Chương 2 Luật ngân sách Nhà nước 1996: Nhiệm vụ, quyền hạn của quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, các cơ quan khác của nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1997 |
Ngày công báo: | 30/06/1996 | Số công báo: | Số 12 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội:
1- Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước;
2- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước;
3- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước với tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp;
4- Quyết định phân bổ ngân sách Nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ. Căn cứ vào quyết định của Quốc hội về ngân sách Nhà nước hàng năm, Quốc hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung do Chính phủ trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
5- Quyết định danh mục các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước;
6- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết;
7- Giám sát việc thực hiện ngân sách Nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách Nhà nước hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng;
8- Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
1- Ban hành văn bản pháp luật về lĩnh vực ngân sách Nhà nước được Quốc hội giao;
2- Thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao về quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này;
3- Giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách Nhà nước hàng năm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội:
1- Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách;
2- Thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Nhà nước, các báo cáo về việc thực hiện ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội;
Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
4- Giám sát hoạt động của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước và việc thực hiện pháp luật về ngân sách của các tổ chức và cá nhân;
5- Kiến nghị với Quốc hội các vấn đề về ngân sách, tài chính và tiền tệ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội:
1- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2- Giám sát việc thực hiện pháp luật về ngân sách và việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc ký kết, phê chuẩn điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:
1- Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách Nhà nước; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách Nhà nước theo thẩm quyền;
2- Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, dự toán điều chỉnh ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết;
3- Lập và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phương án phân bổ cụ thể ngân sách trung ương;
4- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5- Thống nhất quản lý ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước;
6- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng;
7- Quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới;
8- Quy định chế độ sử dụng khoản dự phòng ngân sách Nhà nước và quản lý quỹ dự trữ tài chính;
9- Quy định hoặc uỷ quyền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước để thi hành thống nhất trong cả nước;
10- Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách;
11- Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách Nhà nước, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản quan trọng của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
1- Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách Nhà nước trình Chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách Nhà nước theo thẩm quyền;
2- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý ngân sách Nhà nước:
a) Thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước;
b) Thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ của Chính phủ, quản lý tài chính các nguồn viện trợ quốc tế;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước; tổ chức thực hiện thu ngân sách Nhà nước và cấp phát các khoản chi của ngân sách Nhà nước; cho vay ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính đối với các dự án chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
3- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm; chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương lập dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ; đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước;
4- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước trình Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước;
5- Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với tất cả các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và sử dụng ngân sách Nhà nước;
6- Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước;
7- Lập quyết toán ngân sách trung ương, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ;
8- Tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
1- Trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách;
2- Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực phụ trách;
3- Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
1- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lập dự toán ngân sách Nhà nước đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước;
2- Tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành:
1- Phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Nhà nước, quyết toán ngân sách Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
2- Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
3- Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo chế độ quy đinh;
4- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân:
1- Hội đồng nhân dân:
a) Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
b) Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương;
c) Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;
d) Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
đ) Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này còn có quyền quyết định thu phí, lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; quyết định phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình.
2- Uỷ ban nhân dân:
a) Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
b) Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
c) Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách;
d) Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
đ) Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương;
e) Phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách Nhà nước lĩnh vực trên địa bàn;
g) Báo cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật;
h) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này còn có nhiệm vụ lập và trình Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề được quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều này.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước:
1- Tổ chức việc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi được giao;
2- Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ; đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm;
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc;
4- Quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước tại đơn vị theo đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả;
5- Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo chế độ quy định.
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ:
1- Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
2- Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, tài trợ vốn và kinh phí theo dự toán được duyệt thì phải quản lý và sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả;
3- Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước.
TASKS AND POWERS OF THE NATIONAL ASSEMBLY, THE STATE PRESIDENT, THE GOVERNMENT AND OTHER STATE AGENCIES, AND RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONSOF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS REGARDING THE STATE BUDGET
Article 15.- Tasks and powers of the National Assembly:
1. To make laws and amend laws in the field of State Budget;
2. To decide the national financial and monetary policies in order to contribute to the economic development, ensure the balance between revenue and expenditure of the State Budget;
3. To decide the State Budget estimates with the total revenue, total expenditure, estimate of overspending and sources for compensation;
4. To decide the State Budget allocations according to each type of revenue and each domain of spending in accordance with the proportion between regular spending, development investment spending, and spending for debt payment. On the basis of the decision of the National Assembly on the annual State Budget, the National Assembly assigns the Standing Committee of the National Assembly the task of deciding the plan submitted by the Government on the allocation of the central budget to each ministry, each branch and the additional allocations from the central budget to each province or city directly under the Central Government, and reporting the plan to the National Assembly at its nearest session;
5. To decide the list of national programs and projects; key capital construction projects to be invested with capital from State Budget sources;
6. To decide the readjustment of the State Budget in necessary cases;
7. To supervise the implementation of the State Budget, the national financial and monetary policies, the National Assembly’s resolutions on the annual State Budget, national programs and projects, and key capital construction projects;
8. To ratify the final State Budget statement.
Article 16.- Tasks and powers of the Standing Committee of the National Assembly:
1. To promulgate legal documents in the budgetary field as assigned by the National Assembly;
2. To perform the task assigned by the National Assembly to decide the plan for the allocation of the central budget in accordance with provisions in Clause 4, Article 15 of this Law;
3. To supervise the implementation of the laws on budget, national financial and monetary policies, the National Assembly’s resolutions on the annual State Budget.
Article 17.- Tasks and powers of the National Assembly’s Economic and Budgetary Commission:
1. To examine the draft laws and ordinances and other drafts in the budgetary field;
2. To examine the draft State Budget and allocations, the reports on the implementation of the State Budget and the State Budget statement submitted by the Government to the National Assembly;
3. To examine the plan on the allocation of the central budget to each ministry, branch, and the supplementary allocations from the central budget to each province, city directly under the Central Government submitted by the Government to the Standing Committee of the National Assembly;
4. To supervise the activities of the Government, branches and levels in the implementation of the State Budget and the application of the laws on budget by organizations and individuals;
5. To make recommendations to the National Assembly on budgetary, financial and monetary matters.
Article 18.- Tasks and powers of the Nationalities Council and other Commissions of the National Assembly:
1. Within their respective tasks and powers, to cooperate with the National Assembly’s Economic and Budgetary Commission in examining the draft laws and ordinances and other drafts in the budgetary field submitted by the Government to the National Assembly and the National Assembly’s Standing Committee;
2. To supervise the enforcement of the law on budget and the implementation of the National Assembly’s resolutions on the State Budget within the areas under their jurisdiction.
Article 19.- Tasks and powers of the State President:
The State President shall discharge the tasks and powers as stipulated by the Constitution and law in signing and ratifying on behalf of the State of the Socialist Republic of Vietnam international treaties in the financial and monetary field.
Article 20.- Tasks and powers of the Government:
1. To submit to the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly draft laws and ordinances and other drafts on the State Budget; to promulgate legal documents on the State Budget in accordance with its authority;
2. To establish and submit to the National Assembly the draft State Budget and the allocations, plans on State Budget readjustment in case of necessity;
3. To establish and submit to the Standing Committee of the National Assembly the detailed plan on the allocation of the central budget;
4. On the basis of the resolutions of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly to decide the assignment of tasks in the budget revenue and expenditure to each ministry and branch, the tasks in revenue, expenditure and the supplementary allocation from the central budget to each province or city directly under the Central Government;
5. To exercise unified management of the State Budget, ensure close co-ordination between the branches and local managerial agencies in implementing the State Budget;
6. To organize and examine the implementation of the State Budget; to report to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly on the implementation of the State Budget, national programs and projects and key capital construction projects;
7. To set forth principles and methods for the calculation of the supplementary allocation of revenue from the higher level budget to the lower level budget;
8. To set forth regulations on the use of the reserve fund from the State Budget and managing the financial reserve fund;
9. To set forth or authorize the competent State Agency to set forth regimes, criteria, levels of State Budget expenditures for uniform application throughout the country;
10. To examine the resolutions of the People’s Councils on budget drafting and budget accounts;
11. To establish and submit to the National Assembly the accounts of the State Budget, the accounts of key capital construction projects of the State.
Article 21.- Tasks and powers of the Ministry of Finance:
1. To prepare draft laws, ordinances and other drafts in the field of State Budget to be submitted to the Government; to issue legal documents on the State Budget within its jurisdiction;
2. To take responsibility before the Government for performing the function of unified management of the State Budget:
a) To exercise unified management and direct the collection of taxes, fees, charges and other revenues of the State Budget;
b) To exercise unified management of the borrowing and debt repayment by the Government, exert financial management of the sources of international aid;
c) To guide and examine the implementation of the State Budget; organize the collection of revenues for the State Budget and allocation of State Budget expenditures; to provide preferential loans or financial assistance to socio-economic projects and programs of the State in accordance with provisions of the Government.
3. To guide and examine the drafting of the annual State Budgets of the ministries, other central agencies and localities; to co-operate with the related agencies at central and local levels in drafting the State Budget, allocate the State Budget and plans on the allocation of the central budget to be submitted to the Government; propose measures aimed at implementing the policy of increasing revenue, and making economical use of the State Budget;
4. To preside over and in co-operation with the ministries and branches to establish regimes, criteria and levels for the State Budget expenditure to be submitted to the Government for decision, or to make the decision itself in accordance with the assignment of authority by the Government for uniform application throughout the country;
5. To conduct financial inspection and examination regarding all economic organizations, administrative and non-business units and other units which are obliged to make contributions to the State Budget or which use the State Budget;
6. To manage the State Budget funds and other funds of the State;
7. To draw the accounts of the central budget, to consolidate and draw the State Budget accounts to be submitted to the Government;
8. To organize the management and examination of the use of the State properties.
Article 22.- Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment:
1. To submit to the Government the draft plan on socio-economic development of the whole country and the major balances of the national economy, including the balances of finance, money, capital construction investment fund, to serve as basis for the elaboration of the financial and budgetary plans;
2. To cooperate with the Ministry of Finance in drafting the budget and plans on the allocation of the State Budget in areas under its charge;
3. To cooperate with the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches in examining and evaluating the efficiency of investment capital for capital construction projects.
Article 23.- Tasks and powers of the Vietnam State Bank:
1. To cooperate with the Ministry of Finance in the establishment of the State Budget estimates regarding the plans and projects of borrowing to make up for State Budget over-spending;
2. To make advance payment to the State Budget so as to handle the temporary deficit of the State Budget fund in accordance with the Prime Minister�s decision.
Article 24.- Tasks and powers of Ministries and branches:
1. To cooperate with the ministry of Finance, the provincial People’s Committees in the process of establishing and allocating the State Budget, drawing the State Budget accounts of the branches and areas under their charge;
2. To cooperate with the Ministry of Finance in examining and monitoring the implementation of the budget of the branches and areas under their charge;
3. To report on the implementation and results of the budget utilization by the branches and in areas under their charge in accordance with the stipulated regime;
4. To cooperate with the Ministry of Finance in establishing regimes, criteria, levels of spending of the State Budget of the branches and areas under their charge.
Article 25.- Tasks and powers of the People’s Council and People’s Committee:
1. The People’s Council:
a) To decide the local draft budget and allocation of budget; to ratify the local budget accounts;
b) To decide policies and measures to implement the local budget;
c) To decide the readjustment of the local budget estimates in case of necessity;
d) To supervise the implementation of the budget that has been decided by the People’s Council;
e) The provincial People’s Council, in addition to the tasks and powers provided for in Points a, b, c and d of Clause 1 of this Article, shall also be entitled to make decision on the collection of fees, charges, surcharges and other contributions by people in accordance with the provisions of law; to decide the assignment of authority to spend on investment in the construction of socio-economic infrastructure projects of the locality submitted by the People’s Committee of the same level.
2. The People’s Committee:
a) To draft the local budget and draw up the plan on its allocation, the plan on readjustment of the local budget in case of necessity, submit it to the People’s Council of the same level for decision, and report to the immediate higher State administrative agency and financial agency;
b) To make the local budget accounts to submit to the People’s Council of the same level for ratification, and to report to the immediate higher State administrative agency and financial agency;
c) To examine the Resolution on the draft budget and the budget accounts by the lower level People’s Council;
d) Basing itself on the Resolution of the People’s Council of the same level, to assign the tasks of budget collection and expenditure to each attached agency and unit; the tasks of collection and expenditure and the level of supplementary allocation to the lower-level budget;
e) To organize the implementation of the local budget;
f) To cooperate with the superior State agencies in managing the State Budget within its territory;
g) To report on the State Budget in accordance with the provisions of law;
h) The provincial People’s Committee, in addition to the tasks and powers provided for in Points a, b, c, d, e, f and g of Clause 2 of this Article, shall also have the task of formulating and submitting to the People’s Council for decision issues stipulated in Point e, Clause 1 of this Article.
Article 26.- Tasks and powers of the State Budget drafting units:
1. To organize the drafting of budget revenues and expenditures within the assigned scope;
2. To organize the implementation of the assigned plans for budget revenue and expenditure; to pay fully and in time the remittances to the budget in accordance with the provisions of law; to spend in conformity with the regimes, purposes, objects and in an economical manner;
3. To guide and examine the implementation of the plans for budget revenues and spendings of the attached units;
4. To manage and use the State properties at the units in conformity with the regimes and purposes and in an efficient manner;
5. To strictly adhere to the regimes of accountancy and statistics of the State; to report on the implementation of the budget plan and draw the budget accounts in accordance with the prescribed regime.
Article 27.- Organizations and individuals shall have the responsibilities and obligations:
1. To pay fully and in time the taxes, fees, charges and other revenues to the budget in accordance with provisions of law;
2. In case they are allocated capital and funds by the State in accordance with the approved draft budget, they shall have to manage and use those capital and funds for the right purposes, in accordance with the regimes and in an economical and efficient manner;
3. To properly observe the regime of accountancy and statistics of the State.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực