Chương 4 Luật Phòng, chống ma túy 2000: Cai nghiện ma túy
Số hiệu: | 23/2000/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/12/2000 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2001 |
Ngày công báo: | 15/02/2001 | Số công báo: | Số 6 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý; áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý; tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý.
1. Người nghiện ma tuý có trách nhiệm:
a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền cơ sở nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.
2. Gia đình có người nghiện ma tuý có trách nhiệm:
a) Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và tình trạng nghiện của người đó;
b) Giúp người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;
c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.
Các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng được áp dụng đối với tất cả người nghiện ma tuý. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.
2. Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.
3. Việc cai nghiện ma tuý đối với người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời gian, chế độ cai nghiện, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chính phủ quy định.
Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma tuý có trách nhiệm:
1. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
2. Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống trong thời gian cai nghiện.
Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma tuý là người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục, học sinh của trường giáo dưỡng. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để thực hiện quy định này.
1. Trong cơ sở cai nghiện, những người nghiện ma tuý sau đây phải được bố trí vào các khu vực tách riêng với những người nghiện ma tuý khác để quản lý và chữa bệnh:
a) Người chưa thành niên;
b) Phụ nữ;
c) Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
d) Người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự.
2. Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm thực hiện đúng phương pháp cai nghiện đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; tổ chức lao động, học tập, chữa bệnh cho người cai nghiện ma tuý.
3. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma tuý được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho người cai nghiện và yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúp đỡ khi cần thiết.
Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở cai nghiện ma tuý và hỗ trợ cán bộ, công chức, nhân viên tại các cơ sở này khi có yêu cầu.
4. Cơ sở cai nghiện ma tuý phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người cai nghiện ma tuý.
Người đã cai nghiện ma tuý được chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng.
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hỗ trợ chính quyền cơ sở trong việc quản lý, giáo dục, giám sát, phòng, chống tái nghiện cho người đã cai nghiện ma tuý.
Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma tuý có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma tuý tại địa phương; chỉ đạo cơ quan lao động - thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan công an, y tế, giáo dục và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma tuý, quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý và người đã cai nghiện ma tuý; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.
1. Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện bắt buộc và thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 31 và Điều 34 của Luật này gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của người cai nghiện và gia đình họ;
c) Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
2. Người nghiện ma tuý, vợ hoặc chồng của người nghiện ma tuý, cha, mẹ của người chưa thành niên nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặc miễn đóng góp kinh phí cai nghiện.
3. Cơ sở cai nghiện ma tuý được tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để cai nghiện cho người nghiện ma tuý và phải quản lý, sử dụng các khoản đóng góp, tài trợ đó theo quy định của pháp luật.
Article 25.- The State shall adopt the policy of encouraging the voluntary drug detoxication; apply the detoxication regime to drug addicts; organize compulsory detoxication establishments and encourage individuals, families, agencies and organizations to apply form of family-based or community-based detoxication; encourage domestic and foreign organizations and individuals to support drug detoxication activities.
1. Drug addicts have the responsibility to:
a) Declare by themselves the state of their drug addiction to the agencies or organizations where they have worked or the administrations of the localities where they have resided and register by themselves for forms of detoxication;
b) Strictly abide by the regulations on drug detoxication.
2. Drug addicts’ families have the responsibility to:
a) Report to the local administrations on the drug addicts in their own families and the addiction state of such persons;
b) Assist the drug addicts to apply the family-based detoxication under the guidance and supervision of medical workers and local administration;
c) Monitor, supervise, prevent or stay the addicts from illegally using narcotic substances or committing acts of disturbing social order and safety;
d) Help the competent bodies to send drug addicts to detoxication establishments and contribute funds for detoxication under the provisions of law.
Article 27.- Forms of family- or community-based detoxication shall apply to all drug addicts. The local agencies and organizations shall have to support, inspect and supervise the family- and community-based detoxication activities.
The Government shall specify the organization of family- and community- based detoxication.
1. Drug addicts aged full 18 years or older, who have been placed under the family- or community- based detoxication or educated time and again in communes, wards, district towns, but kept on addicting or had no fixed residence places, must be put into compulsory detoxication establishments.
2. The sending of drug addicts into compulsory detoxication establishments shall be effected by decisions of the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and cities. The time limit for detoxication at compulsory detoxication establishments shall range from one to two years.
3. Those drug addicts who voluntarily file their applications for detoxication shall be admitted for detoxication at compulsory detoxication establish-ments and not be considered having been handled for administrative violations.
4. The organization and operation of compulsory detoxication establishments, the compulsory detoxication regime and the procedures to consign drug addicts defined in Clause 1 of this Article to compulsory detoxication establishments shall comply with the law provisions on handling of administrative violations.
1. Drug addicts aged between full 12 and under 18 years, who have been detoxicated in families or communities or educated time and again in communes, wards or district towns but kept addicting or had no fixed residence places, shall be sent to compulsory detoxication establishments reserved for them.
2. Drug addicts aged between full 12 and under 18 years, who apply either voluntarily on their own or under their families’ applications for detoxication shall be admitted into compulsory detoxication establishments reserved for them.
3. The detoxication for drug addicts defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall not be considered the handling of administrative violations.
4. The organization and operation of compulsory detoxication establishments, the competence, duration and regime of detoxication, the procedures for consigning drug addicts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article into compulsory detoxication establishments shall be stipulated by the Government.
Article 30.- During the compulsory detoxication period, the drug addicts have the responsibility to:
1. Abide by the internal regulations and be subject to the management and education by the compulsory detoxication establishments;
2. Labor, study and have medical treatment for detoxication and contribute to ensuring the life during the detoxication period.
Article 31.- The State applies appropriate detoxication methods for drug addicts being detainees, convicts, inmates of education establishments, pupils of reformatory schools. Agencies managing these establishments shall closely coordinate with the local medical bodies in implementing this regulation.
1. In the detoxication establishments, the following drug addicts must be arranged in areas isolated from other drug addicts for management and medical treatment:
a) Juveniles;
b) Women;
c) Persons affected with dangerous contagious diseases;
d) Persons detoxicated for many times or committing acts of disturbing order.
2. The detoxication establishments have the responsibility to strictly comply with the detoxication methods already approved by competent bodies; organize labor, study and medical treatment for drug detoxicators.
3. Heads of the detoxication establishments may decide the application of coercive measures prescribed by law to strictly manage, educate and medically treat the drug detoxicators and request the local administration and people’s armed forces to assist when necessary.
The local administrations and the people’s armed forces have the responsibility to coordinate with one another in the implementation of measures to protect the detoxication establishments and support officials and employees in these establishments when so requested.
4. The detoxication establishments must respect the honor, dignity, lives, health and property of drug detoxicators.
Article 33.- People who have given up their drug addiction shall be received and given conditions by local administrations, families and organizations for job learning, job seeking, capital borrowing and participation in social activities so as to integrate themselves into the community.
The concerned individuals, families, agencies and organizations have the responsibility to support the local administrations in managing, educating, supervising and combating relapse into addiction for drug detoxicators.
Article 34.- The People’s Committees of all levels in localities with drug addicts shall have to work out plans on organization of drug detoxication, prevention of and combat against relapse into drug addiction in the localities; direct the labor- war invalid and social affairs offices to assume the prime responsibility and coordinate with police offices, health bodies, educational and training institutions of the same level and relevant bodies as well as organizations in organizing drug detoxication, management and education of drug addicts and drug detoxicators; support and create conditions for drug detoxicators to integrate themselves into the community.
1. Fund for building material foundations, organizing compulsory detoxication and carrying out the activities prescribed in Articles 31 and 34 of this Law shall include:
a) State budget;
b) Contributions from drug detoxicators and their families;
c) Financial support from domestic and foreign organizations and individuals.
2. Drug addicts, their spouses, parents of juvenile drug addicts shall have to contribute detoxication fund under the regulations of the Government; those who meet with financial difficulties shall be considered for reduction or exemption of fund contributed to detoxication.
3. Drug detoxication establishments may receive contributions, financial supports of domestic individuals, families, agencies and organizations as well as foreign organizations and individuals to organize detoxication for drug addicts and have to manage and use such contributions and supports according to the provisions of law.