Chương 4 LUẬT LƯU TRỮ 2011: SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Số hiệu: | 01/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 19/02/2012 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giới thiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ;
b) Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Nộp phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các quy định của Luật này, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức có tài liệu lưu trữ có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ động giới thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài liệu lưu trữ đang trực tiếp quản lý;
b) Hằng năm rà soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật đã được giải mật.
1. Tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử được sử dụng rộng rãi, trừ tài liệu thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng và Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật.
2. Tài liệu hạn chế sử dụng có một trong các đặc điểm sau đây:
a) Tài liệu lưu trữ không thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật nhưng có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Tài liệu lưu trữ bị hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng chưa được tu bổ, phục chế;
c) Tài liệu lưu trữ đang trong quá trình xử lý về nghiệp vụ lưu trữ.
Bộ Nội vụ ban hành Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Người đứng đầu Lưu trữ lịch sử quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng.
3. Việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau đây:
a) Được giải mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu mật nhưng chưa được giải mật;
c) Sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật.
5. Tài liệu liên quan đến cá nhân được sử dụng rộng rãi sau 40 năm, kể từ năm cá nhân qua đời, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
6. Tài liệu đến thời hạn được sử dụng rộng rãi quy định tại điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này có thể chưa được sử dụng rộng rãi theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
7. Người sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức căn cứ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định việc sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức mình
1. Sử dụng tài liệu tại phòng đọc của Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
2. Xuất bản ấn phẩm lưu trữ.
3. Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử.
4. Triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ.
5. Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu.
6. Cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ
1. Việc sao tài liệu lưu trữ và chứng thực lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử thực hiện.
Người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ cho phép sao tài liệu lưu trữ.
2. Chứng thực lưu trữ là xác nhận của cơ quan, tổ chức hoặc Lưu trữ lịch sử về nội dung thông tin hoặc bản sao tài liệu lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử đang quản lý.
Cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ phải chịu trách nhiệm pháp lý về bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.
3. Người được cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ phải nộp lệ phí.
4. Bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong các quan hệ, giao dịch.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải hoàn trả nguyên vẹn tài liệu lưu trữ đó.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử ra nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan ra nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan để sử dụng trong nước.
3. Tổ chức, cá nhân trước khi mang tài liệu lưu trữ đã được đăng ký ra nước ngoài phải thông báo cho Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký biết.
4. Tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử, tài liệu của cá nhân đã được đăng ký tại Lưu trữ lịch sử trước khi đưa ra nước ngoài phải lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.
Article 29. Rights and obligations of agencies, organizations and individuals in use of archival materials
1. Agencies, organizations and individuals may use archival materials for their work, scientific or historical research or other legitimate demands.
2. When using archival materials, an agency, organization or individual has following obligations:
a/ Indicate the archival serial number and level of originality of archival materials and agency or organization managing archival materials; respect the originality of materials when publishing, introducing or quoting them;
b/ Not infringe state interests, rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals;
c/ Pay the fee for use of archival materials in accordance with law;
d/ Comply with provisions of this Law, internal rules and regulations of the agency or organization managing archival materials and other related laws.
3. An agency or organization possessing archival materials has following duties:
a/ Take the imitative in introducing its archival materials and facilitate for use of archival materials under its direct management;
b/ Annually review and notify archival materials in the list of materials with marks of confidentiality levels, which are declassified.
Article 30. Use of archival materials at historical archival unit
1. Archival materials at historical archival unit may be publicly used, except those in the list of materials restricted from use and the list of materials being affixed with marks of confidentiality levels.
2. Materials restricted from use have one of the following characteristics:
a/ Archival materials not in the list of materials being affixed with marks of confidentiality levels containing information, which, if being used publicly, may seriously harm state interests or rights and legitimate interests of agencies, organizations or individuals;
b/ Archival materials which are seriously damaged or are likely to be damaged but have not yet upgraded or restored;
c/ Archival materials which are being processed under archival operations.
The Ministry of Home Affairs shall promulgate a list of materials restricted from use suitable to socio-economic conditions in each period.
The head of historical archival unit may decide on the use of archival materials in the list of materials restricted from use.
3. Use of archival materials in the list of materials being affixed with marks of confidentiality levels is comply with provisions of the law on state secret protection.
4. Archival materials in the list of materials being affixed with marks of confidentiality levels may be used publicly in the following cases:
a/ They are declassified under the law on state secret protection;
b/ Forty years after the year of completing the work involving materials with confidentiality mark even though those materials have not been declassified.
c/ Sixty years after the year of completing the work involving materials with marks of absolute confidentiality or top confidentiality even though those materials have not been declassified.
5. Materials relating to a person may be used publicly 40 years after the year of death of that person, except a number of special cases provided by the Government.
6. Materials which are due for public use as prescribed in point c, clause 4 and clause 5 of this Article may not be used publicly under the decision of a competent agency or organization.
7. An user of archival materials at historical archival unit must have an identity card or passport, and in case of use for work, must have a letter of introduction or written request of agencies, organizations where he/she is working.
Article 31. Use of archival materials at institutional archival unit
The head of an agency or organization shall, pursuant to this Law and other related laws, provide the use of archival materials at the archival unit of his/her agency or organization.
Article 32. Ways of using archival materials
1. Using materials at the reading room of institutional archival unit or historical archival unit.
2. Publishing archival publications.
3. Introducing archival materials in the mass media or on websites.
4. Exhibiting or displaying archival materials.
5. Quoting archival materials in research works.
6. Issuing duplicates or authenticated copies of archival materials.
Article 33. Copying and authentication of copies of archival materials
1. Copying and authentication of archival materials shall be made by institutional archival unit or historical archival unit.
Persons competent to permit the use of archival materials may permit the copying of archival materials.
2. Authentication of archival materials means certification of information or copying by an agency or organization or historical archival unit, for archival materials managed by that agency or organization or historical archival unit.
Agencies, organizations and historical archival unit copying or authenticating of archival materials shall take legal responsibility for their duplicates or authenticated copies of archival materials.
3. Persons obtaining duplicates or authenticated copies of archival materials must pay fees.
4. Duplicates and authenticated copies of archival materials are as valid as their originals in relations and transactions.
Article 34. Bringing archival materials out of institutional archival unit and historical archival unit
1. An agency, organization or individual may bring archival materials out of institutional archival unit or historical archival unit to serve its/his/ her work, scientific research or other legitimate needs after being permitted by a competent state agency and must return those archival materials intact.
2. The Minister of Home Affairs and competent agencies of the Party may decide on the bringing of archival materials of historical archival unit overseas and provide the bringing of archival materials out of historical archival unit for domestic use.
Heads of agencies or organizations may decide on the bringing of archival materials of their institutional archival unit overseas and provide the bringing of archival materials out of institutional archival unit for domestic use.
3. Before bringing registered archival materials overseas, an organization or individual must notify such to historical archival unit where archival materials are registered.
4. Archival materials of historical archival unit and materials of individuals registered at historical archival unit must be made backup to insure for them before being brought overseas.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực