Chương 1 Luật ngân sách Nhà nước 1996: Những quy định chung
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1997 |
Ngày công báo: | 30/06/1996 | Số công báo: | Số 12 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1- Thu ngân sách Nhà nước bao gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bôi chi được đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước.
2- Chi ngân sách Nhà nước bao gồm: các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương). Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
2- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
3- Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
4- Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, không được dúng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.
1- Thu ngân sách Nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2- Chi ngân sách Nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã có trong dự toán ngân sách được duyệt, trừ trường hợp quy định tại các Điều 56 và 62 của Luật này;
b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi.
Ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của Chính phủ.
3- Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật.
4- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm cấp phát kịp thời các khoản chi; có quyền từ chối chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Tất cả các khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước phải được hạch toán đây đủ vào ngân sách Nhà nước.
1- Quỹ ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách Nhà nước các cấp.
2- Quy ngân sách Nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.
1- Ngân sách Nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.
2- Vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng; chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển, phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân đối ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
3- Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh, thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết nợ khi hết hạn.
1- Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 3% đến 5% tổng số chi để đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm ngân sách.
2- Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn: tăng thu, kết dư ngân sách và bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp do Chính phủ quy định.
Việc ban hành và thực hiện các văn bản phát luật mới làm tăng chi hoặc giảm thu ngân sách trong năm phải có nguồn tài chính bảo đảm.
Ngân sách Nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm, ngân sách Nhà nước tài trợ trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của Chính phủ.
Mọi tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước và tài sản khác của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định.
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Article 1.- The State Budget comprises all revenues and expenditures of the State in the draft that has already been decided by the competent State Agencies and implemented within one year in order to ensure the implementation of the functions and responsibilities of the State.
1. The State Budget revenues include: revenues from taxes, fees and charges; revenues from economic activities of the State; contributions by organizations and individuals; aid; other revenues as stipulated by law; and borrowings by the State to make up for the overspending that are included in the balance of the State Budget.
2. The State Budget expenditures include: spendings on socio-economic development, on ensuring national defense, security, operations of the State apparatus; spending on the payment of State debts; on aid and other spendings as stipulated by law.
Article 3.- The State Budget shall be put under unified management on the principle of democratic centralism, transparency, assignment of responsibilities in association with assignment of powers, division of management between branches and levels.
The National Assembly shall decide the draft State Budget and the allocations of the State Budget; ratify the State Budget accounts.
Article 4.- The State Budget shall comprise the central budget and the budgets of the local administration at various levels (local budgets). The relations between the budget of various levels shall be established on the following principles:
1. The central budget and the budget of each level of local administration shall be determined according to the concrete sources of revenue and concrete spending tasks;
2. Additional allocation from the higher-level budget to the lower-level budget shall be made to ensure equality, balanced development among the regions and localities. This additional allocation shall be the revenue of the lower-level budget;
3. In case the higher-level State management agency authorizes the lower-level State management agency to carry out an expenditure that comes under the former�s responsibility, funds must be transferred from the higher-level budget to the lower-level budget for performing such task;
4. Except for the supplementary allocations to the revenue source and the authorized spending as stipulated in Clauses 2 and 3 of this Article, the budget of one level shall not be used to pay for the spending that belongs to the task of another level.
1. The State Budget revenue shall be collected in accordance with provisions of this Law and other provisions of law.
2. State Budget expenditure shall be made only under the following conditions:
a) It has been included in the approved draft budget, except for cases stipulated in Articles 56 and 62 of this Law;
b) In conformity with the regulations, criteria and norms set by the competent State agency;
c) It has been approved by the heads of the budget-using units and others who are authorized to approve the spending.
In addition to the conditions specified in Points a, b and c of Clause 2 of this Article, if the expenditure is made for a work that requires bidding, bidding must be organized in accordance with prescriptions of the Government.
3. No branch, level or unit is allowed to institute any revenue or expenditure contrary to the provisions of law.
4. The financial agencies at various levels shall have to ensure the timely allocation of fund for expenditures; are entitled to refuse to pay for any spendings that fail to meet the conditions stipulated in Clause 2 of this Article and take responsibility for their decisions.
Article 6.- All State Budget revenues and expenditures must be fully accounted for in the State Budget.
1. The State Budget Fund shall comprise all amounts of money of the State, including borrowed money which have been entered into the accounts of the State Budget of all levels.
2. The State Budget Fund shall be kept at the State Treasury.
1. The State Budget shall be balanced in accordance with the principle that the total revenue from taxes, fees and charges must be bigger than the total regular spending and help to accumulate more and more for spending on development investment; in case of over-spending, the over-spent amount must be smaller than the amount spent on development investment and eventually to achieve balance between revenue and expenditure of the budget.
2. The borrowings to make up for the State Budget deficit must abide by the following principle: they must not be used for consumption; but only for development purposes; there must be a plan to recover the borrowed capital and ensure budget balance in order to pay the debt when it is due.
3. The local budgets shall be balanced in accordance with the principle that the total expenditure shall not exceed the total revenue; in case a province or city directly under the Central Government (hereafter referred to as province) needs an investment in infrastructure construction which comes under the scope of the provincial budget but which is beyond its ability to balance, such a province shall be allowed to mobilize domestic investment capital as provided for by the Prime Minister; but it must balance its own budget in order to be able to pay all debts when they are due.
1. The draft expenditures of the central budget and of the local budget at various levels shall be entitled to include 3% to 5% of the total estimated spending to meet the requirements of unexpected spendings arising during the budget year.
2. The Government and the provincial People’s Committees shall be entitled to establish the financial reserve fund from sources such as revenue increases, budget remainder, and to include it in the annual budget expenditure estimate. The financial reserve fund shall be used to meet the requirements of spendings when the revenues have not been collected in time, but such spendings must be immediately reimbursed within the budget year, except for special cases stipulated by the Prime Minister.
The maximum of the financial reserve fund at each level shall be stipulated by the Government.
Article 10.- The issuance and implementation of new legal documents that increase budgetary spending or decrease budgetary revenue during the year must be assured by financial sources.
Article 11.- The State Budget shall ensure enough funds for the activities of the Communist Party of Vietnam and the socio-political organizations. The funds for the activities of social organizations and socio-professional organizations shall be implemented in accordance with the principle of self-procurement, the State Budget shall render support only in a number of specific cases provided for by the Government.
Article 12.- All properties to be invested, purchased with the State Budget sources and other properties of the State must be strictly managed in conformity with the prescribed regimes.
1. The State Budget revenue and expenditure shall be accounted for in the Vietnam Dong (VND).
2. The accounting and account statement of the State Budget shall be uniformly carried out in accordance with the accountancy regime of the State and the List of the State Budget.
3. All forms for State Budget revenues and expenditures shall be issued and managed by the Ministry of Finance.
Article 14.- The budget year begins on the 1st of January and terminates on the 31st of December on the calendar year.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực