Chương V Luật phí và lệ phí 2015: Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về quản lý phí và lệ phí
Số hiệu: | 97/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1261 đến số 1262 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật phí và lệ phí 2015 vừa được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định mới về mức thu phí, lệ phí; miễn, giảm phí, lệ phí; kê khai, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí; quyền, trách nhiệm của tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí; trách nhiệm quản lý phí, lệ phí.
Luật phí và lệ phí 2015 gồm 6 Chương, 25 Điều, giảm 2 Chương, 11 Điều so với Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001. Cấu trúc Luật phí, lệ phí năm 2015 như sau:
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Nguyên tắc xác định mức thu, miễn, giảm phí, lệ phí
Chương III. Kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí
Chương IV. Trách nhiệm của tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí
Chương V. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về quản lý phí và lệ phí
Chương VI. Điều khoản thi hành
Trong đó, có những điểm sau đáng chú ý:
- Miễn, giảm phí, lệ phí được quy định tại Điều 10 Luật số 97/2015/QH13
+ Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đối tượng khác theo quy định.
+ UBTV quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.
+ Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính, HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
- Kê khai, nộp phí, lệ phí
+ Điều 11 quy định phí, lệ phí tại Luật số 97/2015/QH13 là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, không chịu thuế.
+ Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh.
+ Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí cho cơ quan thu hoặc Kho bạc nhà nước bằng các hình thức: nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua TCTD, tổ chức dịch vụ và hình thức khác.
+ Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ. Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Trách nhiệm của tổ chức thu phí, lệ phí được quy định rõ tại Điều 14 Luật phí, lệ phí 2015 như sau:
+ Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên Trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí.
+ Lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí.
+ Thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính.
+ Hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí.
+ Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí.
Luật phí và lệ phí 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Điều 17. Thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Giữa hai kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ
1. Thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.
2. Giữa hai kỳ họp Quốc hội, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí.
3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
4. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
5. Hướng dẫn thực hiện thống nhất các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
Điều 19. Thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.
2. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí.
3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
4. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật phí và lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Báo cáo tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
4. Kiến nghị với Bộ Tài chính về những hoạt động cần thu phí, lệ phí, để Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí; kiến nghị với Chính phủ hoặc Bộ Tài chính về mức thu, nộp, miễn, giảm, quản lý và sử dụng đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Điều 21. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
2. Xem xét, cho ý kiến để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
Điều 22. Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí, lệ phí ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.
2. Giữa hai kỳ họp Quốc hội, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí.
3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
4. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
5. Hướng dẫn thực hiện thống nhất các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí.
2. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí.
3. Quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
4. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật phí và lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Báo cáo tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
4. Kiến nghị với Bộ Tài chính về những hoạt động cần thu phí, lệ phí, để Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí; kiến nghị với Chính phủ hoặc Bộ Tài chính về mức thu, nộp, miễn, giảm, quản lý và sử dụng đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
1. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí, lệ phí ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
AUTHORITY AND RESPONSIBILITY OF REGULATORY AGENCIES FOR MANAGEMENT OF FEES AND CHARGES
Article 17. Authority of Standing committee of the National Assembly
1. Make decisions on amendments, supplements or postponement of a number of fees and charges at the request of the Government and make the report to the National Assembly in the next meeting session.
2. Make decision on level of collection, payment, management and use of legal fees and charges;
Article 18. Authority and responsibility of Government
1. Unify state administration on fees and charges;
2. Make submission of a number of fees and charges to the Standing committee of the National Assembly for amendments, supplements.
3. Stipulate level of fees and charges, collection, payment, management and use of fees and charges within competence;
4. Make submission to the Standing committee of the National Assembly for stipulating collection, exemptions, remission, payment, management and use of legal fees and charges;
5. Provide guidance on unification of fees and charges in the list of fees and charges enclosed herewith;
Article 19. Authority and responsibility of Ministry of Finance
1. Assist the Government with unifying state administration on fees and charges;
2. Promulgate legislative documents on fees and charges within competence or make the submission to the Government for promulgation;
3. Stipulate level of fees and charges, collection, payment, management and use of fees and charges within competence;
4. Organize and instruct collection, payment, management and use of fees and charges;
5. Investigate, inspect and handle violations in activities of collection, payment, management and use of fees and charges according to law provisions;
6. Handle complaints, denunciations on fees and charges according to law provisions;
Article 20. Responsibility of Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, ministerial-level agencies and Governmental agencies
1. Direct, instruct and organize implementation of the Law on Fees and Charges within branches and sectors within management;
2. Investigate, inspect and handle violations in activities of collection, payment, management and use of fees and charges within branches, sectors under management;
3. Make reports on collection, payment, management and use of fees and charges within branches, sectors under management;
4. Submit proposal for activities requiring collection of fees, charges to the Ministry of Finance for making report to the Government and the Standing committee of the National Assembly for amendments and supplements; submit proposal for level of fees, charges, collection, payment, exemptions, remission, management and use of specific kind of fees, charges within branches, sectors to the Government or the Ministry of Finance;
Article 21. Authority of provincial People’s Councils
1. Decide level of collection, exemptions, remissions, payment, management and use of fees and charges within competence;
2. Review and provide suggestions to People’s committees of provinces for making proposal to the Government and the Standing committee of the National Assembly for amendments, supplements and postponement of fees and charges within competence;
Article 22. Authority and responsibility of People’s committees of provinces
1. Make submission to provincial People’s Councils for decisions on level of collection, exemptions, remissions, payment, management and use of fees and charges within competence;
2. Make report on collection of fees and charges in localities to regulatory agencies at higher level and provincial People’s Councils;
3. Investigate, inspect and handle violations in activities of collection, payment, management and use of fees and charges according to law provisions;
4. Handle complaints, denunciations on fees and charges according to law provisions;
5. Make report to People’s Council for supplements, amendments or postponement of fees and charges within its competence before making proposal to the Government and the Standing committee of the National Assembly for decisions;
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực