Luật ngân sách Nhà nước 1996 số 47-L/CTN
Số hiệu: | 47-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1997 |
Ngày công báo: | 30/06/1996 | Số công báo: | Số 12 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47-L/CTN |
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1996 |
Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách Nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về lập, chấp hành, quyết toán, kiểm tra ngân sách Nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1- Thu ngân sách Nhà nước bao gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bôi chi được đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước.
2- Chi ngân sách Nhà nước bao gồm: các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương). Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
2- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
3- Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
4- Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, không được dúng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.
1- Thu ngân sách Nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2- Chi ngân sách Nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã có trong dự toán ngân sách được duyệt, trừ trường hợp quy định tại các Điều 56 và 62 của Luật này;
b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi.
Ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của Chính phủ.
3- Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật.
4- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm cấp phát kịp thời các khoản chi; có quyền từ chối chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Tất cả các khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước phải được hạch toán đây đủ vào ngân sách Nhà nước.
1- Quỹ ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách Nhà nước các cấp.
2- Quy ngân sách Nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.
1- Ngân sách Nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.
2- Vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc: không sử dụng cho tiêu dùng; chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển, phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân đối ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
3- Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh, thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết nợ khi hết hạn.
1- Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 3% đến 5% tổng số chi để đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm ngân sách.
2- Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn: tăng thu, kết dư ngân sách và bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp do Chính phủ quy định.
Việc ban hành và thực hiện các văn bản phát luật mới làm tăng chi hoặc giảm thu ngân sách trong năm phải có nguồn tài chính bảo đảm.
Ngân sách Nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm, ngân sách Nhà nước tài trợ trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của Chính phủ.
Mọi tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước và tài sản khác của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định.
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội:
1- Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước;
2- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước;
3- Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước với tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp;
4- Quyết định phân bổ ngân sách Nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ. Căn cứ vào quyết định của Quốc hội về ngân sách Nhà nước hàng năm, Quốc hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung do Chính phủ trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
5- Quyết định danh mục các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước;
6- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết;
7- Giám sát việc thực hiện ngân sách Nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách Nhà nước hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng;
8- Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
1- Ban hành văn bản pháp luật về lĩnh vực ngân sách Nhà nước được Quốc hội giao;
2- Thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao về quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này;
3- Giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách Nhà nước hàng năm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội:
1- Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách;
2- Thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Nhà nước, các báo cáo về việc thực hiện ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội;
Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
4- Giám sát hoạt động của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước và việc thực hiện pháp luật về ngân sách của các tổ chức và cá nhân;
5- Kiến nghị với Quốc hội các vấn đề về ngân sách, tài chính và tiền tệ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội:
1- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2- Giám sát việc thực hiện pháp luật về ngân sách và việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước:
Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc ký kết, phê chuẩn điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:
1- Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách Nhà nước; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách Nhà nước theo thẩm quyền;
2- Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, dự toán điều chỉnh ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết;
3- Lập và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phương án phân bổ cụ thể ngân sách trung ương;
4- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5- Thống nhất quản lý ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước;
6- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng;
7- Quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới;
8- Quy định chế độ sử dụng khoản dự phòng ngân sách Nhà nước và quản lý quỹ dự trữ tài chính;
9- Quy định hoặc uỷ quyền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước để thi hành thống nhất trong cả nước;
10- Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách;
11- Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách Nhà nước, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản quan trọng của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
1- Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách Nhà nước trình Chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách Nhà nước theo thẩm quyền;
2- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý ngân sách Nhà nước:
a) Thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước;
b) Thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ của Chính phủ, quản lý tài chính các nguồn viện trợ quốc tế;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước; tổ chức thực hiện thu ngân sách Nhà nước và cấp phát các khoản chi của ngân sách Nhà nước; cho vay ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính đối với các dự án chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
3- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm; chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương lập dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ; đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước;
4- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước trình Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước;
5- Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với tất cả các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và sử dụng ngân sách Nhà nước;
6- Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước;
7- Lập quyết toán ngân sách trung ương, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ;
8- Tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
1- Trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách;
2- Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực phụ trách;
3- Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
1- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lập dự toán ngân sách Nhà nước đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước;
2- Tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành:
1- Phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Nhà nước, quyết toán ngân sách Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
2- Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
3- Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo chế độ quy đinh;
4- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân:
1- Hội đồng nhân dân:
a) Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
b) Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương;
c) Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;
d) Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
đ) Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 điều này còn có quyền quyết định thu phí, lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; quyết định phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình.
2- Uỷ ban nhân dân:
a) Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
b) Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
c) Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách;
d) Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
đ) Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương;
e) Phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách Nhà nước lĩnh vực trên địa bàn;
g) Báo cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật;
h) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này còn có nhiệm vụ lập và trình Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề được quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều này.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước:
1- Tổ chức việc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi được giao;
2- Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ; đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm;
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc;
4- Quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước tại đơn vị theo đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả;
5- Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo chế độ quy định.
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ:
1- Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
2- Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, tài trợ vốn và kinh phí theo dự toán được duyệt thì phải quản lý và sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả;
3- Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước.
Nguồn thu của ngân sách trung ương gồm:
1- Các khoản thu 100%:
a) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt;
c) Thuế lợi tức của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
d) Các khoản thuế và thu khác từ dầu khí phải nộp ngân sách trung ương theo quy định của Chính phủ;
đ) Lợi tức từ vốn góp của Nhà nước, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ Nhà nước;
e) Các khoản do Chính phủ vay; viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ theo quy định của pháp luật;
g) Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của Chính phủ;
h) Thu kết dư ngân sách trung ương;
i) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2- Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh:
a) Thuế doanh thu;
b) Thuế lợi tức, không kể thuế lợi tức của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
đ) Thuế tài nguyên;
e) Thu sử dụng vốn ngân sách.
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm:
1- Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý;
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, trừ phần giao cho địa phương;
d) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội;
đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
e) Các chương trình quốc gia do Trung ương quản lý;
g) Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
h) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do Trung ương đảm nhận;
i) Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp ở Trung ương theo quy định của pháp luật;
k) Trả lãi tiền do Chính phủ vay;
l) Viện trợ;
m) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2- Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn do Trung ương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chi cho Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế;
d) Dự trữ Nhà nước.
3- Chi trả nợ gốc tiền do Chính phủ vay.
4- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
5- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh gồm:
1- Các khoản thu 100%:
a) Tiền cho thuế đất;
b) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
c) Lệ phí trước bạ;
d) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
đ) Việc trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
e) Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ;
g) Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ;
h) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh;
i) Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh;
k) Bổ sung từ ngân sách trung ương;
l) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh:
a) Thuế doanh thu;
b) Thuế lợi tức, không kể thuế lợi tức của các đơn vị hoạch toán toàn ngành;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
đ) Thuế tài nguyên;
e) Thu sử dụng vốn ngân sách.
3- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách xã, thị trấn:
a) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
b) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
c) Thuế nhà, đất;
d) Tiền sử dụng đất.
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh gồm:
1- Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý;
b) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phần giao cho cấp tỉnh;
c) Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
d) Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các chính sách xã hội do cấp tỉnh quản lý;
e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho cấp tỉnh quản lý;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Trả lãi tiền vay cho đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này;
i) Các khoản chi phí khác theo quy định của Luật pháp.
2- Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do cấp tỉnh quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
3- Chi trả nợ gốc tiền vay cho đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 8 của luật này.
4- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
5- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Nguồn thu của ngân sách cấp huyện gồm:
1- Các khoản thu 100%:
a) Thuế môn bài, trừ thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn;
b) Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn phường;
c) Các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý;
d) Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp huyện quản lý;
đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của Pháp luật;
e) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ;
g) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện;
h) Thu kết dư ngân sách cấp huyện;
i) Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;
k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã, thị trấn:
a) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
b) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
c) Thuế nhà, đất;
d) Tiền sử dụng đất.
3- Ngoài các khoản thu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn được phân chia thêm một phần theo tỷ lệ phần trăm (%) về thuế doanh thu, thuế lợi tức, lệ phí trước bạ thu trên địa bàn và được lập quỹ đầu tư theo quy định của Chính phủ.
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện gồm:
1- Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý;
b) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phần giao cho cấp huyện;
c) Hoạt dộng của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện;
d) Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật;
đ) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
e) Ngoài các nhiệm vụ chi quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn đảm nhận thêm các nhiệm vụ chi về quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng, sự nghiệp thị chính.
2- Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của tỉnh. Trong phân cấp đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
3- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn gồm:
1- Các khoản thu 100%:
a) Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ;
b) Thuế sát sinh;
c) Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp thu cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;
d) Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
đ) Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý;
e) Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn;
g) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;
h) Thu kết dư ngân sách xã, thị trấn;
i) Bổ sung từ ngân sách cấp trên;
k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã, thị trấn:
a) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
b) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
c) Thuế nhà, đất;
d) Thuế sử dụng đất.
Nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn gồm:
1- Chi thường xuyên về:
a) Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã, thị trấn quản lý;
b) Hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý;
c) Hoạt động y tế xã, thị trấn;
d) Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc lợi, đường giao thông do xã, thị trấn quản lý;
đ) Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn;
e) Công tác dân quân tự vệ; trật tự an toàn xã hội ở xã, thị trấn;
g) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2- Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của cấp tỉnh.
Ngoài các khoản thu, chi quy định tại các điều 34 và 35 của Luật này, chính quyền xã, thị trấn được huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện. Việc quản lý khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiển soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Nguồn thu của ngân sách phường gồm:
1- Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật;
2- Thuế sát sinh, trừ thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc;
3- Các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho phường;
4- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho phường theo quy định của pháp luật;
5- Thu kết dư ngân sách phường;
6- Bổ sung từ ngân sách cấp trên;
7- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ chi của ngân sách phường gồm:
1- Chi công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do phường quản lý;
2- Chi về công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội ở phường;
3- Chi về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng công sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường;
4- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này giữa ngân sách trung ương với ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được quy định tại khoản 3 Điều 30, các khoản 2 và 3 Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách từng xã, thị trấn.
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giao cho từng cấp được ổn định từ ba đến năm năm.
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để cân đối thu, chi ngân sách, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội được giao, được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 37 và 38 của Luật này theo các tiêu thức: dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội của từng vùng, chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng có khó khăn. Số bổ sung này được ổn định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, trong trường hợp có trượt giá, căn cứ vào số bổ sung đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chính phủ quyết định mức điều chỉnh tăng một phần tỷ lệ trượt giá trong việc tính bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Chính phủ quy định việc điều chỉnh các khoản thu, khoản chi của từng cấp ngân sách, quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung của ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong các trường hợp đặc biệt sau đây:
1- Có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh;
2- Biến động lớn về thu, chi ngân sách so với mức đã phân bổ.
1- Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2- Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
3- Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quản lý Nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán còn phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
1- Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc lập kế hoạch kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm sau.
2- Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà Nhà nước và số kiểm tra về dự toán ngân sách Nhà nước.
1- Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
2- Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới, tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
3- Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan trung ương, dự toán ngân sách các dịa phương; tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ.
Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm:
1- Làm việc với cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp, Uỷ ban nhân dân cấp dưới để điều chỉnh những điểm xét thấy cần thiết trong dự toán ngân sách;
2- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm cân đối ngân sách theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách Nhà nước, nếu có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương.
Dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trình Quốc hội phải kèm theo tài liệu về các vấn đề sau đây:
1- Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm trước, những căn cứ xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước, những nội dung cơ bản và những giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước;
2- Các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước, trong đó nêu rõ những mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách Nhà nước;
3- Các nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước kèm theo những giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước;
4- Bội chi ngân sách Nhà nước và các nguồn bù đắp; tỷ lệ bội chi so với tổng sản phẩm trong nước;
5- Báo cáo các khoản nợ của Nhà nước, trong đó nêu rõ số nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn trả, số lãi phải trả trong năm, số nợ sẽ phát sinh thêm do phải vay để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, khả năng trả nợ trong năm và số nợ đến cuối năm;
6- Những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính, tiền tệ và ngân sách Nhà nước;
7- Danh mục các dự án đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản quan trọng thuộc nguồn ngân sách Nhà nước;
8- Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước;
Dự toán ngân sách Nhà nước năm sau phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước.
Các tài liệu cần thiết phải có kèm theo dự toán ngân sách địa phương trình hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định.
1- Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước năm sau trước ngày 30 tháng 11 năm trước.
2- Trong trường hợp dự toán ngân sách Nhà nước chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách Nhà nước trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
3- Hội đồng nhân dân, căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi đã phân cấp cho địa phương và chế độ chính sách hiện hành, quyết định dự toán ngân sách địa phương vào thời gian theo quy định của Chính phủ.
Việc phân bổ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải được thực hiện trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
Trong quá trình thảo luận và quyết định dự toán ngân sách tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, khi quyết định dự toán ngân sách về việc tăng các khoản chi hoặc bổ sung khoản chi mới, Quốc hội, Hội đồng nhân dân đồng thời xem xét và quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách, nếu việc bố trí ngân sách của địa phương không phù hợp với quyết định của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp trên.
Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thời gian lập dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước.
Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan Nhà nước và các đơn vị dự toán ngân sách giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được phân bổ; đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, cấp pháp và quản lý. Ngoài cơ quan giao ngân sách, không một tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được phân bổ.
Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi không thể trì hoãn được cho tới khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách được quyết định.
1- Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính.
2- Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả.
1- Cơ quan tài chính các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước; nếu nộp chậm mà không có lý do chính dáng, căn cứ vào yêu cầu của cơ quan tài chính, các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân nộp chậm để nộp ngân sách Nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách.
2- Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kế hoạch với cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí.
1- Chỉ cơ quan thuế và cơ quan Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách Nhà nước.
2- Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan, tổ chức đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tuyên truyền, vận động các tổ chức và công dân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách Nhà nước;
c) Xác định và thông báo cho các tổ chức, cá nhân số thuế hoặc các khoản thu phải nộp ngân sách Nhà nước;
d) Kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách Nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3- Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Việc cấp phát kinh phí ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định sau đây:
1- Căn cứ vào dự toán ngân sách Nhà nước được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách lập kế hoạch chi gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để chủ động bố trí kinh phí;
2- Cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị và căn cứ vào khả năng ngân sách để bố trí mức chi hàng quý, thông báo cho đơn vị để thực hiện;
3- Căn cứ vào mức chi do cơ quan tài chính thông báo, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ra lệnh chuẩn chi, Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện việc cấp phát, thanh toán;
4- Mọi khoản chi ngân sách Nhà nước được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này và theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nguyên tắc này.
Nghiêm cấm tăng chi về quỹ tiền lương đã ghi trong dự toán ngân sách được duyệt, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
Chi đầy tư xây dựng cơ bản phải bảo đảm cấp đủ và đúng tiến độ trong phạm vi kế hoạch được giao, những khoản chi khác chỉ được phép điều chỉnh trong phạm vi dự toán được phân bổ và theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 62 của Luật này.
Trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nước, nếu có sự thay đổi về thu, chi thì thực hiện như sau:
1- Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ sung quỹ dự trữ tài chính và tăng chi cho các khoản cần thiết khác theo quy định của Chính phủ;
2- Trường hợp số thu không đạt dự toán được duyệt, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân được phép điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp trong kỳ họp gần nhất;
3- Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán những không thể trì hoãn được mà khoản dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó;
4- Hàng năm, trong trường hợp có số tăng thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt so với nhiệm vụ thu được giao, Chính phủ quyết định trích một phần theo tỷ lệ phần trăm (%) của số tăng thu đó cho ngân sách cấp tỉnh để đầu từ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
5- Trường hợp quỹ ngân sách Nhà nước thiếu hụt tạm thời, phải sử dụng quỹ dự trữ tài chính để xử lý. Riêng đối với ngân sách trung ương nếu quỹ dự trữ tài chính không đáp ứng được, Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của ngân sách các cấp và tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước của ngân sách trung ương phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước gửi cơ quan tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí cho tới khi nhận được báo cáo.
Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước.
1- Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong dự toán năm được duyệt và theo Mục lục ngân sách Nhà nước.
2- Tất cả các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải ghi vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách năm trước chưa thực hiện, chỉ được đưa vào dự toán năm sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được trích năm mươi phần trăm chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, năm mươi phần trăm (50%) chuyển vào ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách cấp huyện, ngân sách xã, thị trấn, phường chuyển vào ngân sách năm sau.
1- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách lập quyết toán thu, chi ngân sách của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên.
2- Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận.
3- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, lập quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
1- Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp, thẩm tra quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp lập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
2- Bộ Tài chính xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan trung ương, thẩm tra quyết toán ngân sách địa phương, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ để Chính phủ xem xét trình Quốc hội phê chuẩn.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức kiểm toán, quyết toán ngân sách Nhà nước trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
1- Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; Hội đồng nhân dân xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
2- Trong trường hợp quyết toán ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì Chính phủ, Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán phải tiếp tục làm rõ những vấn đề Quốc hội, Hội đồng nhân dân yêu cầu để trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân vào thời gian do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt quyết toán thu, chi ngân sách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1- Những khoản thu không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp; những khoản phải thu nhưng chưa thu, phải truy thu đầy đủ cho ngân sách Nhà nước;
2- Những khoản chi không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi cho ngân sách Nhà nước.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách.
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện việc kiểm toán, xác định đúng đắn, hợp pháp của các số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
1- Khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan Kiểm toán Nhà nước có quyền độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình.
2- Cơ quan Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán với Chính phủ, báo cáo với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khi có yêu cầu. Khi Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội yêu cầu kiểm toán thì cơ quan Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả.
1- Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách của tổ chức và cá nhân.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tài chính đối với việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:
1- Che dấu nguồn thu, thu để ngoài ngân sách, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách;
2- Cho miễn, giảm các khoản nộp ngân sách trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền;
3- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, làm thiệt hại nguồn thu của ngân sách và tài sản của Nhà nước;
4- Thu sai quy định của pháp luật, chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được duyệt, làm thất thoát kinh phí ngân sách;
5- Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách Nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước;
6- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về ngân sách.
Tổ chức, cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách làm tổn thất ngân sách, tài sản của Nhà nước đều phải bồi thường; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách. Việc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo và việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào những quy định của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Việc thu, chi, quyết toán ngân sách Nhà nước và những vấn đề phát sinh từ việc thực hiện ngân sách Nhà nước trước đây khi Luật này có hiệu lực thi hành thì được áp dụng theo pháp luật hiện hành.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 47-L/CTN |
Hanoi ,March 20, 1996 |
In order to exercise unified management of the national finance, to build a healthy State Budget, to enhance financial discipline, to economically and efficiently use the money of the State, to increase accumulation for national industrialization and modernization along the the socialist orientation, to meet the requirements of socio-economic development, to raise the living standard of the people, and to ensure national defense, security and external relations;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law provides for the establishment, implementation, accounting, examination of the State Budget and the tasks and powers of the State agencies at various levels with respect to the State Budget.
Article 1.- The State Budget comprises all revenues and expenditures of the State in the draft that has already been decided by the competent State Agencies and implemented within one year in order to ensure the implementation of the functions and responsibilities of the State.
1. The State Budget revenues include: revenues from taxes, fees and charges; revenues from economic activities of the State; contributions by organizations and individuals; aid; other revenues as stipulated by law; and borrowings by the State to make up for the overspending that are included in the balance of the State Budget.
2. The State Budget expenditures include: spendings on socio-economic development, on ensuring national defense, security, operations of the State apparatus; spending on the payment of State debts; on aid and other spendings as stipulated by law.
Article 3.- The State Budget shall be put under unified management on the principle of democratic centralism, transparency, assignment of responsibilities in association with assignment of powers, division of management between branches and levels.
The National Assembly shall decide the draft State Budget and the allocations of the State Budget; ratify the State Budget accounts.
Article 4.- The State Budget shall comprise the central budget and the budgets of the local administration at various levels (local budgets). The relations between the budget of various levels shall be established on the following principles:
1. The central budget and the budget of each level of local administration shall be determined according to the concrete sources of revenue and concrete spending tasks;
2. Additional allocation from the higher-level budget to the lower-level budget shall be made to ensure equality, balanced development among the regions and localities. This additional allocation shall be the revenue of the lower-level budget;
3. In case the higher-level State management agency authorizes the lower-level State management agency to carry out an expenditure that comes under the former�s responsibility, funds must be transferred from the higher-level budget to the lower-level budget for performing such task;
4. Except for the supplementary allocations to the revenue source and the authorized spending as stipulated in Clauses 2 and 3 of this Article, the budget of one level shall not be used to pay for the spending that belongs to the task of another level.
1. The State Budget revenue shall be collected in accordance with provisions of this Law and other provisions of law.
2. State Budget expenditure shall be made only under the following conditions:
a) It has been included in the approved draft budget, except for cases stipulated in Articles 56 and 62 of this Law;
b) In conformity with the regulations, criteria and norms set by the competent State agency;
c) It has been approved by the heads of the budget-using units and others who are authorized to approve the spending.
In addition to the conditions specified in Points a, b and c of Clause 2 of this Article, if the expenditure is made for a work that requires bidding, bidding must be organized in accordance with prescriptions of the Government.
3. No branch, level or unit is allowed to institute any revenue or expenditure contrary to the provisions of law.
4. The financial agencies at various levels shall have to ensure the timely allocation of fund for expenditures; are entitled to refuse to pay for any spendings that fail to meet the conditions stipulated in Clause 2 of this Article and take responsibility for their decisions.
Article 6.- All State Budget revenues and expenditures must be fully accounted for in the State Budget.
1. The State Budget Fund shall comprise all amounts of money of the State, including borrowed money which have been entered into the accounts of the State Budget of all levels.
2. The State Budget Fund shall be kept at the State Treasury.
1. The State Budget shall be balanced in accordance with the principle that the total revenue from taxes, fees and charges must be bigger than the total regular spending and help to accumulate more and more for spending on development investment; in case of over-spending, the over-spent amount must be smaller than the amount spent on development investment and eventually to achieve balance between revenue and expenditure of the budget.
2. The borrowings to make up for the State Budget deficit must abide by the following principle: they must not be used for consumption; but only for development purposes; there must be a plan to recover the borrowed capital and ensure budget balance in order to pay the debt when it is due.
3. The local budgets shall be balanced in accordance with the principle that the total expenditure shall not exceed the total revenue; in case a province or city directly under the Central Government (hereafter referred to as province) needs an investment in infrastructure construction which comes under the scope of the provincial budget but which is beyond its ability to balance, such a province shall be allowed to mobilize domestic investment capital as provided for by the Prime Minister; but it must balance its own budget in order to be able to pay all debts when they are due.
1. The draft expenditures of the central budget and of the local budget at various levels shall be entitled to include 3% to 5% of the total estimated spending to meet the requirements of unexpected spendings arising during the budget year.
2. The Government and the provincial People’s Committees shall be entitled to establish the financial reserve fund from sources such as revenue increases, budget remainder, and to include it in the annual budget expenditure estimate. The financial reserve fund shall be used to meet the requirements of spendings when the revenues have not been collected in time, but such spendings must be immediately reimbursed within the budget year, except for special cases stipulated by the Prime Minister.
The maximum of the financial reserve fund at each level shall be stipulated by the Government.
Article 10.- The issuance and implementation of new legal documents that increase budgetary spending or decrease budgetary revenue during the year must be assured by financial sources.
Article 11.- The State Budget shall ensure enough funds for the activities of the Communist Party of Vietnam and the socio-political organizations. The funds for the activities of social organizations and socio-professional organizations shall be implemented in accordance with the principle of self-procurement, the State Budget shall render support only in a number of specific cases provided for by the Government.
Article 12.- All properties to be invested, purchased with the State Budget sources and other properties of the State must be strictly managed in conformity with the prescribed regimes.
1. The State Budget revenue and expenditure shall be accounted for in the Vietnam Dong (VND).
2. The accounting and account statement of the State Budget shall be uniformly carried out in accordance with the accountancy regime of the State and the List of the State Budget.
3. All forms for State Budget revenues and expenditures shall be issued and managed by the Ministry of Finance.
Article 14.- The budget year begins on the 1st of January and terminates on the 31st of December on the calendar year.
TASKS AND POWERS OF THE NATIONAL ASSEMBLY, THE STATE PRESIDENT, THE GOVERNMENT AND OTHER STATE AGENCIES, AND RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONSOF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS REGARDING THE STATE BUDGET
Article 15.- Tasks and powers of the National Assembly:
1. To make laws and amend laws in the field of State Budget;
2. To decide the national financial and monetary policies in order to contribute to the economic development, ensure the balance between revenue and expenditure of the State Budget;
3. To decide the State Budget estimates with the total revenue, total expenditure, estimate of overspending and sources for compensation;
4. To decide the State Budget allocations according to each type of revenue and each domain of spending in accordance with the proportion between regular spending, development investment spending, and spending for debt payment. On the basis of the decision of the National Assembly on the annual State Budget, the National Assembly assigns the Standing Committee of the National Assembly the task of deciding the plan submitted by the Government on the allocation of the central budget to each ministry, each branch and the additional allocations from the central budget to each province or city directly under the Central Government, and reporting the plan to the National Assembly at its nearest session;
5. To decide the list of national programs and projects; key capital construction projects to be invested with capital from State Budget sources;
6. To decide the readjustment of the State Budget in necessary cases;
7. To supervise the implementation of the State Budget, the national financial and monetary policies, the National Assembly’s resolutions on the annual State Budget, national programs and projects, and key capital construction projects;
8. To ratify the final State Budget statement.
Article 16.- Tasks and powers of the Standing Committee of the National Assembly:
1. To promulgate legal documents in the budgetary field as assigned by the National Assembly;
2. To perform the task assigned by the National Assembly to decide the plan for the allocation of the central budget in accordance with provisions in Clause 4, Article 15 of this Law;
3. To supervise the implementation of the laws on budget, national financial and monetary policies, the National Assembly’s resolutions on the annual State Budget.
Article 17.- Tasks and powers of the National Assembly’s Economic and Budgetary Commission:
1. To examine the draft laws and ordinances and other drafts in the budgetary field;
2. To examine the draft State Budget and allocations, the reports on the implementation of the State Budget and the State Budget statement submitted by the Government to the National Assembly;
3. To examine the plan on the allocation of the central budget to each ministry, branch, and the supplementary allocations from the central budget to each province, city directly under the Central Government submitted by the Government to the Standing Committee of the National Assembly;
4. To supervise the activities of the Government, branches and levels in the implementation of the State Budget and the application of the laws on budget by organizations and individuals;
5. To make recommendations to the National Assembly on budgetary, financial and monetary matters.
Article 18.- Tasks and powers of the Nationalities Council and other Commissions of the National Assembly:
1. Within their respective tasks and powers, to cooperate with the National Assembly’s Economic and Budgetary Commission in examining the draft laws and ordinances and other drafts in the budgetary field submitted by the Government to the National Assembly and the National Assembly’s Standing Committee;
2. To supervise the enforcement of the law on budget and the implementation of the National Assembly’s resolutions on the State Budget within the areas under their jurisdiction.
Article 19.- Tasks and powers of the State President:
The State President shall discharge the tasks and powers as stipulated by the Constitution and law in signing and ratifying on behalf of the State of the Socialist Republic of Vietnam international treaties in the financial and monetary field.
Article 20.- Tasks and powers of the Government:
1. To submit to the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly draft laws and ordinances and other drafts on the State Budget; to promulgate legal documents on the State Budget in accordance with its authority;
2. To establish and submit to the National Assembly the draft State Budget and the allocations, plans on State Budget readjustment in case of necessity;
3. To establish and submit to the Standing Committee of the National Assembly the detailed plan on the allocation of the central budget;
4. On the basis of the resolutions of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly to decide the assignment of tasks in the budget revenue and expenditure to each ministry and branch, the tasks in revenue, expenditure and the supplementary allocation from the central budget to each province or city directly under the Central Government;
5. To exercise unified management of the State Budget, ensure close co-ordination between the branches and local managerial agencies in implementing the State Budget;
6. To organize and examine the implementation of the State Budget; to report to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly on the implementation of the State Budget, national programs and projects and key capital construction projects;
7. To set forth principles and methods for the calculation of the supplementary allocation of revenue from the higher level budget to the lower level budget;
8. To set forth regulations on the use of the reserve fund from the State Budget and managing the financial reserve fund;
9. To set forth or authorize the competent State Agency to set forth regimes, criteria, levels of State Budget expenditures for uniform application throughout the country;
10. To examine the resolutions of the People’s Councils on budget drafting and budget accounts;
11. To establish and submit to the National Assembly the accounts of the State Budget, the accounts of key capital construction projects of the State.
Article 21.- Tasks and powers of the Ministry of Finance:
1. To prepare draft laws, ordinances and other drafts in the field of State Budget to be submitted to the Government; to issue legal documents on the State Budget within its jurisdiction;
2. To take responsibility before the Government for performing the function of unified management of the State Budget:
a) To exercise unified management and direct the collection of taxes, fees, charges and other revenues of the State Budget;
b) To exercise unified management of the borrowing and debt repayment by the Government, exert financial management of the sources of international aid;
c) To guide and examine the implementation of the State Budget; organize the collection of revenues for the State Budget and allocation of State Budget expenditures; to provide preferential loans or financial assistance to socio-economic projects and programs of the State in accordance with provisions of the Government.
3. To guide and examine the drafting of the annual State Budgets of the ministries, other central agencies and localities; to co-operate with the related agencies at central and local levels in drafting the State Budget, allocate the State Budget and plans on the allocation of the central budget to be submitted to the Government; propose measures aimed at implementing the policy of increasing revenue, and making economical use of the State Budget;
4. To preside over and in co-operation with the ministries and branches to establish regimes, criteria and levels for the State Budget expenditure to be submitted to the Government for decision, or to make the decision itself in accordance with the assignment of authority by the Government for uniform application throughout the country;
5. To conduct financial inspection and examination regarding all economic organizations, administrative and non-business units and other units which are obliged to make contributions to the State Budget or which use the State Budget;
6. To manage the State Budget funds and other funds of the State;
7. To draw the accounts of the central budget, to consolidate and draw the State Budget accounts to be submitted to the Government;
8. To organize the management and examination of the use of the State properties.
Article 22.- Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment:
1. To submit to the Government the draft plan on socio-economic development of the whole country and the major balances of the national economy, including the balances of finance, money, capital construction investment fund, to serve as basis for the elaboration of the financial and budgetary plans;
2. To cooperate with the Ministry of Finance in drafting the budget and plans on the allocation of the State Budget in areas under its charge;
3. To cooperate with the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches in examining and evaluating the efficiency of investment capital for capital construction projects.
Article 23.- Tasks and powers of the Vietnam State Bank:
1. To cooperate with the Ministry of Finance in the establishment of the State Budget estimates regarding the plans and projects of borrowing to make up for State Budget over-spending;
2. To make advance payment to the State Budget so as to handle the temporary deficit of the State Budget fund in accordance with the Prime Minister�s decision.
Article 24.- Tasks and powers of Ministries and branches:
1. To cooperate with the ministry of Finance, the provincial People’s Committees in the process of establishing and allocating the State Budget, drawing the State Budget accounts of the branches and areas under their charge;
2. To cooperate with the Ministry of Finance in examining and monitoring the implementation of the budget of the branches and areas under their charge;
3. To report on the implementation and results of the budget utilization by the branches and in areas under their charge in accordance with the stipulated regime;
4. To cooperate with the Ministry of Finance in establishing regimes, criteria, levels of spending of the State Budget of the branches and areas under their charge.
Article 25.- Tasks and powers of the People’s Council and People’s Committee:
1. The People’s Council:
a) To decide the local draft budget and allocation of budget; to ratify the local budget accounts;
b) To decide policies and measures to implement the local budget;
c) To decide the readjustment of the local budget estimates in case of necessity;
d) To supervise the implementation of the budget that has been decided by the People’s Council;
e) The provincial People’s Council, in addition to the tasks and powers provided for in Points a, b, c and d of Clause 1 of this Article, shall also be entitled to make decision on the collection of fees, charges, surcharges and other contributions by people in accordance with the provisions of law; to decide the assignment of authority to spend on investment in the construction of socio-economic infrastructure projects of the locality submitted by the People’s Committee of the same level.
2. The People’s Committee:
a) To draft the local budget and draw up the plan on its allocation, the plan on readjustment of the local budget in case of necessity, submit it to the People’s Council of the same level for decision, and report to the immediate higher State administrative agency and financial agency;
b) To make the local budget accounts to submit to the People’s Council of the same level for ratification, and to report to the immediate higher State administrative agency and financial agency;
c) To examine the Resolution on the draft budget and the budget accounts by the lower level People’s Council;
d) Basing itself on the Resolution of the People’s Council of the same level, to assign the tasks of budget collection and expenditure to each attached agency and unit; the tasks of collection and expenditure and the level of supplementary allocation to the lower-level budget;
e) To organize the implementation of the local budget;
f) To cooperate with the superior State agencies in managing the State Budget within its territory;
g) To report on the State Budget in accordance with the provisions of law;
h) The provincial People’s Committee, in addition to the tasks and powers provided for in Points a, b, c, d, e, f and g of Clause 2 of this Article, shall also have the task of formulating and submitting to the People’s Council for decision issues stipulated in Point e, Clause 1 of this Article.
Article 26.- Tasks and powers of the State Budget drafting units:
1. To organize the drafting of budget revenues and expenditures within the assigned scope;
2. To organize the implementation of the assigned plans for budget revenue and expenditure; to pay fully and in time the remittances to the budget in accordance with the provisions of law; to spend in conformity with the regimes, purposes, objects and in an economical manner;
3. To guide and examine the implementation of the plans for budget revenues and spendings of the attached units;
4. To manage and use the State properties at the units in conformity with the regimes and purposes and in an efficient manner;
5. To strictly adhere to the regimes of accountancy and statistics of the State; to report on the implementation of the budget plan and draw the budget accounts in accordance with the prescribed regime.
Article 27.- Organizations and individuals shall have the responsibilities and obligations:
1. To pay fully and in time the taxes, fees, charges and other revenues to the budget in accordance with provisions of law;
2. In case they are allocated capital and funds by the State in accordance with the approved draft budget, they shall have to manage and use those capital and funds for the right purposes, in accordance with the regimes and in an economical and efficient manner;
3. To properly observe the regime of accountancy and statistics of the State.
SOURCES OF REVENUES, SPENDING TASKS OF THE BUDGET OF DIFFERENT LEVELS
Article 28.- The sources of the central budget revenues shall comprise:
1. The revenues to be 100% collected:
a) Export tax, import tax;
b) Special consumption tax;
c) Profit tax of units where accounting applies to the whole service;
d) Taxes and other revenues from the petroleum industry to be paid to the central budget in accordance with Government regulations;
e) Profit from capital contributed by the State, State capital recovered at economic establishments, recovered State loans (principal and interest), revenues from the State reserve fund;
f) The Government�s borrowings; non-refund aid granted by foreign governments, organizations or individuals to the Government in accordance with provisions of law;
g) Fees, charges and other revenues contributed to the central budget in accordance with Government regulations;
h) Revenues from the balance of the central budget;
i) Other revenues in accordance with provisions of law.
2. The revenues divided in percentage (%) between the central budget and the provincial budget:
a) Turnover tax;
b) Profit tax, excluding profit tax of the units under the whole-branch accounting system;
c) Income tax from high-income earners;
d) Taxes on transfer of profits abroad;
e) Natural resource tax;
f) Tax on the use of budget capital.
Article 29.- The spending tasks of the central budget shall comprise:
1. Regular spendings on:
a) Non-business activities in the fields of education, training, health-care, social affairs, culture, information, physical training and sports, science, technology and environment and other operations managed by the central agencies;
b) Non-business and economic operations managed by the central agencies;
c) National defense, security and social order and safety, excluding the portion allocated to the locality;
d) Operations of the central agencies of the State and the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations;
e) Price subsidies in accordance with the State policies;
f) National programs managed by the Central Government;
g) Support for the social insurance fund as provided for by the Government;
h) Subsidies to people entitled to the social policies managed by the Central Government;
i) Financial support for social organizations and socio-professional organizations at the central level in accordance with provisions of law;
j) Payments for the interests of Government borrowings;
k) Aid;
l) Other expenditures as stipulated by law.
2. Spendings on development investment:
a) Investment in construction of socio-economic infrastructure projects managed by the central level without possibility of capital recovery;
b) Investment and capital support for State enterprises; contribution of stock capital to joint ventures with enterprises in areas that need the participation of the State in accordance with provisions of law;
c) Spending on the National Investment Support Fund and Development Support Funds for economic development programs and projects;
d) The State reserve.
3. Spending on payment of principals of Government borrowings.
4. Spending on supplementing the financial reserve fund.
5. Spending on supplementing the lower-level budgets.
Article 30.- The revenue sources of the provincial budget shall include:
1. The revenues to be 100% collected;
a) Land rent;
b) Revenues from the leasing and sale of dwelling houses owned by the State;
c) Registration fees;
d) Revenues from State-run lotteries;
e) Non-refund aid donated directly by foreign organizations and individuals to the province in accordance with provisions of law;
f) Fees, charges and other revenues to be contributed to the provincial budget in accordance with the provisions of the Government;
g) Money mobilized from organizations and individuals to invest in construction of infrastructure projects in accordance with provisions of the Government;
h) Voluntary contributions from domestic and foreign organizations and individuals to the provincial budget;
i) Revenues from the balance of the provincial budget;
j) Supplementary allocation from the central budget;
k) Other revenues as provided for by law.
2. Revenues divided in percentage (%) between the central budget and the provincial budget:
a) Turnover tax;
b) Profit tax, excluding profit tax of units where accounting is done in all the service;
c) Income tax from high-income earners;
d) Tax on remittance of profits abroad;
e) Natural resources tax;
f) Tax on the use of budget capital.
3. Revenues divided in percentage (%) between the provincial budgets, budgets of districts, precincts, provincial towns and cities (referred to as the district�s budget) and the budgets of communes and townships:
a) Tax on the use of agricultural land;
b) Tax on the transfer of land use right;
c) House and land taxes;
d) Land rent.
Article 31.- The spending tasks of the provincial budget shall include:
1. Regular spending on:
a) Non-business activities in the fields of economy, education, training, health-care, culture, information, physical training and sports, social affairs, science, technology and environment and other non-business operations managed by the provincial agencies;
b) The tasks of national defense, security and social order and safety, assigned to the province;
c) Activities of the agencies of the State, the Communist Party of Vietnam, and socio-political organizations at provincial level;
d) Financial support for the provincial social organizations and socio-professional organizations in accordance with provisions of law;
e) Implementation of social policies managed by the province;
f) The national programs assigned by the Government to the province for management;
g) Price subsidies in accordance with State policies;
h) Payment of interests on borrowings for investment as stipulated in Clause 3, Article 8 of this Law;
i) Other expenditures in accordance with provisions of law.
2. Spending on development investment:
a) Investment in the construction of socio-economic infrastructure projects managed by the province;
b) Investment and capital support for State enterprises in accordance with provisions of law;
3. Spending for payment of principals of the borrowings for investment as stipulated in Clause 3, Article 8 of this Law.
4. Spending on supplementing the financial reserve fund.
5. Spending on supplementing lower-level budgets.
Article 32.- The revenue sources of the district budget include:
1. The revenues to be 100% collected:
a) Trade license tax, excluding trade license tax on small business households in communes and townships;
b) Slaughter tax collected from animal-slaughtering businesses located in the ward�s territory;
c) Fees and charges from activities of agencies under the district�s management;
d) Money collected from non-business operations of units managed by the district;
e) Non-refund aid granted by foreign organizations and individuals directly to the district in accordance with provisions of law;
f) Contributions by organizations or individuals to invest in the construction of infrastructure projects in accordance with provisions of the Government;
g) Voluntary contributions by domestic and foreign organizations or individuals to the district�s budget;
h) Revenue from the balance of the district�s budget;
i) Supplements from the provincial budget;
j) Other revenues as provided for by
law.
2. Revenues to be divided in percentage (%) between the provincial budget, province, district budgets and the budgets of communes and townships:
a) Tax on agricultural land use;
b) Tax on transfer of land use right;
c) House and land taxes;
d) Land use charge.
3. In addition to the revenues provided for in Clauses 1 and 2 of this Article, the provincial towns and cities are also given an additional percentage of turnover tax, profit tax, registration fees collected in their respective territory and are entiled to establish their own investment funds in accordance with provisions of the Government.
Article 33.- The spending tasks of the district�s budget shall include:
1. Regular spending on:
a) Non-business activities in the fields of economy, culture, information, sports and social affairs and other non-business activities managed by the district agencies;
b) The tasks of national defense, security and social order and safety, assigned to the district;
c) The activities of the agencies of the State, the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations at district level;
d) Financial support for district social organizations and socio-professional organizations in accordance with provisions of law;
e) Other spendings as provided for by law;
f) In addition to the spending tasks provided for in Points a, b, c, d, e of Clause 1 of this Article, the provincial towns and cities under the provincial management shall also assume the tasks of spending on the management, repair and maintenance of public works and on urban non-business operations.
2. Spending on development investment:
Spending on investment in socio-economic infrastructure projects of the provincial level in accordance with the division of responsibility. The provincial towns and cities shall be tasked with the spendings on investment in the construction of public general education schools of all levels and public utility projects such as lighting, water supply and drainage, inner city transportation, traffic safety, urban sanitation.
3. Spending on supplementing lower-level budgets.
Article 34.- The revenue sources of the commune and township budgets shall include:
1. The revenues to be 100% collected:
a) The trade license tax on small business households;
b) Animal slaughtering tax;
c) Fees, charges and contributions to be collected for the commune or township budget in accordance with provisions of law;
d) Revenues from the use of the public land fund and profits from other public properties;
e) Money collected from non-business operations managed by the commune or township;
f) Voluntary contributions to the commune and township;
g) Non-refund aid directly donated by foreign organizations and individuals to the commune or township in accordance with provisions of law;
h) Revenue from the balance of the commune or township budget;
i) Supplementary allocation from the higher-level budget;
j) Other revenues in accordance with provisions of law.
2. Revenues divided in percentage (%) between the provincial budget, the district budget, and the commune or township budget:
a) Tax on agricultural land use;
b) Tax on transfer of land use right;
c) House and land taxes;
d) Land use charge.
Article 35.- The spending tasks of the commune or township budgets:
1. Regular spending on:
a) Social work and activities in the fields of culture, information and sports managed by the commune or township;
b) Financial support for extracurricular education, creches and kindergartens managed by the commune or township;
c) Health care activities in the commune or township;
d) Management, repair or maintenance of architectural projects, public properties, welfare projects and roads managed by the commune or township;
e) Activities of the agencies of the State, the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations of the commune or township;
f) Militia and self-defense work; maintenance of social order and safety in the commune or township;
g) Other spendings in accordance with provisions of law.
2. Spending on development investment:
Spending on investment in the construction of socio-economic infrastructure projects in accordance with the assignment of responsibilities by the province.
Article 36.- In addition to the revenues and expenditures provided for in Articles 34 and 35 of this Law, the commune or township administration shall be entitled to mobilize contributions from organizations or individuals for investment in the construction of infrastructure projects of the commune or township on the principle of voluntariness. The management of such contributions shall be carried out in a transparent way, subject to examination and control so as to ensure that they shall be used for the right purposes and in accordance with regimes provided for by law.
Article 37.- The revenue sources of the ward budget shall include:
1. Fees, charges and contributions to the ward budget in accordance with provisions of law;
2. Animal slaughtering tax, excluding animal slaughtering tax collected from animal slaughtering enterprises;
3. Voluntary contributions from organizations or individuals to the ward;
4. Non-refund aid from foreign organizations or individuals directly to the ward in accordance with provisions of law;
5. Revenue from the balance of the ward budget;
6. Supplementary allocation from the higher-level budget;
7. Other revenues as provided for by law.
Article 38.- The tasks of spending by the the ward budget shall include:
1. Spending on social work and activities in the fields of culture, information and sports managed by the ward;
2. Spending on militia, self-defense, social order and safety work in the ward;
3. Spending for the operation of the agencies of the State, the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations at ward level;
4. Other spendings as provided for by law.
Article 39.- The Government shall stipulate in details the percentage (%) of revenues to be divided as provided for in Clause 2, Article 28 of this Law between the central budget and the budget of each province and city directly under the Central Government. The provincial People’s Committee shall stipulate in details the percentage (%) of revenue to be divided as provided for in Clause 3, Article 30, Clauses 2 and 3, Article 32, and Clause 2, Article 34 of this Law between the provincial budget and the budget of each district, precinct, provincial town and city and the budget of each commune and township.
The percentage (%) of revenue to be apportioned to each level shall be kept stable for 3 to 5 years.
The supplementary allocation from the higher-level budget to the lower-level budget to balance budget revenue and expenditure and to ensure the implementation of the assigned socio-economic tasks shall be determined on the basis of the calculation of revenue sources and spending tasks stipulated in Articles 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 37 and 38 of this Law in accordance with the norms such as population, natural conditions, socio-economic conditions of each region, with attention paid to remote areas, former revolutionary bases, areas of ethnic minorities and areas facing difficulties. Such supplementary allocations shall be kept stable for 3 to 5 years. Every year, in case of inflation, the Government shall, on the basis of the supplementary allocations decided by the Standing Committee of the National Assembly, decide the increase percentage proportional to the inflation rate in calculating the supplementary allocation to the lower-level budgets.
Article 41.- The Government shall stipulate the readjustment of revenues and expenditures of each budgetary level, decide the percentage of revenue division between the central budget and the provincial budget and the supplementary allocation from the central budget to the budgets of provinces and cities directly under the Central Government and report to the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly in the following special cases:
1) There is an urgent demand in terms of national defense and security;
2) There are major changes in the budget revenues and expenditures compared to those already allocated.
1. The annual State Budget shall be drafted on the basis of the tasks of socio-economic development and the assurance of national security and defense.
2. The revenues in the draft budgets must be determined on the basis of economic growth and provisions of law regarding budget revenues.
3. The expenditures in the draft budgets must be determined on the basis of the socio-economic development targets, the State management and the assurance of national security and defense. For the regular spendings, the drafts must be made on the basis of the sources of revenues from taxes, fees, charges and in compliance with the regimes, norms and levels stipulated by the competent State agencies.
1. Annually, the Prime Minister shall decide the elaboration of socio-economic plans and the draft State Budget for the following year.
2. On the basis of the Prime Minister�s decisions, the Ministry of Finance shall provide guidance on the requirement, content and time-limit for drafting the State Budget and the control number of the draft State Budget.
1. The agencies or units responsible for budget revenues and expenditures shall organize the drafting of budget revenues and expenditures within their assigned tasks and send them to the financial agencies of the same level.
2. The local financial agencies of various levels shall consider the draft budgets of the agencies and units of the same level and draft budgets of the lower-level adminitration, to consolidate and make the draft budgets and plans on their allocation and submit them to the People’s Committee of the same level.
3. The People’s Committee shall have to make the local draft budgets and plans on their allocation and submit them to the People’s Council of the same level for decision and report to the immediate higher State administrative agencies and financial agencies.
Article 45.- The Ministry of Finance shall consider the draft budgets of the central agencies and of the localities; consolidate and make the general draft State Budget and submit it to the Government.
Article 46.- During the process of consolidation and drafting the budgets, the financial agencies of various levels shall have the responsibility to:
1. Work with budget drafting agencies and units of the same level and the lower-level People’s Committee so as to readjust necessary points in the draft;
2. Recommend measures to ensure the budget balance as provided for in Article 8 of this Law.
During the process of drafting the State Budget, if there is divergence of views between the Ministry of Finance and other central agencies or the localities, the Ministry of Finance shall report to the Government or the Prime Minister for decision in accordance with the assigned authority. This principle shall also apply during the process of drafting local budgets at all levels.
Article 47.- The draft State Budgets and budget allocations according to each type of revenue, each area of spending and the ratio between regular spending, development investment spending and debt payment spending to be submitted to the National Assembly shall be attached with documents on the following issues:
1. The situation of the implementation of the State Budget in the preceding year, grounds for drafting the State Budget, basic contents and solutions aimed at materializing the draft State Budget;
2. The spending tasks of the State Budget in which the important targets and programs of the national economy and major policies of the Party and State related to the State Budget shall be specified;
3. The tasks of the State Budget revenues, accompanied by solutions aimed at mobilizing revenues for the State Budget;
4. The State Budget overspending and compensation sources; the rate of overspending compared with the Gross Domestic Product;
5. Report on the State�s debts, in which the amounts of due debt, overdue debt, amounts of interest to be paid during the year, the debts that will result from compulsory borrowings to compensate for the State Budget overspending, the capability to repay debts during the year and the amount of debts by the year-end shall be specified;
6. Specific policies and measures aimed at stabilizing finance, currency and the State Budget;
7. List of investment projects for key capital construction works to be built with State Budget sources;
8. Other documents to explain the projected State Budget revenues and expenditures.
Article 48.- The draft State Budget for the following year shall be handled to the National Assembly deputies ten days at the latest before the opening of the year-end session of the National Assembly of the previous year.
Article 49.- The necessary documents attached to the local draft budgets to be submitted to the People’s Council shall be stipulated by the Government.
1. The National Assembly shall decide the draft State Budget for the following year before the 30th of November of the previous year.
2. In case the draft State Budget is not yet decided by the National Assembly, the Government shall re-draft the State Budget and submit it to the National Assembly at a date to be decided by the National Assembly.
3. The People’s Council shall, on the basis of the revenue sources and spending tasks already delegated to the locality and the current regimes and policies, decide the local draft budgets at the time provided for by the Government.
Article 51.- The allocation of the central and local budgets for the following year to the budget using units shall be completed before the 31st of December of the previous year.
Article 52.- During the process of discussion and making decision on the draft budget, the National Assembly and the People’s Councils, when deciding the draft budget on increased expenditures or new expenditures, shall at the same time consider and decide the solutions to ensure the budget balance.
Article 53.- The Prime Minister, the President of the higher-level People’s Committee shall be entitled to request the lower-level People’s Council to readjust the draft budget if the disposition of the local draft budget does not conform with the decision of the National Assembly or the higher-level People’s Council.
Article 54.- The Government shall stipulate in details the time-table for the drafting of the State Budget and its allocation.
IMPLEMENTATION OF THE STATE BUDGET
Article 55.- Upon receiving the budget allocations, the State agencies and budget drafting units shall distribute to the attached units the right draft budget allocations; and at the same time they shall inform the financial agencies of the same level and the State Treasury of the place of transaction in order to monitor, supply and manage. No organization or individual other than the budget allocating agency shall be allowed to change the already allocated budgetary tasks.
Article 56.- If at the beginning of the budget year, the draft budget and budget allocation are not yet decided by the competent State agencies, the financial agencies of various levels shall be entitled to temporarily provide funds for the spending requirements that cannot be delayed until the draft budgets and budget allocations are decided.
1. The State agencies shall, within their tasks and powers, put forth necessary measures to ensure the fulfilment of the assigned tasks regarding budget revenues and expenditures, the practice of thriftiness, fight against wastefulness and embezzlement and strict observance of economic discipline.
2. The budget drafting units, organizations and individuals shall have to fulfill their obligations of making contributions to the budget in accordance with provisions of law; to use the State Budget finance for the right purposes, in accordance with regulations, and in an economical and efficient manner.
1. The financial agencies of various levels shall, within their tasks and powers, have to supervise and control the organizations and individuals that are obliged to contribute to the budget to make full and timely contributions to the State Budget; in case of delayed contribution without justifiable reasons, the banks and State Treasury shall, at the request of the provincial agencies, make deductions from the deposit accounts of the organizations, individuals that have delayed their contributions to pay to the State Budget or apply other administrative measures to collect for the budget.
2. Regular and periodic expenditures must be met by funds distributed through the year; seasonal spendings or big purchases shall have to be planned with the financial agencies so that they can take the initiative in disposing the funds.
1. Only the taxation agency and agency to which the State assigns the task of budgetary revenue collection (hereafter referred to as the collecting agency) shall be entitled to organize State Budget revenue collection.
2. The collection agency shall have the following tasks and powers:
a) To cooperate with the concerned State agencies to organize the collection in conformity with law; be subject to the guidance and control of the People’s Committee and supervision by the People’s Council with regard to budget revenue collection in the locality; cooperate with the Vietnam Fatherland Front and its member organizations in campaigning among organizations and individuals for fulfilling their obligations of budget contribution in accordance with provisions of this Law and other provisions of law;
b) To examine and control the revenue sources of the State Budget;
c) To determine and inform organizations and individuals of the amounts of taxes or revenues to be paid to the State Budget;
d) To inspect the discharge of the task of collection and payment to the State Budget, and handle acts of violation in accordance with provisions of law.
3. All budget revenues shall be paid directly to the State Treasury. In special cases the collecting agency shall be permitted to organize direct collection, but have to make timely and full payment to the State Treasury in accordance with provisions of the Minister of Finance.
Article 60.- The allocation of the State Budget expenditures shall be carried out in accordance with the following provisions:
1. On the basis of the assigned draft State Budgets, the budget using units shall draw up their spending plans and send them to the financial agency of the same level and the State Treasury at the place of transaction with a view to the timely disposal of funds;
2. The financial agency shall consider the spending plan of the unit and on the basis of the capability of the budget, arrange the quarterly spending plans, and notify the unit with a view to implementation;
3. On the basis of the spending plan announced by the financial agency, the head of the budget using unit shall issue the approval order, and the State Treasury shall examine the legality of the necessary documents as provided for by law and carry out the supply and payment;
4. All the State Budget expenditures shall be implemented when all conditions provided for in Clause 2, Article 5 of this Law are met and in accordance with the principle of direct payment from the State Treasury. The Minister of Finance shall provide detailed guidance on the implementation of this principle.
Article 61.- All acts to increase the spending on the salary fund that has already been written in the approved draft budget, except for cases permitted by the competent authority, are prohibited.
Spending on capital construction investment shall be supplied fully and in conformity with the planned tempo within the assigned plan. Other expenditures shall only be readjusted within the allocated draft budgets and in accordance with provisions of the Government, except for the cases provided for in Clauses 2 and 3, Article 62 of this Law.
Article 62.- During the implementation of the State Budget, change in revenue and expenditure (if any), shall be carried out as follows:
1. The increase in the revenue and the savings from the expenditure, as compared with the approved estimates can be used to reduce overspending, increase spending on debt payment or supplement the financial reserve fund and to increase other necessary expenditures as provided for by the Government;
2. In case the revenue is lower than the approved estimates, the Prime Minister or the President of the People’s Committee shall be allowed to make adjustments to reduce some corresponding expenditures, and at the same time report it to the Standing Committee of the National Assembly and the National Assembly, the People’s Council of the same level at the nearest session;
3. In case unexpected spendings are required which are higher than the estimate but which can neither be delayed nor met by contingency reserve, the Prime Minister or the President of the People’s Committee shall rearrange all the expenditures in the assigned draft budgets so as to have the necessary sources to meet such unexpected spending requirements;
4. Annually, in case of an increase in the revenue from export tax, import tax and special consumption tax over the assigned revenue, the Government shall decide to channel a percentage (%) of such increase to the provincial budget to invest in the construction of infrastructure projects but shall report it to the Standing Committee of the National Assembly;
5. In case of temporary deficit of the State Budget fund, the financial reserve fund shall be used for remedy. For the central budget, if the financial reserve fund fails to settle the deficit, the State Bank shall make advance payment to the central budget as decided by the Prime Minister.
The advance payment from the financial reserve fund to the budgets of various levels and advance payment from the State Bank to the central budget shall be reimbursed within the budget year, except for special cases to be decided by the Prime Minister.
Article 63.- The budget using units shall have to make periodical reports on the implementation of the State Budget to be sent to financial agencies in accordance with provisions of law. In case of violation of the reporting regime, the financial agencies shall be entitled to temporarily suspend the supply of fund until they receive the reports.
ACCOUNTANCY AND FINAL STATE BUDGET ACCOUNTS
Article 64.- The organizations and individuals responsible for the State Budget revenue and expenditure shall have to organize the accounting, reporting and making budget accounts in accordance with the State regime of accountancy.
1. At the end of the budget year, the Minister of Finance shall provide guidance on closing the book of accounts and making the final budget accounts in conformity with the contents specified in the approved estimates of the year and the List of State Budget.
2. All revenues of the preceding years budgets paid in the following year must be entered in the following years budget. Expenditures from the preceding years budget which are not yet carried out shall be included in the following years draft budgets only when a competent agency so decides.
Article 66.- Fifty percent of the allocation from the central budget or provincial budget shall be transferred to the financial reserve fund, the other fifty percent shall be transferred to the following years budget; if the financial reserve fund has reached the required limit, the remaining amount shall be transferred to the following years budget. The balance of the district, commune, township or ward budget shall be carried over to the following years budget.
1. On the basis of the guidance of the Minister of Finance, the heads of the units tasked with budget revenue and expenditure shall establish their respective units accounts of revenues and expenditures to be submitted to the immediate higher managerial body.
2. The data of the accounts shall be compared and certified by the State Treasury at the place of transaction.
3. The heads of the higher-level budget drafting units shall have to examine and approve the budget revenue and expenditure accounts of the units directly under their management, to establish the balance sheet of the budget revenues and expenditures under their management and send them to the financial agencies of the same level.
1. The local financial agencies at various levels shall consider and approve budget revenue and expenditure accounts of agencies of the same levels, examine the budget accounts of lower-level, to consolidate and establish the accounts of the local budget to be submitted to the People’s Committee of the same level for consideration and the People’s Council of the same level for ratification, and report to the immediate higher State administrative agencies and financial agencies.
2. The Ministry of Finance shall consider and approve budget revenue and expenditure accounts of central agencies, examine the accounts of the local budgets; consolidate and establish the accounts of the State Budget to be submitted to the Government for consideration and to the National Assembly for ratification.
Article 69.- The Prime Minister shall direct the organization of auditing of the accounts of the State Budget before it is submitted to the competent State agency for ratification.
1. The National Assembly shall consider and ratify the State Budget accounts; the People’s Council shall consider and ratify the accounts of the local budget.
2. In case the budget accounts are not yet ratified by the National Assembly or the People’s Council, the Government or the People’s Committee shall, within their tasks and powers, and the State Auditing agencies which have audited, continue to clarify issues raised by the National Assembly or the People’s Council so as to submit them to the National Assembly or the People’s Council at a date to be decided by the National Assembly or the People’s Council.
Article 71.- During the process of examination, consideration and approval of the budget revenue and expenditure accounts, the following requirements must be met:
1. The revenues collected not in accordance with provisions of law shall be returned to the organizations or individuals that have paid them; all the compulsory revenues that have not been collected shall be fully collected for the State Budget;
2. Expenditures made not in accordance with provisions of law shall be recovered for the State Budget.
EXAMINATION, INSPECTION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 72.- Within their tasks and powers, State management agencies and budget drafting units shall have the responsibility to examine the implementation of regimes on budget revenue, expenditure and management.
Article 73.- The State Audit Agency is an agency under the Government which carries out the auditing to determine the correctness, legality of the account data, accounts statements of State agencies and units tasked with State Budget revenues and expenditures as provided for by the Government.
1. In exercising its tasks, the State Audit agency shall be independent and take responsibility before law for its conclusions.
2. The State Audit agency shall have to report the audit results to the Government and, if requested, to the National Assembly or the Standing Committee of the National Assembly. When the National Assembly or the Standing Committee of the National Assembly request audit by the State Audit Agency, the latter shall have to carry it out and report the results.
1. The financial inspectors shall have the task of inspecting the observance of law on budget revenues, expenditures and management by organizations and individuals.
2. The tasks and powers of the financial inspectors over the establishment, implementation and account statements of the budget shall be carried out in accordance with provisions of law.
Article 76.- The organizations and individuals that record achievements in implementing the State Budget shall be rewarded in accordance with provisions of law.
Article 77.- The following acts shall be regarded as violations of the law on the budget:
1. Concealing revenue sources, place revenue outside the budget, delay or fail to perform the obligation of payment to the budget;
2. Permitting the exemption or reduction of budget payments, which is contrary to provisions or authority;
3. Taking advantage of position and powers to appropriate or cause damage to the revenue sources of the State Budget and properties;
4. Collecting revenues not in accordance with provisions of law, making expenditures not for the right purposes, and not in accordance with approved draft budget, causing losses to the budget finance;
5. Carrying out the accounting contrarily to the State regime of accountancy and the List of State Budget causing damage to the State Budget;
6. Other acts of violation of provisions of the law on budget.
Article 78.- The organizations and individuals that commit acts of violation of the law on budget, causing losses to the budget and properties of the State shall have to make compensation; depending on the nature and the seriousness of the violation, the offenders shall be subject to disciplinary measures, administrative sanctions or examined for penal liability in accordance with provisions of law.
Article 79.- All organizations and individuals shall be entitled to lodge complaints, institute legal proceedings, denounce acts of violation of the law on budget. The lodging of complaints, the instituting of legal proceedings and the denunciations and their handling shall be implemented in accordance with provisions of law.
Article 80.- On the basis of the provisions of this Law, the Prime Minister shall provide for the management and use of the State Budget and properties regarding certain operations in the field of national defense and security.
Article 81.- This Law takes effect from the 1997 budget year. All previous provisions contrary to this Law are annulled.
The State Budget revenues, expenditures and accounts and issues arising from the implementation of the State Budget prior to the entry into force of this Law shall be applied in accordance with the laws currently in force.
Article 82.- The Government shall adopt detailed regulations for the implementation of this Law.
This Law was adopted by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, IXth Legislature, 9th Session on March 20, 1996.
|
THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực