Chương IV Luật Kiến trúc 2019: Quản lý nhà nước về kiến trúc
Số hiệu: | 40/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 13/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 17/07/2019 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiến trúc.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch trong hoạt động kiến trúc.
3. Tổ chức, thống nhất quản lý kiến trúc đô thị và kiến trúc nông thôn; quản lý hành nghề kiến trúc.
4. Cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
5. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc.
6. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về kiến trúc; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hoạt động kiến trúc.
7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động kiến trúc.
8. Hợp tác quốc tế về kiến trúc.
9. Xây dựng, quản lý lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc.
10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kiến trúc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiến trúc trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc;
c) Tổ chức, quản lý hoạt động kiến trúc trong quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng;
d) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kiến trúc;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động kiến trúc;
e) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về kiến trúc; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc;
g) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kiến trúc;
h) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến trúc trong các dự án đầu tư xây dựng;
i) Ban hành mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai;
k) Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc và hành nghề kiến trúc trong cả nước; quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc;
l) Hợp tác quốc tế về kiến trúc.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kiến trúc;
b) Thực hiện và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng kiến trúc trong dự án đầu tư xây dựng;
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiến trúc cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phân cấp;
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc và hành nghề kiến trúc trên địa bàn; quản lý và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc;
đ) Hằng năm, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiến trúc cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phân cấp.
STATE MANAGEMENT OF ARCHITECTURE
Article 36. Tasks involved in state management of architecture
1. Promulgate and submit to competent authorities for promulgation and take charge of the implementation of legislative normative documents on architecture.
2. Formulate and take charge of implementing the policy on Vietnam’s architecture, strategy, program, project and plan for architectural activities.
3. Preside over and consistently take control of urban architecture and rural architecture; administer practice of architecture.
4. Grant, renew, revoke and reissue architecture practicing certificates.
5. Formulate and enforce engineering standards and regulations pertaining to architecture.
6. Preside over and take control of scientific researches and applications of architectural technologies; provide employees with training and refresher courses in architectural activities.
7. Carry out architectural law propaganda, dissemination and education programs.
8. Enter into international cooperation in architecture.
9. Set up and keep archives of documents, databases and provide information necessary for architectural activities.
10. Provide guidance on, inspect and evaluate implementation of laws on architecture; handle any complaint, denunciation and give rewards and impose sanctions on violations arising from architectural activities.
Article 37. Responsibilities of the Government, Ministries and Ministry-level agencies
1. The Government shall exercise uniform state management of architecture on a nationwide scale.
2. The Ministry of Construction shall act as a presiding body assigned to assist the Government in exercising the state management of architectural activities throughout the nation and shall assume the following responsibilities:
a) Develop the policy on development of Vietnam’s architecture and submit it to the Prime Minister to seek his approval;
b) Promulgate according to its competence or submit to competent authorities for promulgation and undertake the implementation of policies, legal normative documents, technical standards and regulations pertaining to architectural activities;
c) Take charge of architectural activities as part of project management and evaluation and construction design;
d) Provide instructions for, inspect and assess compliance with law on architecture;
dd) Handle any complaint, denunciation, give rewards and impose actions against violations arising from architectural activities;
e) Take control of scientific researches and applications of architecture technologies; execute architecture-related law propaganda, dissemination and education;
g) Provide professional training and refresher courses in architectural activities;
h) Cooperate with Ministries, Ministry-level agencies and provincial-level People’s Committees in inspecting and evaluating the architectural quality of construction projects;
i) Issue architectural design samples for public works and residential homes at rural areas that meet requirements as to adaptation to climate change and prevention and control of natural disasters;
k) Set up the database pertaining to architecture and practice of architecture on a nationwide scale; manage and provide information necessary to perform architectural activities;
l) Enter into international cooperation in architecture.
3. Ministries and Ministry-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have the burden of cooperating with the Ministry of Construction in performing the task of State management of architectural activities.
Article 38. Responsibilities of all-level People’s Committees
1. Provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their duties and powers, have the following responsibilities:
a) Exercise state management of architectural activities under the provisions of this Law and the powers delegated by the Government; issue regulatory documents under their delegated powers; take charge of providing instructions for, inspecting, evaluating and imposing sanctions against violations arising from implementation of law on architectural activities;
b) Implement and cooperate with Ministries and Ministry-level agencies in implementing, monitor, inspect and oversee compliance with regulations on the architectural quality of construction projects.
c) Provide professional training and refresher courses in architecture for managerial employees and staff members of entities under the delegated powers;
d) Set up the database pertaining to architecture and practice of architecture on a local scale; manage and provide information necessary to perform architectural activities;
dd) On an annual basis, submit a review report to the Ministry of Construction on the state management of architectural activities.
2. District-level People’s Committees shall, within the ambit of their duties and powers, have the following responsibilities:
a) Exercise the state management of architectural activities within their respective remit in accordance with law;
b) Provide professional training and refresher courses in architecture for managerial employees and staff members of entities under the delegated powers.