Chương 1 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997: Những quy định chung
Số hiệu: | 06/1997/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 12/12/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/10/1998 |
Ngày công báo: | 10/02/1998 | Số công báo: | số 4 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước; có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng; có chính sách để động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; bảo đảm vai trò chủ đạo và chủ lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1. Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế.
2. Chủ tịch nước thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, tham gia, phê chuẩn điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3. Chính phủ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện.
1. Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia để tư vấn cho Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về chính sách tiền tệ.
2. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia gồm: Chủ tịch là một Phó Thủ tướng Chính phủ, Uỷ viên thường trực là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các uỷ viên khác là đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành hữu quan khác và các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia do Chính phủ quy định.
Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
a) Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
b) Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam;
c) Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;
d) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;
e) Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
g) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;
h) Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
i) Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;
k) Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;
l) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
2. Trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
d) Kiểm soát Dự trữ quốc tế; quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước;
đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
e) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
g) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.
3. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, dự kiến tổng mức tạm ứng cho ngân sách nhà nước trong năm tiếp theo và thực hiện các quy định khác của Luật này về quan hệ giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nước.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc giám sát thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền tệ là phương tiện thanh toán, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá như tiền.
2. Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 3. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
4. Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
5. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
6. Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
7. Hoạt động ngoại hối là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối.
8. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài.
9. Dự trữ quốc tế là Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý và Dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
10. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.
11. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng đã cho vay đối với khách hàng.
12. Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
13. Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi tái cấp vốn.
14. Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức tín dụng.
15. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm.
Article 1.- Position and functions of the State Bank of Vietnam
1. The State Bank of Vietnam (hereafter referred to as the State Bank) is a Government agency and the central bank of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The State Bank performs the function of State management over currency and banking activities; is the money-issuing bank, a bank of credit institutions and a bank providing monetary services for the Government.
3. The State Bank's operation aims to stabilize the currency value, contribute to ensuring the safety of the banking activities and the system of credit institutions, and to promote the socio-economic development along the socialist orientation.
4. The State Bank is a legal entity having its legal capital being under the State's ownership and its head office located in Hanoi.
Article 2.- The national monetary policy
The national monetary policy constitutes a part of the State's financial-economic policies aimed to stabilize the currency value, control inflation, contribute to boosting socio-economic development, ensure the national defense and security and to raise the people's living standards.
The State shall exercise uniform management over all banking activities; work out policies to mobilize mainly domestic resources, make the fullest use of overseas resources and bring into play the combined strength of all economic sectors; ensure the leading and major role of the State credit institutions in the field of currency and banking activities; to maintain the socialist orientation and national sovereignty; to expand the international cooperation and integration; to meet the socio-economic development requirements and contribute to the national industrialization and modernization.
Article 3.- Deciding and organizing the implementation of the national monetary policy
1. The National Assembly shall decide and supervise the implementation of the national monetary policy and the projected annual inflation rate in correlation with the State budget balance and economic growth rate.
2. The President of the State shall perform tasks and exercise powers provided for by the Constitution and laws in negotiating, signing, acceding to and ratifying in the name of the Socialist Republic of Vietnam, international treaties and/or international agreements concerning the fields of finance, currency and banking activities.
3. The Government shall elaborate the national monetary policy and projected annual inflation rate to be submitted to the National Assembly for decision; organize the implementation of the national monetary policy; decide the amount of money to be additionally supplied for annual circulation, the purposes of the use of this money and periodically report to the National Assembly Standing Committee; and determine other concrete policies and implementation solutions.
Article 4.- The National Monetary Policy Advisory Council
1. The Government shall set up the National Monetary Policy Advisory Council to advise it on deciding, within its tasks and powers, issues related to the monetary policy.
2. The National Monetary Policy Advisory Council is composed of: the Chairman being a Deputy Prime Minister; a standing member being the Governor of the State Bank, other members being representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the concerned ministries and branches, and banking experts.
3. The tasks and powers of the National Monetary Policy Advisory Council shall be determined by the Government.
Article 5.- Tasks and powers of the State Bank
The State Bank shall have the following tasks and powers:
1. In performing the State management function:
a/ To take part in elaborating the State's socio-economic development strategy and plans;
b/ To formulate the national monetary policy to be submitted to the National Assembly for decision and organize the implementation of this policy; to map out a strategy for the development of the system of Vietnamese banks and credit institutions;
c/ To elaborate draft laws, ordinances and other projects on currency and banking activities; to issue legal documents and regulations on currency and banking activities according to its competence;
d/ To grant and withdraw establishment and operation licenses of credit institutions, except for cases to be decided by the Prime Minister; to grant and withdraw banking operation licenses of other organizations; to decide the dissolution, approve the division, splitting, consolidation or merger of credit institutions in accordance with the provisions of law;
e/ To examine and inspect banking activities; to control credits; to handle violations of law in the fields of currency and banking operations according to its competence;
f/ To manage the foreign loans and payment of foreign debts by enterprises in accordance with the stipulations of the Government;
g/ To assume the prime responsibility in making and supervising the balance of international payment;
h/ To manage foreign exchange transactions and gold trading activities;
i/ To sign and accede to international treaties concerning currency and banking activities in accordance with the provisions of law;
j/ To represent the Socialist Republic of Vietnam at international monetary and banking institutions when so authorized by the President of the State and the Government;
k/ To organize training and development of banking expertise, to conduct research and application of banking science and technology.
2. In performing the function of the central bank:
a/ To organize the printing, minting, preservation and transportation of money; to engage in the issuance, withdrawal, replacement and destruction of money;
b/ To reallocate capital in order to provide short-term credits and means of payment for the economy;
c/ To manage the monetary market; and to conduct open-market professional transactions;
d/ To control international reserves; and manage the State's foreign exchange reserves;
e/ To organize a system of payment through banks, provide payment services and manage the provision of payment instruments;
f/ To act as agent and provide banking services for the State Treasury;
g/ To organize an information system and provide banking information services.
3. To perform other tasks and exercise other powers in accordance with the provisions of law.
Article 6.- Responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other State agencies at the central level for banking activities
1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other State agencies at the central level shall, within their respective tasks and powers, coordinate with the State Bank in exercising the State management over currency and banking activities.
2. The Ministry of Finance shall coordinate with the State Bank in elaborating the national financial and monetary policies, estimating the total advance for the State budget in the subsequent year and implementing other provisions of this Law concerning the relationship between the Ministry of Finance and the State Bank.
Article 7.- Responsibilities of the People's Councils and People's Committees of different levels in the implementation of legislation on currency and banking activities
The People's Councils and People's Committees at different levels shall, within their respective tasks and powers, supervise and inspect the enforcement of the legislation on currency and banking activities in their localities.
Article 8.- The role of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations in banking activities
The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall join the State agencies in supervising the enforcement of the legislation on currency and banking activities; propagating and mobilizing organizations and individuals to comply with the provisions of legislation on currency and banking activities.
Article 9.- Interpretation of terms
In this Law the following terms shall be construed as follows:
1. Money is a payment instrument, which includes bank-notes, metal coins and papers of monetary value.
2. Monetary market is a short-term capital market where people buy and sell papers of short-term value, including treasury bills, the State Bank's bills, certificates of deposit and other papers of short-term value.
3. Banking activities include money trading activities and banking services with the regular contents being to receive deposits and use such money for the supply of credits and the provision of payment services.
4. Open-market professional transaction means the purchase and sale of papers of short-term value conducted by the State Bank on the monetary market so as to implement the national monetary policy;
5. Compulsory reserve is a sum of money that a credit institution must deposit at the State Bank for the implementation of the national monetary policy;
6. Foreign exchange include foreign currencies, gold of international standard, valuable papers and other instruments of payment in foreign currencies.
7. Foreign exchange transactions mean the operations of investment, borrowing, lending, guarantee, purchase and sale and other transactions regarding foreign exchange.
8. Foreign exchange rate is the rate between the value of Vietnam dong and that of a foreign currency.
9. International reserves mean the State's foreign exchange reserves managed by the State Bank and the foreign exchange reserves of credit institutions allowed to engage in foreign exchange transactions;
10. Re-financing is a form of allocating secured credits of the State Bank with a view to supplying short-term capital and payment instruments to banks.
11. Re-lending according to credit facilities is a form of re-allocating capital of the State Bank to other banks which have provided loans for customers;
12. Base interest rate is the interest rate announced by the State Bank to serve as basis for credit institutions to determine their business interest rates;
13. Re-financing interest rate is the interest rate applied by the State Bank when re-allocating capital.
14. Re-discount interest rate is a form of re-financing interest rate to be applied when the State Bank rediscounts negotiable instruments and other papers of short-term value for credit institutions;
15. Papers of short-term value are valuable papers with term of less than one year.