation of, the law on human trafficking prevention and combat.
2. To organize and guide the popularization of and education about the law on human trafficking prevention and combat.
3. To manage, guide, examine and inspect marriage support and child adoption activities in order to prevent and combat the abuse of these activities for human trafficking.
4. To guide state legal aid centers and organizations engaged in legal aid in providing legal aid for trafficking victims under law.
5. To coordinate with the Ministry of Public Security and other competent agencies in carrying out international cooperation in human trafficking prevention and combat.
Article 48. Responsibilities of the Ministry of Culture, Sports and Tourism
1. To direct the incorporation of human trafficking prevention and combat into cultural, tourist and family programs.
2. To manage, guide, examine and inspect domestic and overseas tourist activities, activities of tourist lodging and tourist service establishments in order to prevent and combat the abuse of these activities for human trafficking.
3. To organize and guide information, communication on human trafficking prevention and combat and in business activities of tourist lodging and tourist service establishments.
Article 49. Responsibilities of the Ministry of Education and Training
1. To direct the incorporation of knowledge on human trafficking prevention and combat into extra-curricular programs appropriate to each education level and discipline and communication on and education about human trafficking prevention and combat for pupils, students and trainees.
2. To direct schools and other educational institutions of the national education system in performing the tasks provided in Article 14 of this Law.
3. To manage, guide, examine and inspect the sending of trainees abroad in order to prevent and combat the abuse of this activity for human trafficking.
Article 50. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications
1. To direct mass media agencies in performing the tasks provided in Article 16 of this Law.
2. To closely manage and regularly examine and inspect Internet service providers in order to prevent and combat the abuse of this service for human trafficking.
Article 51. Responsibilities of People's Procuracies and People's Courts 1. People's Procuracies and People's Courts shall, within the ambit of their functions, tasks
and powers, promptly and strictly handle violations of the law on human trafficking prevention and combat: and coordinate with concerned agencies and organizations in preventing and combating human trafficking.
2. The Supreme People's Procuracy shall make statistics on human trafficking crimes.
Article 52. Responsibilities of People's Committees of all levels
1. Within the ambit of their functions, tasks and powers. People's Committees of all levels shall:
a/ Incorporate human trafficking prevention and combat into socio-economic development programs;
b/ Organize human trafficking prevention and combat work;
c/ Allocate budget funds for human trafficking prevention and combat:
d/ Promptly and strictly handle violations of the law on human trafficking prevention and combat;
e/ Manage security and order to prevent and combat human trafficking.
2. In addition to the responsibilities provided in Clause I of this Article, commune-level People's Committees shall:
a/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with commune-level Vietnam Fatherland Front Committees and their member organizations in. organizing and facilitating the counseling on human trafficking prevention and combat at grassroots level;
b/ Receive and support victims under Clause 1, Article 24 of this Law:
c/ Create conditions for victims to integrate into the community.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực