Chương 1 LUẬT LƯU TRỮ 2011: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Số hiệu: | 01/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 19/02/2012 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về hoạt động lưu trữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý về lưu trữ.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.
3. Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
4. Lưu trữ cơ quan là tổ chức thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức.
5. Lưu trữ lịch sử là cơ quan thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn được tiếp nhận từ Lưu trữ cơ quan và từ các nguồn khác.
6. Phông lưu trữ là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân.
7. Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam, không phụ thuộc vào thời gian hình thành, nơi bảo quản, chế độ chính trị - xã hội, kỹ thuật ghi tin và vật mang tin.
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam.
8. Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, tổ chức tiền thân của Đảng và của tổ chức chính trị - xã hội.
9. Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân vật lịch sử, tiêu biểu và tài liệu khác được hình thành qua các thời kỳ lịch sử của đất nước.
Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam gồm các phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này.
10. Hồ sơ là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
11. Lập hồ sơ là việc tập hợp, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
12. Thu thập tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
13. Chỉnh lý tài liệu là việc phân loại, xác định giá trị, sắp xếp, thống kê, lập công cụ tra cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
14. Xác định giá trị tài liệu là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá trị.
15. Bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ là bản sao từ tài liệu lưu trữ theo phương pháp, tiêu chuẩn nhất định nhằm lưu giữ bản sao đó dự phòng khi có rủi ro xảy ra đối với tài liệu lưu trữ.
1. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
2. Hoạt động lưu trữ được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
3. Tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam được Nhà nước thống kê.
1. Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
2. Tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động lưu trữ.
3. Thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ; khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước, đóng góp, tài trợ cho hoạt động lưu trữ và thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ.
4. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ.
1. Những tài liệu sau đây của cá nhân, gia đình, dòng họ (sau đây gọi chung là cá nhân) có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam:
a) Gia phả, tộc phả, bằng, sắc phong, tài liệu về tiểu sử;
b) Bản thảo viết tay, bản in có bút tích, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác, thư từ trao đổi;
c) Phim, ảnh; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử;
d) Công trình, bài viết về cá nhân;
đ) Ấn phẩm, tài liệu do cá nhân sưu tầm được.
2. Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký có trách nhiệm xác định giá trị tài liệu của cá nhân thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cá nhân có tài liệu có các quyền sau đây:
a) Được đăng ký tài liệu tại Lưu trữ lịch sử và hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định việc hiến tặng, ký gửi tài liệu cho Lưu trữ lịch sử;
c) Thỏa thuận việc mua bán tài liệu;
d) Được ưu tiên sử dụng tài liệu đã hiến tặng;
đ) Cho phép người khác sử dụng tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, nhưng không được xâm hại an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân có tài liệu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được hiến tặng hoặc bán cho Lưu trữ lịch sử các tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Trả phí bảo quản theo quy định của pháp luật đối với tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, trừ tài liệu đã được đăng ký.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý về lưu trữ, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu thập, quản lý, bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ; ban hành quy chế về công tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức mình.
1. Người làm lưu trữ ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi tương ứng trong cơ quan, tổ chức và được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
2. Người làm lưu trữ không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi của người lao động làm việc trong tổ chức đó.
3. Người được giao kiêm nhiệm làm lưu trữ phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và những kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc.
1. Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất tài liệu lưu trữ.
2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ.
3. Mua bán, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ.
4. Sử dụng tài liệu lưu trữ vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài trái phép
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Law provides archival activities; rights and obligations of agencies, organizations and individuals in archival activities; training and improving in archival operations; archival services and archives management.
2. This Law applies to stale agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organization, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units, people's armed forces units (hereinafter referred to as agencies and organizations) and individuals.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Archival activities means activities of collecting, correcting and editing, valuing, preserving, making statistics and use of archival materials.
2. Material means an object containing information formed in the course of operation of an agency, organization or individual.
Materials include documents, projects, design drawings, maps, research works, books, statistical tables; negative and positive films, pictures, microfilms; audio and video tapes and discs; e-documents; literary and art manuscripts; work records, diaries, memoirs, autographs, handwritings; drawn or printed pictures; publications and other objects containing information.
3. Archival materials means materials of value for practical activities and scientific and historical research, which are selected for storage.
Archival materials include the master copies and originals, and lawful duplicates in case the master copies or originals are unavailable.
4. Institutional archival unit means an organization making archives of archival materials of an agency or organization.
5. Historical archival unit means an agency making archives of materials of permanent archival value received from institutional archival unit and other sources.
6. Archival set means an aggregation of archival materials formed in the operation of an agency, organization or individual.
7. National Archival set of Vietnam means the aggregation of archival materials of the Vietnamese State, regardless of their times of formation and places of storage, socio-political regimes, information-recording techniques and objects containing information.
The National Archival set of Vietnam includes the Archival set of the Communist Party of Vietnam and the Archival set of the Vietnamese State.
8. Archival set of the Communist Party of Vietnam means the aggregation of archival materials formed in the operations of organizations of the Communist Party of Vietnam, the forerunner of the Party and socio-political organizations; historical and typical characters of the Party and its forerunner and of socio-political organizations.
9. Archival set of the Vietnamese State means the aggregation of archival materials formed in the operations of state agencies, socio-political-professional organization, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units, people's armed forces units, historical and typical characters and other materials formed in different historical periods of the country.
The Archival set of the Vietnamese State comprises Archival sets of the agencies, organizations and individuals specified in this Clause.
10. Record means a file of related materials on a specific issue, event or subject or of common characteristics, formed in the monitoring and settlement of affairs within the scope of functions and tasks of an agency, organization or individual.
11. Record making means the gathering and arrangement of materials formed in the monitoring and settlement of affairs of an agency, organization or individual into a record according to certain principles and methods.
12. Material collection means the process to identify material sources, select, receive and deliver valuable materials for transfer to institutional archival unit or historical archival unit.
13. Material correction means the classification, valuation, arrangement, statistical making and establishment of search engines for materials formed in the operation of an agency, organization or individual.
14. Material valuation means the evaluation of materials according to principles, methods and standards provided by competent authorities in order to determine archival value of materials, storage duration and invalid materials.
15. Backup to insure for archival material means copies of archival materials made by certain methods and standards to be kept as reserve upon occurrence of risks to archival materials.
Article 3. Principles of archival management
1. The State uniformly manages the National archival set of Vietnam.
2. Archival activities are uniformly carried out in accordance with law.
3. The State makes statistics of materials of the National archival set of Vietnam.
Article 4. State’s policies on archives
1. To provide funds and human resources for the protection, safe preservation and effective use of materials of the National archival set of Vietnam.
2. To concentrate on modernization of physical and technical foundations and apply science and technology to archival activities.
3. To recognize the ownership to archival materials; to encourage organizations and individuals to donate, deposit and sell their archival materials to the State; make contributions to and finance archival activities; and provide archival services.
4. To strengthen expansion of international cooperation in archival activities.
Article 5. Management of materials of individuals, families and clans
1. The following materials of individuals, families and clans (hereinafter referred to as individuals) which are valuable for practical activities and scientific and historical research for the country and society may be registered to belong to the National archival set of Vietnam:
a/ Family annals, clan annals, diplomas, royal conferment, biographical records;
b/ Manuscripts, printed copies with autographs, scientific research works, creative works, correspondences;
c/ Films, pictures; audio and video tapes and discs; e-documents;
d/ Works and articles on individuals;
e/ Publications and materials collected by individuals.
2. Historical archival unit at which materials are registered shall value materials of individuals belonging to the National archival set of Vietnam specified in clause 1 of this Article.
3. Individuals possessing materials have the following rights:
a/ To register their materials at historical archival unit, receive guidance and assistance in preservation techniques and be given conditions to promote values of the materials specified in clause 1 of this Article;
b/ To donate or deposit materials at historical archival unit;
c/ To agree on purchase and sale of materials:
d/ To receive priority in using materials which are donated by them;
dd/ Allow others to use their materials deposited at historical archival unit without harming national security, state interests and rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals;
e/ Be commended by the State in accordance with law.
4. Individual possesing materials have the following obligations:
a/ Donate or sell only to historical archival unit for materials relating to national security;
b/ Pay preservation fees in accordance with law for materials deposited at historical archival unit, except registered materials.
Article 6. Responsibilities of heads of agencies and organizations
The head of an agency or organization shall, within his/her tasks and powers, manage archives and apply measures aiming to raise the effectiveness of the collection, management, preservation and use of archival materials; and promulgate regulations on archival work of his/ her agency or organization.
1. Archivists of state agencies, political organizations, socio-political organizations, people's armed forces units and public non-business units must satisfy criteria in accordance with law; be trained and improved in archival operations and other necessary knowledge suitable for work; and may enjoy corresponding regimes and benefits of their agencies or organizations, allowances for particular jobs and other incentives in accordance with law.
2. Archivists other than those provided in clause 1 of this Article must be trained and improved in archival operations and other necessary knowledge suitable with work and may enjoy regimes and benefits applicable to employees of their organizations.
3. Persons assigned to perform archival work on a part-time basis must be improved in archival operations and other necessary knowledge suitable with work.
Article 8. Strictly-prohibited acts
1. Appropriating, damaging or losing archival materials.
2. Tampering with, modifying or falsifying contents of archival materials.
3. Illegally buying, selling, transferring or cancelling of archival materials.
4. Using archival materials for the purpose of harming state interests or rights and legitimate interests of agencies, organizations or individuals.
5. Illegally bringing overseas archival materials.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực