Chương 4 Luật ngân sách Nhà nước 1996: Lập dự toán ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1997 |
Ngày công báo: | 30/06/1996 | Số công báo: | Số 12 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2- Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
3- Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quản lý Nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán còn phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
1- Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc lập kế hoạch kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm sau.
2- Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà Nhà nước và số kiểm tra về dự toán ngân sách Nhà nước.
1- Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
2- Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới, tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
3- Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan trung ương, dự toán ngân sách các dịa phương; tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ.
Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm:
1- Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp, Uỷ ban nhân dân cấp dưới để điều chỉnh những điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách;
2- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm cân đối ngân sách theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách Nhà nước, nếu có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương.
Dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trình Quốc hội phải kèm theo tài liệu về các vấn đề sau đây:
1- Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm trước, những căn cứ xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước, những nội dung cơ bản và những giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước;
2- Các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước, trong đó nêu rõ những mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách Nhà nước;
3- Các nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước kèm theo những giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;
4- Bội chi ngân sách Nhà nước và các nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước;
5- Báo cáo các khoản nợ của Nhà nước, trong đó nêu rõ số nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn trả, số lãi phải trả trong năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm;
6- Những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính, tiền tệ và ngân sách Nhà nước;
7- Danh mục các dự án đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản quan trọng thuộc nguồn ngân sách Nhà nước;
8- Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước;
Dự toán ngân sách Nhà nước năm sau phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước.
Các tài liệu cần thiết phải có kèm theo dự toán ngân sách địa phương trình hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định.
1- Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước năm sau trước ngày 30 tháng 11 năm trước.
2- Trong trường hợp dự toán ngân sách Nhà nước chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
3- Hội đồng nhân dân, căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi đã phân cấp cho địa phương và chế độ chính sách hiện hành, quyết định dự toán ngân sách địa phương vào thời gian theo quy định của Chính phủ.
Việc phân bổ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải được thực hiện trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
Trong quá trình thảo luận và quyết định dự toán ngân sách tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, khi quyết định dự toán ngân sách về việc tăng các khoản chi hoặc bổ sung khoản chi mới, Quốc hội, Hội đồng nhân dân đồng thời xem xét và quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách của địa phương không phù hợp với quyết định của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp trên.
Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thời gian lập dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước.
1. The annual State Budget shall be drafted on the basis of the tasks of socio-economic development and the assurance of national security and defense.
2. The revenues in the draft budgets must be determined on the basis of economic growth and provisions of law regarding budget revenues.
3. The expenditures in the draft budgets must be determined on the basis of the socio-economic development targets, the State management and the assurance of national security and defense. For the regular spendings, the drafts must be made on the basis of the sources of revenues from taxes, fees, charges and in compliance with the regimes, norms and levels stipulated by the competent State agencies.
1. Annually, the Prime Minister shall decide the elaboration of socio-economic plans and the draft State Budget for the following year.
2. On the basis of the Prime Minister�s decisions, the Ministry of Finance shall provide guidance on the requirement, content and time-limit for drafting the State Budget and the control number of the draft State Budget.
1. The agencies or units responsible for budget revenues and expenditures shall organize the drafting of budget revenues and expenditures within their assigned tasks and send them to the financial agencies of the same level.
2. The local financial agencies of various levels shall consider the draft budgets of the agencies and units of the same level and draft budgets of the lower-level adminitration, to consolidate and make the draft budgets and plans on their allocation and submit them to the People’s Committee of the same level.
3. The People’s Committee shall have to make the local draft budgets and plans on their allocation and submit them to the People’s Council of the same level for decision and report to the immediate higher State administrative agencies and financial agencies.
Article 45.- The Ministry of Finance shall consider the draft budgets of the central agencies and of the localities; consolidate and make the general draft State Budget and submit it to the Government.
Article 46.- During the process of consolidation and drafting the budgets, the financial agencies of various levels shall have the responsibility to:
1. Work with budget drafting agencies and units of the same level and the lower-level People’s Committee so as to readjust necessary points in the draft;
2. Recommend measures to ensure the budget balance as provided for in Article 8 of this Law.
During the process of drafting the State Budget, if there is divergence of views between the Ministry of Finance and other central agencies or the localities, the Ministry of Finance shall report to the Government or the Prime Minister for decision in accordance with the assigned authority. This principle shall also apply during the process of drafting local budgets at all levels.
Article 47.- The draft State Budgets and budget allocations according to each type of revenue, each area of spending and the ratio between regular spending, development investment spending and debt payment spending to be submitted to the National Assembly shall be attached with documents on the following issues:
1. The situation of the implementation of the State Budget in the preceding year, grounds for drafting the State Budget, basic contents and solutions aimed at materializing the draft State Budget;
2. The spending tasks of the State Budget in which the important targets and programs of the national economy and major policies of the Party and State related to the State Budget shall be specified;
3. The tasks of the State Budget revenues, accompanied by solutions aimed at mobilizing revenues for the State Budget;
4. The State Budget overspending and compensation sources; the rate of overspending compared with the Gross Domestic Product;
5. Report on the State�s debts, in which the amounts of due debt, overdue debt, amounts of interest to be paid during the year, the debts that will result from compulsory borrowings to compensate for the State Budget overspending, the capability to repay debts during the year and the amount of debts by the year-end shall be specified;
6. Specific policies and measures aimed at stabilizing finance, currency and the State Budget;
7. List of investment projects for key capital construction works to be built with State Budget sources;
8. Other documents to explain the projected State Budget revenues and expenditures.
Article 48.- The draft State Budget for the following year shall be handled to the National Assembly deputies ten days at the latest before the opening of the year-end session of the National Assembly of the previous year.
Article 49.- The necessary documents attached to the local draft budgets to be submitted to the People’s Council shall be stipulated by the Government.
1. The National Assembly shall decide the draft State Budget for the following year before the 30th of November of the previous year.
2. In case the draft State Budget is not yet decided by the National Assembly, the Government shall re-draft the State Budget and submit it to the National Assembly at a date to be decided by the National Assembly.
3. The People’s Council shall, on the basis of the revenue sources and spending tasks already delegated to the locality and the current regimes and policies, decide the local draft budgets at the time provided for by the Government.
Article 51.- The allocation of the central and local budgets for the following year to the budget using units shall be completed before the 31st of December of the previous year.
Article 52.- During the process of discussion and making decision on the draft budget, the National Assembly and the People’s Councils, when deciding the draft budget on increased expenditures or new expenditures, shall at the same time consider and decide the solutions to ensure the budget balance.
Article 53.- The Prime Minister, the President of the higher-level People’s Committee shall be entitled to request the lower-level People’s Council to readjust the draft budget if the disposition of the local draft budget does not conform with the decision of the National Assembly or the higher-level People’s Council.
Article 54.- The Government shall stipulate in details the time-table for the drafting of the State Budget and its allocation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực