Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13
Số hiệu: | 78/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 26/07/2015 | Số công báo: | Từ số 863 đến số 864 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nghĩa vụ quân sự.
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
4. Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
5. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
6. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
7. Giải ngạch dự bị là chuyển hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ra khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân.
8. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
1. Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Phó trung đội trưởng và tương đương;
b) Tiểu đội trưởng và tương đương;
c) Phó tiểu đội trưởng và tương đương;
d) Chiến sĩ.
2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Thượng sĩ;
b) Trung sĩ;
c) Hạ sĩ;
d) Binh nhất;
đ) Binh nhì.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được thăng quân hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:
a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
c) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
đ) Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
5. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
6. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
1. Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
3. Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.
1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập:
a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;
b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
3. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.
4. Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến được đăng ký theo quy định của Chính phủ.
1. Công dân nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Luật này.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.
3. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ;
b) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân và thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển;
c) Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
1. Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
a) Chết;
b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.
1. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, quy định hệ thống mẫu biểu đăng ký nghĩa vụ quân sự, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra việc đăng ký nghĩa vụ quân sự; quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu nghĩa vụ quân sự.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan quân sự cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự và cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
5. Cơ quan công an cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
a) Kịp thời thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp nơi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đang cư trú về việc họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp thay đổi về nơi thường trú, tạm vắng, tạm trú, lưu trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự để quản lý việc đăng ký nghĩa vụ quân sự;
c) Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương và cơ quan liên quan khác kiểm tra, xử lý những người vi phạm quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
6. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
1. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
2. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một và binh sĩ dự bị hạng hai.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu;
c) Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 20 tháng trở lên;
d) Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;
đ) Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;
e) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực hoặc đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên;
g) Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;
h) Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
a) Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng;
b) Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này đã thôi việc;
c) Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng;
d) Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này.
Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
1. Công dân nam đến hết 45 tuổi;
2. Công dân nữ đến hết 40 tuổi.
1. Tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hai nhóm như sau:
1. Nhóm A: Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi;
2. Nhóm B: Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
a) Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm;
c) Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện, được gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày; trường hợp cần thiết được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập được kiểm tra sức khỏe.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng y tế phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hết độ tuổi hoặc không còn đủ sức khỏe phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp.
2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.
Công dân đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đang học tập tại nhà trường quân đội thì được công nhận là binh sĩ tại ngũ.
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
2. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện.
4. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
6. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày.
1. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, đủ số lượng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian theo quy định của pháp luật; bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có mặt đúng thời gian, địa điểm.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức giao công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho các đơn vị nhận quân và tổ chức lễ giao nhận quân theo đúng quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm công khai số lượng, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức.
4. Đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh; trường hợp có lý do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập và báo cáo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Trưởng Công an cấp huyện.
1. Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp:
a) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
3. Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ, kế hoạch tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và thực hiện các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã.
2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức bàn giao công dân được gọi nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho các đơn vị quân đội, cảnh sát biển và công an; tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
5. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe.
2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
5. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
2. Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.
3. Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 15 ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lệnh đình chỉ việc xuất ngũ, nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang nghỉ phép phải trở về đơn vị.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.
1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.
2. Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
e) Được ưu đãi về bưu phí;
g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
2. Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:
a) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
c) Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
1. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của bộ, cơ quan trung ương.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương.
3. Kinh phí cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của doanh nghiệp, tổ chức khác do doanh nghiệp, tổ chức đó tự bảo đảm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự theo thẩm quyền.
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
4. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo về nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
5. Tổng kết công tác thi hành pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan y tế địa phương phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng để quy định về tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự và thực hiện đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện chính sách hậu phương quân đội đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ; chính sách dạy nghề, việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý thực hiện đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
6. Bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự tại địa phương.
2. Tổ chức việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng công dân nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân và công dân phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự tại địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Giáng cấp bậc quân hàm;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thời hạn, trình tự và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Luật nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự ngày 22 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự số 43/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, các bộ quy định chi tiết thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, June 19th, 2015 |
LAW
ON MILITARY SERVICE
Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on military service.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for military service; tasks and competence of agencies, organizations, and individuals and regulations and policies on military service.
This Law applies to agencies, organizations, and individuals relating to military service.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, these terms can be construed as follows:
1. Call-up age means the age at which the citizen shall perform the military service in the regular armed forces or in the reserve forces of People's Army.
2. Military registration means the formulation of dossiers on military service of citizen at the age subject to military recruitment.
3. Enlistment means an activity in which the citizens perform the service in the regular armed force of People’s Army or the Coastguard for a certain duration.
4. Demobilization means an activity in which the non-commissioned officers/enlisted soldiers stop their service in People’s Army or the Coastguard.
5. Active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers means citizens who are serving in the regular armed force of People’s Army or the Coastguard.
6. Reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers means citizens who have registered to serve in reserve force of People’s Army.
7. Removal from reserve force means the activity in which reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers are removed from reserve force of People’s Army.
8. Evasion of military service means the activity in which the citizens fail to comply with the order for registration for military service; order for pre-enlistment check-up; the call-up; the order for concentrated training, practicing or examination on readiness for mobilization/fighting.
1. Military service is the glory of citizen to serving in People’s Army. Military service is performed in the regular armed forces or in reserve forces of People’s Army.
2. Citizens at the age for military service, regardless of ethnics, sectors, faiths, religions, education levels, occupations or residences, shall complete the military service according to the regulations in this Law.
3. Any citizens who joins the Coastguard forces or the People's public security force (hereinafter referred to as "the police") is considered as active duty military.
4. Citizens shall be recognized completing peacetime military service in the regular armed forces:
a) Core militiamen who have completed militia service with at least 12 months served as a standing militiaman;
b) Citizens who have completed service in Police departments of communes for at least 36 months;
c) Officials and civil servants and people having university degrees who have received training and granted rank of reserve officer;
d) Young people graduated from universities, colleges or vocational schools who volunteer to serve at economic-defense groups for at least 24 months according to the project decided by the Prime Minister;
dd) Citizens serving on fishery inspection cutters for at least 24 months.
Article 5. Responsibilities of agencies, organizations, individuals and families in performance military service
All agencies, organizations, individuals and families are responsible for educating, encouraging and facilitating the citizens to perform military service.
Article 6. Military service in regular armed forces
1. Any male citizen at the call-up age shall perform the military service in regular armed force of People's Army.
2. Any female citizen at the age for military service in peacetime may perform military service in regular armed force if such citizen volunteers and on the demand of the armed force.
Article 7. Military service in reserve force
1. Male citizens at the call-up age shall perform the military service in reserve force in the following cases;
a) The male citizen older than the call-up age has not performed military service in regular armed force;
b) The male citizen stopped the military service in regular armed force;
c) The male citizen has stopped the service in the police.
2. Females citizen at the call-up age that has profession skills conformable with the requirement of People’s Army may serve military service in reserve force.
The Government shall specify the profession mentioned in this Clause.
Article 8. Positions and rank titles of non-commissioned officers and enlisted soldiers
1. Positions of non-commissioned officers and enlisted soldiers
a) Deputy platoon leader and similar positions;
b) Squad leader and similar positions;
c) Deputy squad leader and similar positions;
d) Enlisted members.
2. Military ranks of non-commissioned officers and enlisted soldiers:
a) Master Sergeant;
b) Sergeant;
c) Corporal;
d) Private first class;
dd) Private.
3. Non-commissioned officers, enlisted soldiers in regular armed force and non-commissioned officers, enlisted soldiers in reserve force shall be granted or promoted brevets in proportion to positions; officers performing high-profile duties shall be granted brevet promotions before the regular date of promotion; officers performing extremely high-profile duties shall be granted brevets of a higher rank.
4. The Minister of National Defense is in charge of giving decisions on granting, promotion, demotion, revocation of rank titles; giving decision on accreditation, demotion, dismissal of duties; providing regulations on similar rank titles for positions of non-commissioned officers and enlisted soldiers specified in clauses 1 and 2 of this Article.
Article 9. Rights and obligations of non-commissioned officers and enlisted soldiers
1. The State shall ensure the preferential policies for non-commissioned officers and enlisted soldiers according to the characteristics of People’s Army.
2. Obligations of non-commissioned officers and enlisted members:
a) Be strictly loyal to the motherland, people, the Communist Party and the State of the Socialist Republic of Vietnam;
b) Always ready to fight and sacrifice their lives for the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of Vietnam; protect People, Communist Party, the State and socialist regime; complete all assigned tasks and perform international duties;
c) Protect properties and benefits of the State, agencies, organizations; protect lives, properties and lawful rights and interests of People; participate in protection of national security and social order and safety according to the provisions of laws;
d) Strictly comply with the lines and policies of Communist Party, policies and laws of the State, regulations and instructions of People’s Army;
dd) Participate in training in politics, military, culture, science, technique, specialist skills; improve the organization, discipline and physical fitness; increase political stuff, fighting skill and spirit.
1. Evasion of military service.
2. Opposition, obstacle to the performance of military service.
3. Deceitfulness in pre-enlistment medical check-up.
4. Misuse of power to commit violation against the regulations on military service.
5. Use of non-commissioned officers and/or enlisted soldiers against the law.
6. Offence to non-commissioned officers and/or enlisted soldiers.
MILITARY REGISTRATION AND MANAGEMENT OF CITIZEN AT THE AGE SUBJECT TO MILITARY RECRUITMENT
Article 11. Principles of military registration and management of citizen at the age subject to military recruitment
1. Conformable with the entities, procedures and policies prescribed in the laws.
2. Constant, transparent and convenient for citizens.
3. The management shall be close to have exact information about quality, quantity and records of citizens subject to military service.
4. Any modification in residence of citizens subject to military service shall be registered and managed according to the laws.
Article 12. Entities subject to registration for military service
1. Male citizens turn 17 years old and above
2. Female citizens specified in clause 2 Article 7 of this Law turn 18 years old and above.
Article 13. Entities must not register for military service
1. Citizens in any of the following cases must not register for military service:
a) Any citizen who is facing criminal prosecution; serving the prison sentence, non-custodial re-education, bearing surveillance or citizen who has carried out the prison sentence but without expunging of criminal record;
b) Any citizen who is bearing education at communes or is being at reform school, compulsory re-education schools, compulsory detoxification centers;
c) Any citizen whose right to serve in People’s armed forces is revoked.
2. When the duration of measures specified in clause 1 of this Article expired, the citizen may register for military service.
Article 14. Entities eligible for exemption from military service
The disabled, people with fatal diseases, mental illness or chronic diseases according to the law provisions may enjoy exemption from military service.
Article 15. Military service registration receiving agencies
1. Military Commands of communes shall be responsible for the registration of residents in local area.
2. Military Commands of agencies/organizations of shall be responsible for military service registration of citizens working or studying in such agencies/organizations then collect and report to Military Commands of districts in local areas. If an establishment does not have Military Command, the heads or legal representatives of such agencies/organizations shall direct the citizen to register for military service in their local areas.
Article 16. Initial registration for military service
1. In every January, Presidents of People’s Committees of communes, heads or legal representatives of agencies/organizations report to Military Commands of districts the List of male citizens who turn 17 years old and male citizens subject to military service that have not registered for military service.
2. In every April, Military Commander of districts shall send the call-up papers to citizens specified in clause 1 of this Article to perform initial registration for military service.
3. Citizens shall perform initial registration for military service at military service registration receiving agencies specified in Article 15 of this Law.
Article 17. Supplemental registration for military service; military service registration in case of change in residence or workplace/school; registration for absenteeism from military service; registration for exemption from military recruitment in wartime
1. Supplemental registration for military service:
Any citizen having registered for military service who has changes in position, educational level, qualification, health conditions and other information relating to military service shall make supplemental registration at military registration receiving agencies.
2. Military service registration in case of change in residence or workplace/school:
a) Any citizen having registered for military service who has changes in place of residence, workplace or school shall come to the agencies where he/she has registered for military service to carry out the procedures for modification of military service registration; within 10 working days from the day on which a citizen move to the new place of residence/work/study, he/she shall make military service re-registration.
b) Any citizen having registered for military service who is going to study at vocational education institutions or higher education institutions of national education system shall come to the agencies where he/she has registered for military service to carry out the procedures for modification of military service registration; after the studying period, such citizen shall carry out the procedures for military service re-registration. Heads of educational institutions shall provide citizens with conditions and guidelines for military service registration and modification of military service registration.
3. Registration for absenteeism from military service:
Any citizen having registered for military service who leaves his/her residential place, workplace or schools for 03 months or more shall register for absenteeism from military service; if such citizen returns his/her place of resident/work/study, he/she shall make re-registration for military service within 10 working days.
4. Citizens eligible for exemption from military recruitment in wartime shall make registration according to the regulations of the Government.
Article 18. Registration for military service in reserve force
1. Male citizens prescribed in point a clause 1 Article 7 of this Law.
2. Female citizens prescribed in clause 2 Article 7 of this Law.
3. Citizens subject to military service in any of the following cases:
a) Demobilized non-commissioned officers/soldiers;
b) Specialized soldiers, national defense officials that stop to serve in People’s Army/Coastguard force;
c) Citizens having stopped the service in the police.
Article 19. Elimination from list of people registering for military service
1. Citizen shall be eliminated from list of people registering for military service in the following cases:
a) Die;
b) Exceed the age for military service in reserve force;
c) The cases specified in clause 1 Article 13 or 14 of this Law.
2. Within 10 days from the day on which the confirmation of competent authorities is received, Military Command of communes, establishments where the citizens specified in clause 1 of this Article work or study at shall report to the Military Command for decision.
Article 20. Responsibilities and powers of agencies, organizations, and individuals in military service registration and management of citizens subject to military service
1. The Government shall detail the procedures for registration for military service.
2. The Minister of National Defense shall direct and provide guidance for military service registration, issue the system of registration form for military service, regime for reporting and inspecting the registration for military service; carry out the management of citizens subject to military service; establish and manage constantly the database about military service.
3. People’s Committees at all levels are responsible for directing the military service registration and management of citizens subject to military service in local areas according to the law provisions.
4. Military agencies of districts/communes within their tasks and powers shall:
a) Organization the military service registration and issue the certificates of military service registration;
b) Preside over, cooperate with relevant agencies in the management of citizens subject to military service.
5. Police departments of districts/communes within their tasks and powers shall:
a) Promptly notify the Military Commands of the same levels where the citizen subject to military service is living
b) Notify the Military Commands of same levels of the changes in permanent residence, absence, stating of citizens subject to military service for management of military service registration;
c) Cooperate with local military agencies and relevant agencies in inspecting and handling violations against regulations on military service registration.
6. Relevant agencies and organization shall cooperate with military agencies of same levels in the implementation of regulations on registration for military service and management of citizens subject to military service.
PERFORMANCE OF ACTIVE DUTY NON-COMMISSIONED OFFICERS/ENLISTED SOLDIERS AND RESERVE NON-COMMISSIONED OFFICERS/ENLISTED SOLDIERS
Section 1: PERFORMANCE OF ACTIVE DUTY NON-COMMISSIONED OFFICERS/ENLISTED SOLDIERS
Article 21: Duration of service in regular armed force of non-commissioned officers/enlisted soldiers
1. Duration of service in regular armed force in peacetime of non-commissioned officers/enlisted soldiers is 24 months.
2. The Minister of National Defense may give decision on extension of duration of service in regular armed force of non-commissioned officers/enlisted soldiers in the following cases (the extension shall not exceed 6 months):
a) To ensure the readiness for combat;
b) During the prevention and fighting against natural disasters/epidemics and the rescue activities.
3. The duration of service of non-commissioned officers/enlisted soldiers in wartime or in emergency condition of national defense shall be in accordance with the general mobilization or local mobilization.
Article 22: Method for calculating duration of service in regular armed force of non-commissioned officers/enlisted soldiers
1. Duration of service in regular armed force of non-commissioned officers/enlisted soldiers is calculated from the day on which the soldiers are transferred or from the day on which People's Army accept the soldiers to the demobilized day decided by competent authorities.
2. The duration of desertion and time of serving the temporary prison sentence shall not be included in duration of service in regular armed force.
Article 23. Performance of non-commissioned officers/enlisted soldiers with professional knowledge
1. Non-commissioned officers/enlisted soldiers with professional skill and knowledge who perform military service shall be prioritized in assignment to positions appropriate with the demand of the army according to the regulations issued by the Minister of National Defense.
2. If a non-commissioned officer/enlisted soldier who has completed military service in regular armed force or is serving in reserve force and satisfies the requirements of the army volunteers (and the army has demand), such officer/soldier shall be transferred to serve as an army commissioned officer, a professional soldier or a defense official according to the law provisions.
Section 2: PERFORMANCE OF RESERVE NON-COMMISSIONED OFFICERS/ENLISTED SOLDIERS
Article 24. Grade of reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers
1. Non-commissioned officers and enlisted soldiers are classified in to grade 1 reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers and grade 2 reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers.
2. Grade 1 reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers:
a) Non-commissioned officers/enlisted soldiers who are demobilized after at least 6 months serving in regular armed force;
b) Non-commissioned officers/enlisted soldiers who are demobilized after participating in combat;
c) Male citizens having stopped the service in the police after 20 months serving there;
d) Male citizens being professional soldiers who have stopped serving in regular armed force;
dd) Female citizens being defense officials who are transferred from resigned non-commissioned officers/enlisted soldiers;
e) Core militiamen who have completed militia service with at least 12 months served as a standing militiaman or have finished the concentrated training in 3 months or more;
g) Citizens being grade 2 reserve enlisted soldiers who have finished the concentrated training in 6 months or more;
h) Citizens who have completed service in Police departments of communes for at least 36 constant months.
3. Grade 2 reserve enlisted soldiers:
a) Male citizens being mobilized enlisted soldiers after less than 06 months serving in regular armed force;
b) Defense officials other than those specified in point dd clause 2 of this Article 2 who have resigned;
c) Male citizens having stopped the service in the police after less than 12 months serving there;
d) Male citizens older than the age subject to military recruitment who have not performed military service in regular armed force and be conscripted into the police;
dd) Female citizens who have registered for military service as prescribed in clause 2 Article 12 of this Law.
Article 25. Service age of reserve non-commissioned officers and enlisted soldiers
Service age of reserve non-commissioned officers and enlisted soldiers:
1. Male citizens under 46 years old;
2. Female citizens under 41 years old.
Article 26. Groups of service age of reserve non-commissioned officers and enlisted soldiers
1. Groups of service age of reserve non-commissioned officers and enlisted soldiers:
1. Group A: Male citizens under 36 years old, female citizens under 31 years old;
2. Group B: Male citizens from 36 to under 46 years old, female citizens from 31 to under 41 years old.
Article 27.Training, practice, examination on the readiness for mobilization or fighting of reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers
1. Regarding grade 1 reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers:
a) Grade 1 reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers shall participate in training, practice and examination on the readiness for mobilization/fighting in mobilized reserve force for not more than 12 months;
b) Annually. the Prime Minister shall decide the quantity of grade 1 non-commissioned officers/enlisted soldiers subject to concentrated training/practice/examination on the readiness for mobilization/fighting;
c) Pursuant to the decision of the Prime Minister, the Minister of National Defense shall assign the tasks for the army units; regulate the amount of training and its duration. During the training, non-commissioned officers/enlisted soldiers may be gathered for examination on the readiness for mobilization/fighting for not more than 07 days; if necessary, non-commissioned officers/enlisted soldiers shall received extra training for not exceeding 02 months and within the duration specified in point a clause 1 of this Article.
2. The training for grade 2 reserve enlisted soldier shall conform to the regulations of the Government.
Article 28. Medical examination for reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers
1. Reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers who have been included in mobilized reserve units shall undergo medical examinations before the concentrated training/practice.
2. People’s Committees of districts shall direct the Office of health to cooperate with relevant agencies in organizing medical examination for reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers.
Article 29. Removal from the reserve force
Any reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers older than the age subject to reserve service or has health conditions unconformable to serve in reserve force shall be removed from the force according to the Military Commander of districts.
ENLISTMENT AND DEMOBILIZATION IN PEACETIME
Article 30. Age subject to conscription
Citizens turning to 18 years old shall be conscripted into the army. Age subject to conscription is from 18 to under 26 years old. A citizen who enters university or college and postpones the conscription shall be subject to conscription until he/she turns to 28 years old.
Article 31. Requirements for conscription into the army and the police
1. A citizen shall be conscripted into the army if he/she satisfies the following conditions:
a) Have conformable profile;
b) Strictly comply with the lines and policies of Communist Party, policies and laws of the State;
c) Have full health for service on active duty according to the regulations;
d) Have appropriate education level.
2. Requirements for being conscripted into the police are specified in Article 7 of the Law on the People's Public Security Forces.
Article 32. Recognition of active duty enlisted soldiers
Any citizen turning to 17 years old and wishing to permanently serve in People’s Army who satisfies the requirements prescribed in the laws and is studying in a military academy shall be recognized active duty enlisted soldiers.
Article 33. Time of conscription into the police
Annually, citizens shall be conscripted and requested to perform military service in People’s Army or People’s Police in February or March; in case of necessity for defense purposes, the conscription shall be carried out the second time. Regarding areas with disaster or dangerous epidemic, time for conscription and service in People’s Army or People’s Police shall be adjusted.
Article 34. Competence in decision on request for conscription into the army and the police
1. The Prime Minister shall decide the time and quantity of citizens subject to conscription and service in People’s Army or People’s Police in provinces; give decision on request for the second request for conscription and service in People’s Army or People’s Police; give decision on adjustment of quantity and time of request for conscription and service in People’s Army in provinces according to the regulations in Article 33 of this Law.
2. Pursuant to the decision of the Prime Minister, the Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall give decisions on the quantity of citizens subject to conscriptions and service in People’s Army or People’s Police assigned to each affiliated unit in each province.
3. Presidents of the People’s Committees of provinces shall give decision on assignment of enlisted soldiers to districts.
4. The Commanders of military agencies in provinces/districts, Director of Police department of provinces, Head of police department of the districts shall be responsible for consulting the President of the People’s Committees of the same level on the quantity of citizens who are enlisted for service in People’s Army or People’s Police; direct the selection of citizens for enlisting and performing service in People’s Army or People’s Police.
5. Presidents of People’s Committees of districts shall make decision on assignment of citizens who shall be enlisted for service in People’s Army or People’s Police in communes and local organizations; give decision on lists of citizens subject to conscription and service in People’s Army or People’s Police at the request of Board of military service at the same level.
6. The Commander of Military of districts shall send a call-up paper to each citizen requesting them to join the army; head of Police departments of districts shall send a call-up paper to each citizen requesting them to perform the service in People’s Army. The conscription and call-up for service in People’s Army shall be sent to the citizens at least 15 days before the time prescribed in the order.
Article 35. Responsibilities of agencies, organizations, and individuals in the selection and order for conscription and service in People’s Army or People’s Police
1. People’s Committees at all levels, regulatory agencies shall be responsible for the selection and request for conscription and performance of service in People’s Army or People’s Police, ensuring the democracy, justice, transparency and the conformity of quantity, objects, conditions and time with the law provisions; ensuring that citizens called up for military service and service in People’s Army/People’s Police attend at right time and right place.
2. People’s Committees of districts shall transferred the citizens subject to conscription and service in People’s Army or People’s Police to the agencies in charge of accepting enlisted people and direct the organization of soldier accepting ceremony according to the regulations.
3. People’s Committees of communes and relevant agencies/organizations shall publish at their head offices the quantity, entities and conditions for conscription; list of citizens liable for call-up and service in People’s Army; list of citizens receiving orders for enlistment for service in People’s Army or People’s Police; list of citizens getting their military service postponed or exempted.
4. Agencies in charge of accepting enlisted people shall cooperate with People’s Committees at all levels in carrying out the selection and call-up and performance of service in People’s Army or People’s Police.
5. Any citizen who has received order for conscription and performance of service in People’s Army or People’s Police shall attend at the time and place written in the order; any absence shall has good and sufficient reason and shall be approved by People’s Committee of commune where he/she lives or by the offices or institutions where he/she is working/studying and shall be reported to the Military Commander of districts/ Head of Police department of the district.
Article 36. Military Service Board
1. People’s Committees at all levels shall establish a Military Service Board to assist the People’s Committee at the same level to implement the law provisions on military service.
2. A Military Service Board shall include:
a) Regarding Military Service Boards of provinces/districts:
The President of Military Service Board shall be President of the People’s Committee of province/district;
The Standing Vice President of Military Service Board shall be the Commander of military agencies of provinces/districts;
The Vice President of Military Service Board shall be Director of Police Department of province/Head of Police department of district;
Members of the Military Service Board shall be heads of Committee of Vietnamese Fatherland Front, Vietnamese Confederation of Labor, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Women's Union, Vietnam Farmer’s Union, Vietnam War Veteran Union and a number of specialized agencies affiliated to People’s Committee decided the President of People’s Committee at the same level;
b) Regarding Military Service Boards of communes:
The President of Military Service Board shall be President of the People’s Committee of commune;
The Standing Vice President of Military Service Board shall be the Military Commander of commune;
The Vice President of the Military Service Board shall be Head of Police department of commune;
Members of the Military Service Board shall be heads of Committee of Vietnamese Fatherland Front, Vietnamese Confederation of Labor, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Women's Union, Vietnam Farmer’s Union, Vietnam War Veteran Union, Healthcare organizations; justice – civil status officials, financial – accounting officials and others as prescribed by the President of People’s Committee.
3. The Military Service Board shall be operated on the principle of collectives; take responsibilities to People’s Committee of the same level for the performance of military service in local area; any Resolution of the Board shall be approved by more than a half of its members to come into effect.
Article 37. Responsibilities of Military Service Board of provinces
1. Assist People's Committees of provinces to monitor and expedite relevant organizations/agencies to organize the registration for military service and management of citizens subject to military service; prepare the military service in regulatory armed force, formulate plans on selection and order for conscription and service in People’s Army or People’s Police; provide training for reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers and comply with the policies for non-commissioned officers/enlisted soldiers; steer and provide guidance for the operation of Military Service Boards of districts.
2. Assist Presidents of the People’s Committees of provinces to consider and decide the complaints and denunciations from citizens in the implementation of the law provisions on military service.
Article 38. Responsibilities of Military Service Board of districts
1. Assist People’s Committees of districts to carry out the selection of citizens for enlistment and performance of service in People’s Army or People’s Police; steer People’s Committees of communes to organize the implementation of law provisions on military service and direct the operation of Military Service Boards of communes.
2. Report to People’s Committees of districts the decision on list of citizens who are conscripted or eligible for postponement or exemption of conscription.
3. Assist People’s Committees of districts to organize the transfer of the citizens who are conscripted into the People’s Army or the People's Police; organize the accepting of demobilized non-commissioned officers/enlisted soldiers.
4. Assist People’s Committees of districts to supervise and direct relevant agencies/organizations in the implementation of policies for the rear and manage the citizens subject to military service in local areas.
5. Assist Presidents of the People’s Committees of districts to consider and decide the complaints and denunciations in the implementation of the law provisions on military service.
Article 39. Responsibilities of Military Service Board of communes:
1. Assist People’s Committees of communes to propagate and disseminate the law provisions on military service; organize the military service registration and pre-enlistment medical check-up.
2. Report to People’s Committees of communes and Military Service Boards of districts the list of citizens who are conscripted or eligible for postponement or exemption of conscription.
3. Facilitate the compliance with the order for enlistment and performance of service in People’s Army or People’s Police; order for concentrated training, practice, order for examination on the readiness for mobilization/fighting.
4. Assist People’s Committees of communes to supervise and direct relevant agencies/organizations in the implementation of policies for the rear and manage the citizens subject to military service in local areas.
5. Assist Presidents of the People’s Committees of communes to consider and decide the complaints and denunciations in the implementation of the law provisions on military service.
Article 40. Pre-enlistment medical check-up for conscripted citizens
1. Presidents of People’s Committees of districts shall issue the decision on establishment of Pre-enlistment check-up board at the request of Offices of Health of the same levels.
2. The Military Commander of district is in charge of issuing order for medical examination for citizens conscripted into the army; Head of Police department of the district is in charge of issuing order for medical examination for citizens conscripted into the police. The order for medical examination shall be sent to the citizens at least 15 days before the date of examination.
3. The Pre-enlistment check-up board of districts shall provide medical examination for citizens subject to conscription; in case of necessity, the Pre-enlistment check-up board of districts shall decide the subclinical examination, including examination for drugs, HIV; ensuring the accuracy and taking responsibilities for the result of pre-enlistment check-up.
4. The pre-enlistment check-up shall be conducted from November 01st to December 31st of every year. Time of the second pre-enlistment check-up shall be according to the regulations in Article 33 of this Law and decided by the Prime Minister.
5. The results of medical examination shall be posted at the head office of People’s Committees of communes and relevant organizations/agencies within 20 days.
Section 2: POSTPONEMENT AND EXEMPTION FROM CONSCRIPTION
Article 41. Postponement and exemption from conscription
1. These following citizens shall have conscription postponed:
a) Any citizen whose health is unsatisfactory for active duty military service according to the conclusion of pre-enlistment check-up board;
b) Any citizen being the sole earner who directly takes care of his/her relative who lost working capacity or under working age; any citizen being the sole earner in a family suffering serious damage to humans and properties due to dangerous accidents, disasters, epidemics certified by People’s Committees of communes;
c) Any citizen who is a child of sick soldiers, people infected with dioxin and suffering labor capacity reduction from 61% to 80%;
d) Any citizen whose full brother/sister is a non-commissioned officer/active duty enlisted soldier or a non-commissioned officer/enlisted soldier performing service in the police;
dd) Any citizen who is subject to emigration or evacuation in 03 first years to extremely disadvantaged communes according to the socio-economic development project of the State that is decided by People’s Committees of provinces or higher levels;
e) Any citizen who is official or youth volunteer assigned to extremely disadvantage socio-economic area according to the law provisions;
g) Any citizen who is studying at compulsory education institutions or receiving training of university level at higher education institutions or training of college level at vocational education institutions for a training course of a level.
2. These following citizens shall have conscription exempted:
a) Any citizen who is a child of revolutionary martyrs or grade 1 wounded soldiers;
b) Any citizen who is a brother of revolutionary martyrs;
c) Any citizen who is a child of grade 2 wounded soldiers; a child of sick soldiers suffering labor capacity reduction of 81% or above; a child of people infected with dioxin and suffering labor capacity reduction of 81% or above;
d) Any citizen carrying out essential tasks who is not a soldier or a police officer;
dd) Any citizen who is official or youth volunteer assigned to extremely disadvantaged socio-economic area according to the law provisions for 24 months or more;
3. Citizens eligible for postponement of conscription prescribed in clause 1 of this Article shall be called up for military service if the reason for postponement is no longer available.
Citizens eligible for postponement or exemption from conscription prescribed in clauses 1 and 2 of this Article who volunteer to join the army shall be consider selecting and calling up.
4. Lists of citizens eligible for postponement or exemption from conscription shall be posted publicly at head offices of People’s Committees of communes and/or relevant organizations/agencies for 20 days.
Article 42. Competence in giving decisions on postponement and exemption from conscription and recognition for completion of active duty military service
1. Presidents of People’s Committees of districts are in charge of giving decision on postponement/exemption from conscription for citizens specified in Article 41 of this Law.
2. The Military Commanders of districts are in charge of giving decision on postponement/exemption from conscription for citizens specified in clause 4 Article 4 of this Law.
Article 43. Conditions for demobilization
1. Any non-commissioned officers/enlisted soldiers who has performed the active duty military for the period of time specified in clauses 1 and 2 Article 21 of this Law shall be demobilized.
2. A non-commissioned officer/enlisted soldier may be demobilized before the regular date of demobilization in case the Medical Examination Council concludes that he/she does not have satisfactory health for continuing the active duty service or the cases specified in points b and c clause 1; points a, b and c clause 2 Article 41 of this Law.
Article 44. Competence and responsibilities for giving decision on demobilization
1. The Minister of National Defense is in charge of issuing annual decisions on demobilization for active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers.
2. Commanders of regiment levels and higher are responsible for giving decision on demobilization for inferior non-commissioned officers/enlisted soldiers; organizing demobilization ceremonies for non-commissioned officers/enlisted soldiers who have finished military service in regular armed force and return them to People’s Committees of districts.
3. Time of demobilization shall be notified to non-commissioned officers/enlisted soldiers and the People’s Committees of districts assigning the soldiers or the offices/schools where such non-commissioned officers/enlisted soldiers have worked/studied before enlisting into the armed forces at least 30 days before the time of demobilization.
4. People’s Committees of districts/communes and relevant organizations shall organize the receipt of demobilized non-commissioned officers/enlisted soldiers.
Article 45: Responsibilities of non-commissioned officers/enlisted soldiers
Demobilized non-commissioned officers/enlisted soldiers; non-commissioned officers/soldiers having completed the service in People’s Police who come back to their offices/schools shall register for military service in reserve forces within 15 working days.
ENLISTMENT ACCORDING TO THE MOBILIZATION, DEMOBILIZATION AT THE CANCELATION OF WAR CONDITIONS OR EMERGENCY CONDITIONS OF NATIONAL DEFENSE
Article 46. Call-up according to order for mobilization
When the order for general mobilization/local mobilization is issued, the call-up shall be performed according to the decision of the Prime Minister and the order of the Minister of National Defense.
Article 47. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the fulfillment of mobilization order
1. When the order for general mobilization/local mobilization is issued, the Minister of National Defense shall issue an order for suspension of demobilization/leave applicable non-commissioned officers/enlisted soldiers; any non-commissioned officers/enlisted soldiers who are on leave shall come back to his/her military unit.
2. The Military Commander of districts shall issue order for calling up the citizens according to the decision of the President of the People’s Committee at the same level.
3. Citizens receiving the call-up shall attend at the time and place written in the order.
4. People’s Committees of communes and relevant organizations shall facilitate the strict compliance with the call-up.
Article 48. Demobilization at the cancelation of war conditions or emergency conditions of national defense
1. When the cancelation of orders for general mobilization/local mobilization is issued, the Prime Minister shall give decision on the demobilization of non-commissioned officers/enlisted soldiers.
2. Competence and responsibilities for the demobilization of non-commissioned officers/enlisted soldiers shall conform to the regulations in Article 44 of this Law.
POLICIES AND FUNDING FOR PERFORMANCE OF MILITARY SERVICE
Article 49. Policies for citizens during the time of registration for military service, medical examination
1. Any citizen who is working at an office/organization shall have salary and allowances unchanged during the registration for military service or pre-enlistment medical check-up.
2. Any citizen who register for military service or undergo pre-enlistment medical check-up shall be ensured food and accommodation during the registration/check-up and the travel expenses.
3. The Government shall provide details and guidance on this Article.
Article 50. Policies for active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers, demobilized non-commissioned officers/enlisted soldiers and their family
1. Regarding non-commissioned officers/enlisted soldiers during service in regular armed forces:
a) Provided promptly and sufficiently with conformable food, military equipment, medicine; provided with accommodation, monthly allowances, necessaries and cultural and spiritual needs according to characteristic and tasks of service; provided with incentives in holidays; provided with medical care according to the laws;
b) From the 13th month, active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers may apply for leave under the regime; other irregular absence shall be regulated by the Minister of National Defense;
c) From the 25th month, active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers may receive 250% of current monthly rank allowances;
d) Counted as a member of family when his/her family is allocated or adjusted an area of housing, residential land and/or farmland;
dd) Having the time duration on active duty included in working period of time;
e) Provided with preferential postage;
g) Provided with awards for good performance in combat, service or practice according to the law provisions;
h) Any active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers who is injured or ill during the duty shall receive preferential regime according to the law provisions;
i) Covered by social insurance and medical insurance according to the Law on social insurance and the Law on medical insurance;
k) Any active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers being members of disadvantaged households or students that receives loans from Vietnam Bank for Social Policies shall received a postponement of payment without interest according to the law provisions;
l) Provided with incentives in military enrollment.
2. Regarding relatives of active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers:
a) Parents; parents in law; legal fosterers; wife or husband; children, legal adopted children of active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers may have the benefits of medical insurance policyholders according to the regulations in the Law on medical insurance and have the difficulty subsidies funded from the state budget;
b) Children, legal adopted children of active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers may get exemption from tuition fee when learning at public or non-public compulsory education institutions according to the law provisions on tuition fee exemption;
c) Regarding active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers who die when carrying out their duty, their family may be provided with incentives according to the law provisions.
3. Regarding demobilized non-commissioned officers/soldiers:
a) Provided with fares and allowances for travel, demobilization allowance;
b) People who were studying at schools affiliated to vocational education institutions or higher education institutions before enlistment shall have the study results reserved and may continue their study at such schools;
c) Having preference when finding jobs;
d) Before the enlistment, if a person was working at a regulatory agency, political organization or a socio-political organization, then when he/she is demobilized, such agency/organization shall arrange him/her the job with earnings not lower than those of the one before they enlisted; if such agency/organization has been dissolved, the direct superior shall arrange appropriate job for him/her;
dd) Before the enlistment, if a person was working at an economic organization, then when he/she is demobilized, such organization shall arrange him/her the job with earnings not lower than those of the one before they enlisted; if such organization has been shutdown, dissolved or bankrupt, such person shall be handled according to the policies applicable to other employees;
e) Having benefits from social insurance according to the provisions of Law on social insurance;
g) Non-commissioned officers/enlisted soldiers that are demobilized according to the regulations in clause 1 Article 43 and clause 1 Article 48 of this Law who come back to their local areas shall get preferences in finding jobs and enrollment and recruitment of officials and civil servants; such people shall get 100% of salary and allowances of the recruitment rank in proportion to their training level.
4. The Government shall provide details and guidance for this Article.
Article 51. Policies for reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers
If a reserve non-commissioned officer/enlisted soldier is ready for mobilization/fighting during the concentrated training/practicing, himself/herself and his/her family shall get incentives according to the regulations of the Government.
Regarding active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers who are injured, ill or die when carrying out their duty, they themselves and their family may be provided with incentives according to the law provisions.
Article 52. Responsibilities of relevant agencies/organizations in the implementation of policies for families of non-commissioned officers/enlisted soldiers
People’s Committees at all levels and relevant agencies/organizations within their functions and power shall implement the policies applicable to families active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers and reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers/
Article 53. Fundings for assurance of performance of military service
1. The state budget shall cover the expenditure of performance of military service of Ministries and central agencies.
2. The local budget shall cover the expenditure of performance of military service of local agencies, organizations and units.
3. Expenditure of performance of military service of other enterprises/organizations shall be paid by such enterprises/organizations themselves.
4. The Government shall provide details and guidance for this Article.
RESPONSIBILITIES AND POWER OF RELEVANT AGENCIES/ORGANIZATIONS
Article 54. State management agencies in charge of military service
1. The Government shall be responsible for the constancy in management of military service nationwide.
2. The Ministry of National Defense shall assist the Government to carry out the management of military service.
3. Ministries, ministerial-level agencies shall cooperate with the Ministry of National Defense to carry out the management of military service within their competence.
Article 55. Responsibilities of the Ministry of National Defense
1. Promulgate or request a competent authority to promulgate the legislative documents on military service.
2. Comply with the legislative documents on military service.
3. Carry out propagation, dissemination and conduct training in regulations on military service.
4. Conduct inspections, provide award, handle commit violations; handle complaints and denunciation in terms of military service according to the law provisions.
5. Reckon up the implementation of laws on military service.
Article 56. Responsibilities and power of Ministries, ministerial-level agencies
1. The Ministry of Public Security shall direct local Police departments to cooperate with the army agencies at the same levels in the implementation of the law provisions on military service.
2. The Ministry of Health shall direct local medical agencies to cooperate with the army agencies at the same levels in providing pre-enlistment check-up, preside over and cooperate with the Ministry of National Defense to provide standards of health eligible for performing military service.
3. The Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense to direct and guide the educational institutions to comply with the law provisions on military service and provide training for officials and technical specialized staff of the army force according to the decision of the Prime Minister.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be responsible for implementing the policies on the rear for families of non-commissioned officers/enlisted soldiers; policies on vocational training, careers for non-demobilized commissioned officers/enlisted soldiers; direct and guide the affiliated vocational education institutions to provide the training for officials and technical specialized staff of the army force according to the decision of the Prime Minister.
5. the Ministry of Information and Communications shall direct the public information agencies to propagate and disseminate the regulations on military service according to the law provisions.
6. Ministries, ministerial-level agencies and relevant agencies/organizations within their tasks and power shall cooperate with the Ministry of National Defense in implementing the law provisions on military service.
Article 57. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and the member organizations
Vietnamese Fatherland Front and its member organizations within their tasks and power shall supervise the implementation of the law provisions on military service of agencies, organizations, and individuals.
Article 58. Responsibilities and power of People’s Committees at all levels
1. Direct the implementation of law provisions on military service in local areas.
2. Organize the registration and management of citizen at the age subject to military recruitment.
3. Take responsibilities for the quantity and quality of citizens who are enlisted, citizens performing the military service in People's Police and citizens serving in reserve force of People’s Army.
4. Within their tasks and power, conduct inspections of the implementation of the laws on military service in local areas.
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 59. Handling of violations
1. Any organizations/individuals that evades, opposes or obstructs the performance of military service shall be disciplined, incur administrative penalties or shall face criminal prosecution according to nature and severity of the violations.
2. If an active duty non-commissioned officer/enlisted soldier commits violations against the discipline or law provisions during the training/practice/examination on the readiness for mobilization/fighting, then he/she shall incur disciplinary measures, administrative penalties or criminal prosecution according to nature and severity of the violations; any damage shall be compensated according to the law provisions.
Article 60. Disciplinary measures applicable to non-commissioned officers/enlisted soldiers
1. Disciplinary measures applicable to non-commissioned officers/enlisted soldiers:
a) Reprimand;
b) Warning;
c) Demotion;
d) Dismissal;
dd) Military rank demotion;
e) Revocation of military honor.
2. the Minister of National Defense is responsible for regulating the application of disciplinary measures, time limit, procedures and competence in disciplinary penalties applicable to non-commissioned officers/enlisted soldiers.
IMPLEMENTARY CLAUSE
1. This Law comes into effect from January 01st, 2016.
2. Law on military service dated December 30th, 1981; Law on amendments to a number of articles of the Law on military service dated December 21st, 2990; Law on amendments to a number of articles of Law on military service dated June 22nd, 1994 and Law on amendments to a number of articles of Law on military service No. 43/2005/QH11 dated June 14th, 2005 shall be annulled by the effect of this Law.
Article 62. Implementation guidance
The Government and the Ministries shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was ratified on June 19th, 2015, by the XIIIth National Assembly at its 9th session.
|
CHAIRMAN OF NATIONAL ASSEMBLY |