Chương 4 Luật Phòng, chống mua bán người 2011: Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân
Số hiệu: | 66/2011/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 24/07/2011 | Số công báo: | Từ số 415 đến số 416 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
12 hành vi bị nghiêm cấm trong luật Phòng, chống mua bán người
Ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật số 66/2011/QH12 về Phòng, chống mua bán người.
Luật gồm 8 Chương với 58 Điều quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống mua bán người.
Điểm nổi bật trong quy định của Luật với việc đưa ra 12 hành vi bị nghiêm cấm được coi là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng căn cứ vào mức độ, tính chất vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, nghiêm cấm: Mua bán phụ nữ và trẻ em theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự; Chuyển giao và tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể; Cưỡng bức, môi giới người khác thực hiện các hành vi trên; Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi; Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi…
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ căn cứ để xác định một người có thể được coi là nạn nhân trong vụ mua bán. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi theo quy định mà khi người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 hoặc người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
Khi đã có căn cứ cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị cá nhân có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy có bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về việc bị mua bán. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân trong trường hợp họ chưa có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này.
3. Sau khi tiếp nhận, căn cứ vào giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc kết quả xác định thông tin ban đầu về nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét để thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại trong trường hợp nạn nhân tự trở về nơi cư trú; đối với nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; trường hợp nạn nhân cần được chăm sóc về sức khỏe, tâm lý và có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Đối với người chưa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận là nạn nhân thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp tiến hành việc xác minh.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan đã tiến hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ.
1. Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội gần nơi nạn nhân được giải cứu.
Cơ quan giải cứu có trách nhiệm cấp giấy xác nhận nạn nhân cho người được giải cứu trước khi chuyển giao; trường hợp người được giải cứu chưa được xác nhận là nạn nhân do chưa có đủ cơ sở thì sau khi tiếp nhận. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh nạn nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
2. Sau khi tiếp nhận nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Trường hợp nạn nhân chưa được cơ quan giải cứu xác nhận là nạn nhân, thì trước khi thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại hoặc chuyển giao nạn nhân cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.
1. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xử lý thông tin, tài liệu về nạn nhân và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước;
b) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và hướng dẫn họ làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ quy định tại các điều 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này. Trường hợp họ không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì chuyển giao họ cho những cơ sở này. Nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
2. Việc tiếp nhận nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài có đủ điều kiện trở về Việt Nam theo khuôn khổ thỏa thuận quốc tế song phương được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế song phương đó.
3. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài tự trở về được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
1. Một người có thể được xác định là nạn nhân khí có một trong những căn cứ sau đây:
a) Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này;
b) Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Giấy xác nhận của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
2. Giấy xác nhận của cơ quan giải cứu theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
3. Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
4. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.
Khi có căn cứ để cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 21 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ bao gồm:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
b) Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;
c) Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Chính phủ quy định chi tiết về việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
RECEIPT, VERIFICATION AND PROTECTION OF VICTIMS
Section I: RECEIPT AND VERIFICATION OF VICTIMS
Article 24. Receipt and verification of domestically trafficked victims
1. A victim or his/her lawful representative may report on his/her trafficking to the commune-level People's Committee of the nearest locality or the nearest agency or organization. The receiving agency or organization shall promptly send this person to the commune-level People's Committee of the locality in which it is headquartered. The commune-level People's Committee shall promptly report such to the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division. When necessary, the receiving commune-level People's Committee shall provide support to meet essential needs of the victim.
2. Within 3 days alter receiving a notice of a commune-level People's Committee, a district level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall receive and assist the victim and coordinate with the police office of the same level in checking initial information on the victim when such person does not have any papers and documents specified in Article 28 of this Law.
3. After receiving the victim, based on the papers and documents specified in Article 28 of this Law or verifications on the victim, the district level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall consider paying travel expenses for the victim to return to his/her place of residence by himself/herself. For a child victim, it shall notify a relative to receive the victim or assign a person to take the victim to his/her place of residence. For a victim who needs medical or psychological care and wishes to stay at a social security or victim support establishment or who is a helpless child, it shall carry out procedures to transfer the victim to the social security or victim support establishment. For a person who does not have papers or documents proving he/she is a victim, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall request the police office of the same level to make verification.
4. Within 20 days after receiving a request of the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division, the district-level police office shall make verification and issue a written reply to the former. For a complicated case, the verification duration may be extended, but for not more than 2 months. If having sufficient grounds to determine the person as victim, the verifying agency shall grant a certificate of victim lo such person.
Article 25. Receipt and verification of rescued victims
1. The police office, border guard or marine police which has rescued a victim shall provide support to meet essential needs of the victim when necessary and promptly send him/her to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division of the locality near the place the victim is rescued.
The rescue agency shall grant a certificate of victim to the rescued person before the transfer. When the rescued person has not been certified as victim due to lack of grounds, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall request the police office of the same level to make verification under Clause 4, Article 24 of this Law.
2. After receiving the victim, the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall comply with Clause 3. Article 24 of this Law. If the rescued person has not been certified as victim by the rescue agency, before paying travel expenses or transferring him/her to a social security or victim support establishment, the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall coordinate with the police office of the same level in checking initial information on such person.
Article 26. Receipt and verification of victims returning from abroad
1. The receipt and verification of a victim returning from abroad through an overseas Vietnamese diplomatic mission, consulate or another agency authorized to perform consular functions (below referred to as overseas Vietnamese representative agency) are conducted as follows:
a/ The overseas Vietnam representative agency shall receive and process information and documents on the victim and coordinate with the Ministry of Public Security in verifying the victim, grant necessary papers and carry out procedures to send him/her home;
b/The competent agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense shall receive the victim and pay travel and food expenses for him/her to return to his/ her place of residence by himself/herself, and guide the victim in carrying out procedures to receive the supports provided in Articles 34 thru 38 of this Law. If the victim has no place of residence or wishes to stay at a social security or victim support establishment, it shall transfer the victim to such establishment. For a child victim, it shall notify a relative to receive the victim or assign a person to take the victim to the relative's place of residence. If the victim is a helpless child, it shall carry out procedures to transfer the victim to a social security or victim support establishment.
2. The receipt of a victim who is trafficked abroad and fully meets the conditions to return Vietnam under a bilateral international agreement complies with that agreement.
3. The receipt and verification of a victim who is trafficked abroad and returns home by himself/herself complies with Article 24 of this Law.
Article 27. Bases for identifying victims
1. A person may be identified as victim when:
a/ He/she is trafficked or transferred or received under Clause 1 or 2. Article 3 of this Law; or
b/ He/she is recruited, transported or harbored under Clause 3, Article 3 of this Law.
2. The Government shall detail Clause 1 of this Article.
Article 28. Papers and documents proving victims
1. Certificates of police offices of rural districts, urban districts, towns and provincial cities provided in Clause 4. Article 24 of this Law.
2. Certificates of rescue agencies provided in Article 25 of this Law.
3. Certificates of investigation agencies, agencies assigned to conduct investigation. People's Procuracies and People's Courts.
4. Papers and documents proving victim status issued by foreign authorities which are consularly legalized by overseas Vietnamese representative agencies or the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs.
Section 2 PROTECTION OF VICTIMS
Article 29. Rescue and protection of victims
When having grounds to believe that a person is trafficked, an agency, unit or person specified in Article 21 of this Law shall take necessary measures to rescue that person. When that person has or is threatened to have his/her life, health, honor, dignity or property infringed upon, protection measures shall be taken.
Article 30. Safety protection of victims and their relatives
1. Safety protection measures for victims and their relatives include:
a/ Providing temporary shelter for victims and their relatives when they are threatened to have their life or health infringed upon;
b/ Keeping confidential places of residence, working and learning of victims and their relatives;
c/ Measures to prevent acts of infringing upon or threatening to infringe upon the life, health, honor, dignity and property of victims and their relatives under law;
d/ Other protection measures under the criminal procedure law.
2. The Government shall detail the safety protection of victims and their relatives.
Article 31. Protection of confidentiality of information on victims
1. Agencies, organizations and individuals shall keep confidential information on victims, unless otherwise provided by law.
2. Courts shall consider and decide on behind-closed-door trial of human trafficking cases at the request of victims or their lawful representatives.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực