Chương V Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014: Xuất cảnh
Số hiệu: | 47/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 16/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 15/07/2014 | Số công báo: | Từ số 677 đến số 678 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
Ngày 16/06/2014, Quốc hội vừa thông qua Luật số 47/2014/QH13 về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp, có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam và thuộc các trường hợp sau:
- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh danh nhà nước,
- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam (phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó đề nghị),
- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh (nhưng phải tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên).
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
2. Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
3. Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.
Điều 28. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.
Điều 29. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh
1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây:
a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;
b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.
6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.
7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:
a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.
1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây:
a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;
b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.
6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.
7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:
a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Article 27. Conditions for exit
A foreigner shall be granted exit from Vietnam when all of the conditions below are satisfied:
1. The foreigner has a passport/laissez-passer;
2. The foreigner has an unexpired temporary residence permit, temporary residence card or permanent residence card;
3. The foreigner is not suspended from exit as prescribed in Article 28 of this Law.
Article 28. Cases of suspension from exit and duration of suspension
1. A foreigner may be suspended from exit in one of the following cases:
a) He/she is currently the suspect, the accused, or the person with relevant obligations in a criminal case; a defendant or a person with relevant obligations in a civil case pertaining to business, employment, administration, marriage and familial affairs;
b) He/she has to implement a judgment or decision of the Court or a Competition Settlement Council;
c) His/her tax obligation is not fulfilled;
d) He/she is obliged to implement a decision on penalties for administrative violations;
dd) For reasons of national defense and security.
2. Clause 1 of this Article is not applied to people who is serving a prison sentence and taken abroad to provide evidence as prescribed by Article 25 of the Law on Judicial assistance.
3. The duration of suspension from exit shall not exceed 03 years and may be extended.
Article 29. Entitlements to decide exit suspension, extend duration of exit suspension, and lift exit suspension
1. Heads of investigation agencies, Heads of Procuracies, Executive Judges of Courts, Chiefs of Judicial Order Enforcement Agencies, Presidents of Competition Settlement Councils, within the ambit of their competence, shall decide exit suspension in the cases mentioned in Point a and Point b Clause 1 Article 28 of this Law.
2. Heads of tax authorities shall decide exit suspension in the cases mentioned in Point c Clause 1 Article 28 of this Law.
3. The Minister of Public Security shall suspend the foreigners mentioned in Point d Clause 1 Article 28 of this Law from exit in the following cases:
a) Any foreigner obliged to implement a decision on penalties for administrative violations imposed by a police authority;
b) At the request of the Executive Judge of the People’s Supreme Court, Ministers, Heads of ministerial agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces.
4. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall decide suspension of entry in the cases mentioned in Point dd Clause 1 Article 28 of this Law.
5. Any person competent to decide suspension of exit is also entitled to extend the suspension period, lift such suspension, and take responsibility for his/her decision.
Any person that decides a suspension of exit must lift if right after the reasons for suspension no longer exist.
6. The decision on suspension of exit, extension of suspension period, or lift of suspension must be promptly sent to the immigration authority and the suspended person.
7. After receiving the decision on suspension of exit, extension of suspension period, or lift of suspension the immigration authority shall implement it.
1. A foreigner may be compelled to leave Vietnam in one of the following cases:
a) The foreigner fails to leave Vietnam after the expiration of the temporary residence period;
b) For reasons of national defense, national security, social order, and social safety.
2. Entitlements to decide compelled exit:
a) Immigration authorities shall decide compelled exit in the cases mentioned in Point a Clause 1 of this Article;
b) The Minister of Public Security, the Minister of National Defense shall decide compelled exit in the cases mentioned in Point b Clause 1 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực