Chương 6 Luật Phòng, chống ma túy 2000: Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 23/2000/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/12/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2001 |
Ngày công báo: | 15/02/2001 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước trong khu vực Đông Nam á và các nước khác trên thế giới; khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo cho hoạt động phòng, chống ma tuý.
Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện các chương trình hợp tác về phòng, chống ma tuý với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với nước có liên quan để giải quyết vụ việc cụ thể về ma tuý phải tuân theo các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước có liên quan đã ký kết hoặc tham gia, hoặc theo thoả thuận trực tiếp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước có liên quan.
1. Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma tuý.
2. Nhà nước Việt Nam có thể từ chối tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau:
a) Yêu cầu tương trợ tư pháp không phù hợp với các điều ước quốc tế về phòng, chống ma tuý mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và pháp luật Việt Nam;
b) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam.
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký với nhau điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan tư pháp của Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật và thực tiễn của mình, được thoả thuận trực tiếp với cơ quan tư pháp của nước có liên quan trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma tuý.
Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hoá có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma tuý. Quyết định sử dụng biện pháp này được tiến hành theo thoả thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước có liên quan.
INTERNATIONAL COOPERATION IN DRUG PREVENTION AND FIGHT
Article 46.- The Vietnamese State adopts the policy of multilateral and bilateral international cooperation in the field of drug prevention and fight on the principle of respect for each other’s national independence and sovereignty with Southeast Asian countries and other countries in the world; encourage international organizations, foreign organizations and individuals to cooperate with Vietnamese agencies and/or organizations for mutual support in material foundations, enhancement of legal capacity, information, technology and training for drug prevention and combat activities.
Article 47.- On the basis of the provisions of this Law and relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to, the competent agencies of Vietnam shall effect the programs for drug prevention and combat cooperation with concerned agencies of other countries, international organizations, foreign organizations and individuals.
Article 48.- The coordination between the concerned agencies of Vietnam and those of concerned countries in settling specific drug cases must comply with the provisions of the international agreements which Vietnam and such concerned countries have signed or acceded to, or with the direct agreements reached between the Vietnamese Government and the governments of the concerned countries.
1. The Vietnamese State shall give priority to providing the countries which have signed bilateral agreements with Vietnam with the legal assistance in investigating, prosecuting and adjudicating drug-related crimes.
2. The Vietnamese State may deny the legal assistance in the following cases:
a) The request for legal assistance does not conform to international treaties on drug prevention and fight, which Vietnam has signed or acceded to, and Vietnamese laws;
b) The satisfaction of the request for legal assistance causes harms to the national sovereignty, security or other important interests of Vietnam.
Article 50.- In cases where Vietnam and the concerned country have not together acceded to multilateral agreements or have not yet signed with each other bilateral agreements, the judiciary bodies of Vietnam shall, within the framework of laws and their own practical situation, reach direct agreement with judiciary bodies of the concerned country on the investigation, prosecution and trial of drug-related crimes.
Article 51.- The Vietnamese State shall request the controlled goods transfer on the basis of international agreements which Vietnam has signed or acceded to in order to detect and examine for penal liability persons who commit drug-related crimes. The decisions to apply this measure shall be made according to the agreement reached between competent bodies of Vietnam and those of the concerned countries.