Chương 3 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997: Hoạt động của ngân hàng nhà nước
Số hiệu: | 06/1997/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 12/12/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/10/1998 |
Ngày công báo: | 10/02/1998 | Số công báo: | số 4 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
1. Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ;
2. Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt;
3. Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho các ngân hàng theo những hình thức sau đây:
1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;
2. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác;
3. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.
1. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
2. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Đơn vị tiền tệ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND"; một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.
2. Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ.
4. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
5. Tiền phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền.
Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi phá hoại.
Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu đổi, các loại tiền thu hồi không còn giá trị lưu hành.
1. Chính phủ ban hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền; Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ giám sát quá trình in, đúc, tiêu huỷ tiền.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;
2. Huỷ hoại đồng tiền;
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
1. Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
2. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
3. Ngân hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngân hàng Nhà nước không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.
1. Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
3. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước. ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lỵ, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại nhà nước.
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước làm dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
3. Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt theo yêu cầu của chủ tài khoản.
4. Ngân hàng Nhà nước ký kết và thực hiện các thoả thuận về thanh toán với ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành và thanh toán tín phiếu, trái phiếu kho bạc.
Trong việc quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối theo thẩm quyền;
2. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối;
3. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước;
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; kiểm soát việc xuất, nhập ngoại hối;
5. Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng;
6. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật.
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Ngoại tệ tiền mặt, số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài;
b) Hối phiếu và các giấy nhận nợ của nước ngoài bằng ngoại tệ;
c) Các chứng khoán nợ do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành, bảo lãnh;
d) Vàng;
đ) Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.
3. Việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện các giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Chính phủ.
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, phân tích và dự báo thông tin trong nước và ngoài nước về kinh tế, tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Tổ chức hữu quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
2. Ngân hàng Nhà nước trao đổi và làm dịch vụ thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thống đốc quy định phạm vi, hình thức và thời điểm công bố các thông tin này.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ quyết định danh mục tài liệu mật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Section 1. IMPLEMENTING THE NATIONAL MONETARY POLICY
Article 15.- Responsibilities of the State Bank in implementing the national monetary policy
In implementing the national monetary policy, the State Bank shall have the responsibility:
1. To assume the prime responsibility in formulating the national monetary policy and annual plans on the additional supply of money for circulation to be submitted to the Government;
2. To operate instruments for the implementation of the national monetary policy; to put money into circulation or withdraw money from circulation according to the market's signals within the amount of money supply already ratified by the Government;
3. To report to the Government and the National Assembly on the results of the implementation of the national monetary policy.
Article 16.- Instruments for the implementation of the national monetary policy
To implement the national monetary policy, the State bank shall use such instruments as re-financing, interest rates, exchange rates, compulsory reserves, open-market professional transactions and other instruments to be decided by the Governor.
Article 17.- Forms of re-financing
The State Bank shall provide the re-financing for the banks in the following forms:
1. Re-lending capital under credit facilities;
2. Discounting and re-discounting commercial bills and other papers of short-term value;
3. Granting loans secured by the pledge of commercial bills and other papers of short-term value.
The State Bank shall determine and announce the base interest rate and the re-financing interest rate.
Article 19.- Foreign exchange rates
1. The foreign exchange rates of Vietnam dong shall be determined on the basis of the market foreign currency supply and demand which are regulated by the State.
2. The State Bank shall determine and announce the foreign exchange rates of Vietnam dong.
Article 20.- Compulsory reserves
1. The State Bank shall determine the compulsory reserve rate for each type of credit institution and each kind of deposit, ranging from 0% to 20% of the total deposit balance of each credit institution in each period.
2. The payment of interests on compulsory reserve deposits for each type of credit institution and each kind of deposit in each period shall be determined by the Government.
Article 21.- Open-market professional transactions
The State Bank shall undertake open-market professional transactions through the purchase and sale of treasury bills, certificates of deposit, State Bank's bills and other papers of short-term value on the monetary market for the implementation of the national monetary policy.
Section 2. ISSUING BANK NOTES AND COINS
The monetary unit of the Socialist Republic of Vietnam is "dong", with its national symbol being "d" and the international symbol being "VND"; one "dong" is equal to ten "hao" and one "hao" is equal to ten "xu".
1. The State Bank shall be the only agency entitled to issue money of the Socialist Republic of Vietnam, including bank-notes and metal coins.
2. The bank-notes and metal coins issued by the State Bank shall be used as a means of payment without limitation on the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The State Bank shall manage the reserve money for issuance under the stipulations of the Government.
4. The State Bank shall ensure the sufficient supply of money and the ratio between the bank-notes and metal coins for the national economy.
5. The money issued for circulation shall be recorded as "debit" of the national economy and shall be balanced by the "credit" of the State Bank.
Article 24.- Printing, minting, preserving, transporting, issuing and destroying money
1. The State Bank shall design the denominations, sizes, weights, drawings, adornment and other characteristics of bank-notes and metal coins and submit them to the Prime Minister for ratification.
2. The State Bank shall organize the printing, minting, preservation, transport, issue and destruction of money.
Article 25.- Dealing with torn or damaged money
The State Bank shall determine criteria for the classification of torn or damaged money; exchange and withdraw assorted money torn or damaged during the circulation process; and not exchange the money which are torn or damaged due to acts of sabotage.
Article 26.- Withdrawing, replacing money
The State Bank shall withdraw from circulation types of money which are no longer appropriate and shall issue other types of money for replacement. The withdrawn money of different types shall be changed for others of equivalent value within the time-limit prescribed by the State Bank. Beyond this time-limit, the withdrawn money shall be invalid for circulation.
Article 27.- Sample and souvenir money
The State Bank shall organize the printing, minting and domestic and overseas sale of sample and souvenir money of different types, which are designed for collection purpose or for other purposes as prescribed by the Government.
Article 28.- Promulgating, inspecting and supervising the implementation of regulations on the professional money-issuing activities
1. The Government shall promulgate the regulations on the professional money-issuing activities, including the printing, minting, preservation, transport, distribution, withdrawal, replacement and destruction of money as well as on the expenses for the professional money-issuing activities.
2. The Ministry of Finance shall inspect the implementation of the regulations on the professional money-issuing activities; the Ministry of Finance and the Ministry of the Interior shall supervise the process of printing, minting and destruction of currency.
The following acts are strictly forbidden:
1. Issuing counterfeit money; transporting, storing and circulating counterfeit money;
2. Destroying money;
3. Refusing to receive and circulate the money issued by the State Bank.
1. The State Bank shall provide short-term loans to credit institutions which are banks in the form of re-financing as prescribed in Article 17 of this Law.
2. In exceptional cases where the Prime Minister has approved, the State Bank shall grant loans to credit institutions which temporarily lose their payment capability, thus threatening the safety of the system of credit institutions.
3. The State Bank shall not grant loans to individuals and organizations that are not credit institutions as prescribed in Items 1 and 2 of this Article.
The State Bank shall not provide guaranty for organizations and/or individuals to borrow capital, except for cases where such guaranty is designated by the Prime Minister for a credit institution to borrow capital from foreign country(ies).
Article 32.- Advances for the State budget
The State Bank shall provide advance for the central budget to deal with a temporary deficit in the State budget fund by decision of the Prime Minister. Such advance must be refunded in the budgetary year, except for special cases which shall be decided by the Prime Minister.
Article 33.- Capital contribution and share purchase
The State Bank shall not be allowed to contribute capital to and purchase shares from credit institutions and other enterprises.
Section 4. ACCOUNT OPENING, PAYMENT AND TREASURY OPERATIONS
1. The State Bank shall be entitled to open accounts in foreign banks, international monetary and banking institutions.
2. The State Bank shall open accounts and undertake transactions for domestic credit institutions, foreign banks and international monetary and banking institutions.
3. The State Bank shall open accounts and undertake transactions for the State Treasury. In a district or provincial capital other than city, the State Treasury shall open an account at a State-owned commercial bank.
Article 35.- Payment and treasury operations
1. The State Bank shall organize an inter-bank payment system and provide payment services.
2. The State Bank shall provide treasury services through the collection and payment of cash to customers.
3. The State Bank shall have to fully and promptly provide cash payment services and shall not use cash at the request of account owner(s).
4. The State Bank shall sign and abide by agreements on payment with foreign banks and international monetary and banking institutions in accordance with the provisions of law.
Article 36.- Agency for the State Treasury
The State Bank shall act as an agent for the State Treasury in organizing bids, issuing and paying bonds and treasury bills.
Section 5. MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE AND FOREIGN EXCHANGE TRANSACTIONS
Article 37.- Tasks and powers of the State Bank in the management of foreign exchange
In the management of foreign exchange, the State Bank shall have the following tasks and powers:
1. To elaborate draft laws, ordinances and other projects on the management of foreign exchange; to issue legal documents and regulations on the management of foreign exchange according to its competence;
2. To grant and withdraw permits for foreign exchange transactions;
3. To organize and manage the inter-bank foreign currency market and the domestic foreign exchange market;
4. To examine and/or inspect the implementation of the legislation on the management of foreign exchange; to control the foreign exchange input and output;
5. To control foreign exchange transactions by credit institutions;
6. To perform other tasks and exercise other powers regarding the management of foreign exchange in accordance with the provisions of law.
Article 38.- Management of the State's foreign exchange reserves
1. The State's foreign exchange reserves include:
a/ Foreign currencies in cash, foreign currency balances on offshore deposit accounts;
b/ Foreign bank drafts and debt instruments denominated in foreign currency(ies);
c/ Public securities issued or guaranteed by foreign governments, foreign banks, international monetary and banking institutions;
d/ Gold;
e/ Other types of State's foreign exchange.
2. The State Bank shall manage the foreign exchange reserves of the State of the Socialist Republic of Vietnam in accordance with the Government stipulations with a view to implementing the national monetary policy, ensuring international payment capability and preserving the State's foreign exchange reserves.
3. The use of the State's foreign exchange reserves to meet unexpected and urgent demands of the State shall be decided by the Prime Minister.
4. The State Bank shall report to the Government and the National Assembly Standing Committee the state of affairs of the State's foreign exchange reserves.
5. The Ministry of Finance shall inspect the management of the State's foreign exchange reserves by the State Bank in accordance with the Government stipulations.
Article 39.- Foreign exchange transactions of the State Bank
The State Bank shall buy and sell foreign exchange on the domestic market for the attainment of objectives of the national monetary policy; buy and sell foreign exchange on the international market and undertake other foreign exchange transactions in accordance with the Government stipulations.
Section 6. INFORMATION ACTIVITIES
Article 40.- Collection and provision of information
1. The State Bank shall organize the collection, analysis and forecast of domestic and foreign information on economic, financial and monetary issues and on banking activities in service of the elaboration and management of the national monetary policy. The concerned organizations shall have to provide necessary information for the State Bank in accordance with the Government stipulations.
2. The State Bank shall exchange information and provide information services relating to currency and banking activities for credit institutions, other organizations and individuals.
Article 41.- Promulgation of information
The State Bank shall promulgate information on currency and banking activities. The Governor shall determine the scope, form and time for promulgating such information.
Article 42.- Protection of information secrets
The State Bank shall have to work out and submit to the Government for ratification a list of confidential documents on currency and banking activities; to protect the secrets of the State, the State Bank and customers in accordance with the provisions of law.